Hôm nay,  

Áp Lực Trong Học Hành

23/12/200500:00:00(Xem: 6298)
Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, chuyện áp lực trong học hành với học sinh, sinh viên tại VN không phải là chuyện mới, và các nhà nghiên cứu xã hội, giáo dục đã rất nhiều lần báo động về sức ép đang ngày đêm đè nặng lên vai các sinh viên, học sinh, ngay cả các học sinh bậc tiểu học. Đây chính là khởi nguồn cho một loại bệnh lý của thời hiện đại: bệnh tâm thần vì sức ép học vấn. Báo CA ghi nhận hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.

7giờ 30 phút sáng, phòng khám bệnh Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện C tiếp nhận một bệnh nhân 13 tuổi, tên là Phan Đức D., học sinh lớp 8 của một trường chuyên tại Tp.SG. Mẹ D. kể với bác sĩ: "Tối qua cháu vẫn học bài rồi đi ngủ bình thường. Nhưng sáng nay, lúc gọi cháu dậy để chuẩn bị đến trường, thì đột nhiên cháu nói năng lảm nhảm, không còn nhận ra cha mẹ, anh chị em mình nữa...". Mất hơn một tiếng, sau khi tiến hành kiểm tra tim, phổi, làm điện não đồ, bác sĩ Dương, người trực tiếp khám cho D. nhận thấy sóng não của em có những dấu hiệu bất thường, biểu hiện của hội chứng rối loạn tâm thần.

Hỏi về sinh hoạt hàng ngày của D., mẹ D. cho biết: "Cháu học bán trú từ 7 giờ 30 đến 16 giờ 30. Về tới nhà, ăn cơm xong cháu đi học thêm tiếng Anh ở một trung tâm ngoại ngữ từ 19 giờ đến 20 giờ 30. Sau đó, cháu ôn bài, làm bài đến khoảng 11 giờ khuya rồi đi ngủ". Bác sĩ Dương hỏi tiếp: "Chủ nhật cháu có được nghỉ không"". Mẹ D. ngập ngừng: "Dạ, chủ nhật buổi sáng có thầy đến nhà kèm thêm môn toán, buổi chiều kèm thêm môn hóa, lý". Đột nhiên, ngay lúc đó, D. bỗng hét lớn: "Có một vòi nước chảy vào hồ với tốc độ 10 lít một giờ. Dưới đáy hồ lại có một vòi nước chảy ra với tốc độ 5 lít...". Mẹ D. lo lắng: "Đấy, bác sĩ ạ. Từ sáng đến giờ cháu chỉ nói toàn những câu như thế này thôi".

Phóng viên ngồi ở chiếc ghế con, đối diện với bàn khám bệnh của bác sĩ Dương, quan sát D. Suốt cả tiếng đồng hồ, D. ngồi im, không nhúc nhích, chỉ thỉnh thoảng lảm nhảm những công thức toán học, lúc thì thầm nho nhỏ, lúc hét to. Bác sĩ Dương giải thích: "Nguyên nhân của chứng loạn nhớ là do sức ép quá lớn của việc học hành, nhất là những môn học người bệnh chậm tiếp thu, nhưng bị ép phải tiếp thu như mọi học sinh khác. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa lành nhưng nếu không thay đổi phương pháp học tập, cũng như không dành thời gian cho nghỉ ngơi, giải trí, thì bệnh sẽ tái phát. Mỗi lần tái phát, bệnh càng nặng hơn và đến một lúc nào đó, sẽ không hồi phục được".

Bạn,

Báo CA cho biết: theo một thống kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, trong năm 2004 và 2005, số người đến khám ở đây vì các triệu chứng "không bình thường" là gần 8 ngàn người, trong đó 30% là học sinh, sinh viên. Thời điểm bệnh nhân được người nhà đưa đến khám nhiều nhất là trước và sau mỗi kỳ thi đại học. Trước ngày thi, bệnh nhân rối loạn tâm thần vì bài vở quá nhiều, vì tâm lý sợ không đậu, vì sức ép của gia đình. Còn sau ngày thi thì mặc cảm với bạn bè vì thi rớt, tuyệt vọng khi cho rằng cánh cửa tương lai đã khép kín".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, trên địa bàn tỉnh này có vùng núi Đại Lộc có rất nhiều lâm thổ sản quý, nhưng có một thứ đã đọng lại trong lòng bao thế hệ: dầu rái, một loại dầu được dùng vào
Theo báo quốc nội, tại miền Trung, trong khi sân khấu hát bội chuyên nghiệp ngày một vắng hoe thì ở nhiều làng quê tỉnh Bình Định, tiếng trống chầu vẫn giục giã lôi cuốn nông dân đến với những đêm
Theo báo quốc nội, tại vùng biên giới Việt-Hoa thuộc địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, dân buôn lậu thường thuê mướn các thiếu nhi nghèo vận chuyển hàng hóa. Đó là những "cửu vạn nhí"
Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, trên một số quốc lộ đang tu bổ, có những đường cua gấp nhưng không gắn biển báo khiến xe đâm vào nhau, cát bụi mịt mù cản tầm nhìn do tiến trình
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, gần 2 tuần qua, hầu hết các trường học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều mang "thương tích" hoặc tan hoang sau sự tàn phá khốc liệt của cơn bão
Theo báo quốc nội, đợt triều cường lớn ở Nam phần xuất hiện từ ngày 6/10/2006 đến nay đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều người dân Sài Gòn. Mực nước sông Sài Gòn tại Phú An
Theo báo quốc nội, tại một số xã thuộc các huyện ngoại thành của Thành phố Cần Thơ, nhiều học sinh lớp 2, lớp 3, lớp 4 mà không rành mặt chữ, đọc chữ không chạy, viết tên của chính mình
Theo báo quốc nội, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, nếu Huế, mảnh đất hữu tình, thơ mộng, có món bún bò đặc sắc thì Quảng Nam nổi danh với món mì Quảng truyền thống
Theo báo quốc nội, cho đến nay, người dân phố cổ Hội An vẫn còn chưa hết bàng hoàng vì cơn thịnh nộ của thiên nhiên qua cơn bão số 6. Theo thống kê, có ít nhất 16 ngôi nhà cổ đã bị hư hại
Trên địa bàn tỉnh Quảng Binh, dưới chân núi Yên Tử hẻo lánh, có một ngôi làng sắc tộc thiểu số mà thiếu nữ với làn da trắng xinh, chân dài như những nàng hoa hậu. Tương truyền rằng đó là hậu duệ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.