Hôm nay,  

Áp Lực Trong Học Hành

23/12/200500:00:00(Xem: 6331)
Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, chuyện áp lực trong học hành với học sinh, sinh viên tại VN không phải là chuyện mới, và các nhà nghiên cứu xã hội, giáo dục đã rất nhiều lần báo động về sức ép đang ngày đêm đè nặng lên vai các sinh viên, học sinh, ngay cả các học sinh bậc tiểu học. Đây chính là khởi nguồn cho một loại bệnh lý của thời hiện đại: bệnh tâm thần vì sức ép học vấn. Báo CA ghi nhận hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.

7giờ 30 phút sáng, phòng khám bệnh Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện C tiếp nhận một bệnh nhân 13 tuổi, tên là Phan Đức D., học sinh lớp 8 của một trường chuyên tại Tp.SG. Mẹ D. kể với bác sĩ: "Tối qua cháu vẫn học bài rồi đi ngủ bình thường. Nhưng sáng nay, lúc gọi cháu dậy để chuẩn bị đến trường, thì đột nhiên cháu nói năng lảm nhảm, không còn nhận ra cha mẹ, anh chị em mình nữa...". Mất hơn một tiếng, sau khi tiến hành kiểm tra tim, phổi, làm điện não đồ, bác sĩ Dương, người trực tiếp khám cho D. nhận thấy sóng não của em có những dấu hiệu bất thường, biểu hiện của hội chứng rối loạn tâm thần.

Hỏi về sinh hoạt hàng ngày của D., mẹ D. cho biết: "Cháu học bán trú từ 7 giờ 30 đến 16 giờ 30. Về tới nhà, ăn cơm xong cháu đi học thêm tiếng Anh ở một trung tâm ngoại ngữ từ 19 giờ đến 20 giờ 30. Sau đó, cháu ôn bài, làm bài đến khoảng 11 giờ khuya rồi đi ngủ". Bác sĩ Dương hỏi tiếp: "Chủ nhật cháu có được nghỉ không"". Mẹ D. ngập ngừng: "Dạ, chủ nhật buổi sáng có thầy đến nhà kèm thêm môn toán, buổi chiều kèm thêm môn hóa, lý". Đột nhiên, ngay lúc đó, D. bỗng hét lớn: "Có một vòi nước chảy vào hồ với tốc độ 10 lít một giờ. Dưới đáy hồ lại có một vòi nước chảy ra với tốc độ 5 lít...". Mẹ D. lo lắng: "Đấy, bác sĩ ạ. Từ sáng đến giờ cháu chỉ nói toàn những câu như thế này thôi".

Phóng viên ngồi ở chiếc ghế con, đối diện với bàn khám bệnh của bác sĩ Dương, quan sát D. Suốt cả tiếng đồng hồ, D. ngồi im, không nhúc nhích, chỉ thỉnh thoảng lảm nhảm những công thức toán học, lúc thì thầm nho nhỏ, lúc hét to. Bác sĩ Dương giải thích: "Nguyên nhân của chứng loạn nhớ là do sức ép quá lớn của việc học hành, nhất là những môn học người bệnh chậm tiếp thu, nhưng bị ép phải tiếp thu như mọi học sinh khác. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa lành nhưng nếu không thay đổi phương pháp học tập, cũng như không dành thời gian cho nghỉ ngơi, giải trí, thì bệnh sẽ tái phát. Mỗi lần tái phát, bệnh càng nặng hơn và đến một lúc nào đó, sẽ không hồi phục được".

Bạn,

Báo CA cho biết: theo một thống kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, trong năm 2004 và 2005, số người đến khám ở đây vì các triệu chứng "không bình thường" là gần 8 ngàn người, trong đó 30% là học sinh, sinh viên. Thời điểm bệnh nhân được người nhà đưa đến khám nhiều nhất là trước và sau mỗi kỳ thi đại học. Trước ngày thi, bệnh nhân rối loạn tâm thần vì bài vở quá nhiều, vì tâm lý sợ không đậu, vì sức ép của gia đình. Còn sau ngày thi thì mặc cảm với bạn bè vì thi rớt, tuyệt vọng khi cho rằng cánh cửa tương lai đã khép kín".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị tại VN đang đau đầu khi giải bài toán chống mất cắp ở siêu thị nhưng không làm phiền khách hàng. Thống kê chưa đầy đủ cho thấy bình quân tỉ lệ
Một mùa trung thu lại đến, tại Sài Gòn và nhiều thành phố ở VN, những món đồ chơi, chiếc lồng đèn nhiều màu sắc, mẫu mã hiện đại của Hoa Lục lại tràn xuống phố. Nhưng ở đây đó
Không một con đường nào ở Đà Nẵng mà dấn ấn của bão ít khốc liệt. Một căn nhà sập xuống vương vấn vài đoạn tôn cong queo, những mái nhà trống rỗng, mái rời đàng mái, tường đứng chơ chơp mặt tiền cũng bị bão xé toang...
Trong ngày 1 tháng 10 vừa qua, cơn bão số 6 khủng khiếp đã tàn phá các tỉnh miền Trung. Theo ghi nhận của báo quốc nội, các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng đã bị
Theo các nhà khảo cổ học VN, tại miền Tây Nam phần, văn hóa "óc Eo" là nền văn hóa lớn gắn liền với đất nước và con người vùng hạ lưu sông Mê Kông thời cổ. Kiên Giang là địa phương có nhiều di tích khảo cổ học về nền văn hóa óc Eo, trong đó có di tích Đá Nổi nằm trên cánh đồng lúa thuộc ấp Đá Nổi A, xã Thạnh Đông
Theo báo quốc nội, tại miền núi tỉnh Quảng Ngãi có một làng nghề dệt vải thổ cẩm, một loại vải đặc biệt của nhiều sắc dân thiểu số tại VN. Đó là ngôi làng Teng thuộc xã Ba Thành, huyện Ba Tơ. Đây là ngôi làng duy nhất của người Hrê hiện nay còn giữ được nghề dệt thổ cẩm. Gần như toàn bộ phụ nữ các sắc dân thiểu số vùng
Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, có truyền thuyết kể rằng, trong cõi U Minh lam sơn chướng khí có một "vương quốc rắn" do đôi mãng xà thân to mấy trượng trị vì. Cũng ở đây, có những ông thầy bùa đạo hạnh cao thâm dùng tà thuật "khiển" các loài rắn độc theo ý mình. Cũng theo báo quốc nội, trên toàn U Minh Hạ chỉ còn
Trung tuần tháng 9 vừa qua, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, những cơn lốc xoáy kèm theo mưa, bụi mù mịt bất ngờ xuất hiện tại xã Khánh Phú, huyện miền núi Khánh Vĩnh. Cơn lốc đủ mạnh để cuốn tung tất cả những gì nó gặp trên đường đi. Nhiều gia đình bị thiệt hại về nhà cửa, hoa màu. Những tài sản có giá trị trong chốc lát trở thành đống đổ nát
Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, hàng trăm năm qua, biết bao người dân đã sống nhờ những sản vật do rừng tràm U Minh ban tặng. Nhưng càng ngày con người càng lạm sát tàn bạo cây rừng và tài nguyên dưới tán rừng. Xung quanh khu vực rừng đệm U Minh Thượng và U Minh Hạ hiện có hơn 8 ngàn 500 gia đình cư dân
Theo báo quốc nội, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tại làng Thu Bồn thuộc xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, có lăng thờ một nữ thần phù hộ cho những ngư dân, những người sống nghề sông nước, gọi là Lăng Bà Thu Bồn. Hiện nay, Lăng Bà tuy đã mang nhiều nét hoang phế bởi thời gian, nhưng dân địa phương
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.