Hôm nay,  

‘chuyên Viên’ Tìm Phế Liệu

13/09/200500:00:00(Xem: 5809)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại Biên Hòa có một số cư dân đang kiếm sống bằng nghề nhặt phế liệu. Do phế liệu kim loại "lộ thiên" ngày càng ít, những người nhặt phế liệu phải chuyển sang cách đào, bới để tìm chúng dưới mặt đất. Và, để làm được công việc này có hiệu quả, họ đã áp dụng nguyên lý của máy dò mìn để chế tạo ra máy dò phế liệu có nguồn ngốc từ kim loại như sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm v.v... Nhờ máy này, những người nhặt phế liệu có thể tìm kiếm ở mọi địa hình, dưới đất, dưới nước, dưới bùn.
Báo Đồng Nai cho biết: hiện nay, riêng tại thành phố Biên Hòa có không dưới 20 máy dò phế liệu nhưng chúng lại được chế tạo tại một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Cấu trúc máy dò khá đơn giản gồm: 2 cục pin có điện thế cỡ 12 volts, 1 bộ phận cảm ứng từ, 1 cần dò có gắn ở phía đầu cái mâm hay vòng dò và một cặp tai nghe. Khi thao tác, người sử dụng mở dòng điện, cầm cần dò huơ, rà cách mặt đất từ 1-3 tấc. Tín hiệu sẽ phát ra... te...te... liên tục, truyền dẫn qua tai nghe. Nếu tín hiệu ngưng bặt, là có phế liệu, cho dù đó là mảnh kim loại nhỏ bằng cái... nút áo, ở độ sâu cả mét. Cư dân Phạm Văn Thành ngụ phường Bình Đa (TP. Biên Hòa), có trên 20 năm sống bằng nghề nhặt phế liệu, trong đó có 9 năm sau này nhặt phế liệu bằng máy dò, cho biết thêm: "Máy dò tìm phế liệu xuất hiện từ khoảng năm 1996, tôi tìm mua nó ở tận Đà Nẵng. Giá hiện nay, tùy theo công suất "bắt" được phế liệu sâu hay cạn mà chúng có giá từ 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng".

Cũng theo báo ĐN, đi đầu trong việc "hiện đại hóa" công việc nhặt phế liệu có lẽ là một số "dân ve chai" ở các phường Bình Đa, Hố Nai... Ở các khu vực này, từ mờ sáng người thì lọc cọc trên chiếc xe đạp, kẻ thì vun vút trên chiếc xe máy "quá đát". Họ đèo trên xe những chiếc máy dò, cùng xà beng, cuốc, xẻng, búa tạ... Họ tỏa đi khắp các nẻo đường trong và ngoài TP. Biên Hòa, có nơi xa hàng chục cây số. Địa bàn "làm nghề" của họ là các khu vực nhà cửa, đất đai đang giải tỏa, các bãi xà bần hay men theo các triền sông. Họ ít khi đi theo nhóm mà thường đi riêng lẻ. Cư dân Lê Như Giang, 30 tuổi, quê Thanh Hóa, ngụ ở phường Thống Nhất (TP. Biên Hòa) một trong những "chuyên viên" dò tìm cho biết: "Cách nhặt phế liệu bọn tôi dò tìm hầu hết đều quen mặt nhau, nhưng chẳng mấy khi đi chung với nhau. Do phế liệu chôn vùi dưới đất ngày càng ít đi, nếu tập trung nhiều người cùng dò thì rất dễ đụng máy, có khi dẫn đến... đụng chạm".
Bạn,
Báo ĐN ghi nhận rằng nhờ máy dò tìm nên việc phát triển phế liệu chôn vùi dưới đất khá dễ dàng. Nhưng có nhiều lúc để lấy được chúng lên từ tay... Thổ địa lại là chuyện có khi phải hì hục cả ngày, nếu gặp phải phế liệu có kích cỡ lớn và nằm sâu dưới đất. Cho nên, việc lôi được "cục, tảng" phế liệu lên mặt đất ngoài "công" phát giác của máy dò còn có "sự góp sức" của xà beng, búa tạ, cuốc, xẻng... là những vật bất ly thân của người nhặt phế liệu..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo ghi nhận của báo quốc nội, các chợ đêm tại Sài Gòn vào những ngày giáp Tết hoạt động sớm hơn. Từ 4-5 giờ chiều, nhiều tiểu thương bán quần áo phía cửa Đông chợ Bến Thành đã lục đục cùng người làm vác "lều, chõng" bày biện gian hàng. Và từ 7 giờ tối trở đi, chợ đêm mới thật sự vào không khí mua bán.
Theo ghi nhận của SGGP, gần đến Tết Nguyên đán, thị trường hoa ở Tết TPSG trở nên sôi động . Ngoài các vựa hoa kiểng ở TPSG, năm nay nhiều nhà vườn trồng hoa kiểng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng đã "đổ bộ" lên TPSG với nhiều chủng loại hoa và nhiều loại, hình thành những khu chợ hoa bình dân giá rẻ. SGGP ghi nhận toàn cảnh về các chợ hoa này như sau.
Theo báo Thanh Niên, đại dịch cúm gia cầm đã lan rộng đến nhiều xã ở tỉnh Bình Định. Từ hạ tuần tháng 1/2005 đến nay, nhiều gia đình nuôi gia cầm đã trắng tay vì từng đàn gà vịt bị nhiễm virus H5N1. Tai họa đã ập đến với bao gia đình vùng nông thôn mưu sinh bằng nghề nuôi gà vịt. Hàng năm, họ đợi dịp Tết, lái thương từ các thị trấn về các trại nuôi gà vịt để thu mua.
Theo báo quốc nội, kể từ đầu năm 2005, các Công ty Xổ số kiến thiết khu vực miền Trung có quyền phát hành vé số trên các địa phương khác để tăng doanh thu. Riêng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã có 13 công ty xổ số kiến thiết của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đặt văn phòng khai thác. Đây thực sự là cuộc đua quyết liệt chiến giành thị trường giưã các công ty xổ số miền Trung.
Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, càng gần đến cuối năm, chợ nổi Cái Răng càng đông đúc với hàng ngàn ghe, tàu đầy ắp sản vật từ khắp nơi đổ về. Thành phần bán, mua chính yếu ở chợ nổi là dân thương hồ rày đây mai đó, dong ghe khắp các miền quê thu gom hàng nông sản về bán tại chợ và lại lấy hàng hóa khác đưa về các nơi.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, càng gần đến Tết, cảnh "lề đường biến thành chiếu bạc" càng trở nên phổ biến trên nhiều đường phố của Sài Gòn.Chỉ cần một bóng cây, gầm xe tải, hay một góc vỉa hè là các con bạc có thể sát phạt nhau suốt ngày. Có những người coi việc đánh bạc như thể là công việc mưu sinh kiếm tiền xài Tết. Báo Ngôi Sao ghi nhận thực trạng này như sau.
Theo báo SGGP, các gia đình nông dân chuyên nghề trồng rau trên địa bàn thành phố Đà Lạt đang tất bật chuẩn bị cho vụ rau Tết, một vụ rau mà họ đặt nhiều hy vọng sẽ được giá. Nhưng, người dân đang phải đối mặt với nạn hạn hán lớn nhất từ trước đến nay. Nguồn nước từ các hồ cung cấp nước cho các vườn rau bị cạn kiệt, nhiều hồ không còn một giọt nước.
Theo báo quốc nội, tại miền Trung, tỉnh Nghệ An là "trung tâm" ma túy của cả VN, trong đó huyện miền núi nghèo Tương Dương là thủ phủ ma túy của miền núi dọc biên giới Việt-Lào. Huyện này có 21 xã, thị trấn, 173 bản thì chỉ sót lại một bản không dính dáng đến "cái chết trắng", tuy nhiên bản này lại đang bị cô lập
Tại miền Bắc VN, có làng cổ Trát Cầu nằm ven dòng sông Nhuệ, Trát Cầu (Tiền Phong, Thường Tín) chuyên nghề làm chăn, gối bông từ mấy trăm năm nay. Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nhưng người dân trong làng vẫn cố lưu giữ được những kỹ thuật làm chăn gối đẹp và rất tinh tế. Báo Hà Tây viết về làng này như sau.
Tại miền Tây, cứ vào độ tháng 10-12 (âm lịch) làng bánh truyền thống xứ dừa Bến Tre lại rộn ràng, hoạt động hối hả để kịp ra lò những ổ bánh phồng, bánh tráng bán trong dịp Tết. Đã xuất hiện gần trăm năm nhưng đến nay món ăn dân dã này vẫn được người dân nông thôn, thị thành miền Tây ưa chuộng. Dân gian có câu truyền miệng:
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.