Hôm nay,  

Áp Lực Trong Học Hành

23/12/200500:00:00(Xem: 6376)
Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, chuyện áp lực trong học hành với học sinh, sinh viên tại VN không phải là chuyện mới, và các nhà nghiên cứu xã hội, giáo dục đã rất nhiều lần báo động về sức ép đang ngày đêm đè nặng lên vai các sinh viên, học sinh, ngay cả các học sinh bậc tiểu học. Đây chính là khởi nguồn cho một loại bệnh lý của thời hiện đại: bệnh tâm thần vì sức ép học vấn. Báo CA ghi nhận hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.

7giờ 30 phút sáng, phòng khám bệnh Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện C tiếp nhận một bệnh nhân 13 tuổi, tên là Phan Đức D., học sinh lớp 8 của một trường chuyên tại Tp.SG. Mẹ D. kể với bác sĩ: "Tối qua cháu vẫn học bài rồi đi ngủ bình thường. Nhưng sáng nay, lúc gọi cháu dậy để chuẩn bị đến trường, thì đột nhiên cháu nói năng lảm nhảm, không còn nhận ra cha mẹ, anh chị em mình nữa...". Mất hơn một tiếng, sau khi tiến hành kiểm tra tim, phổi, làm điện não đồ, bác sĩ Dương, người trực tiếp khám cho D. nhận thấy sóng não của em có những dấu hiệu bất thường, biểu hiện của hội chứng rối loạn tâm thần.

Hỏi về sinh hoạt hàng ngày của D., mẹ D. cho biết: "Cháu học bán trú từ 7 giờ 30 đến 16 giờ 30. Về tới nhà, ăn cơm xong cháu đi học thêm tiếng Anh ở một trung tâm ngoại ngữ từ 19 giờ đến 20 giờ 30. Sau đó, cháu ôn bài, làm bài đến khoảng 11 giờ khuya rồi đi ngủ". Bác sĩ Dương hỏi tiếp: "Chủ nhật cháu có được nghỉ không"". Mẹ D. ngập ngừng: "Dạ, chủ nhật buổi sáng có thầy đến nhà kèm thêm môn toán, buổi chiều kèm thêm môn hóa, lý". Đột nhiên, ngay lúc đó, D. bỗng hét lớn: "Có một vòi nước chảy vào hồ với tốc độ 10 lít một giờ. Dưới đáy hồ lại có một vòi nước chảy ra với tốc độ 5 lít...". Mẹ D. lo lắng: "Đấy, bác sĩ ạ. Từ sáng đến giờ cháu chỉ nói toàn những câu như thế này thôi".

Phóng viên ngồi ở chiếc ghế con, đối diện với bàn khám bệnh của bác sĩ Dương, quan sát D. Suốt cả tiếng đồng hồ, D. ngồi im, không nhúc nhích, chỉ thỉnh thoảng lảm nhảm những công thức toán học, lúc thì thầm nho nhỏ, lúc hét to. Bác sĩ Dương giải thích: "Nguyên nhân của chứng loạn nhớ là do sức ép quá lớn của việc học hành, nhất là những môn học người bệnh chậm tiếp thu, nhưng bị ép phải tiếp thu như mọi học sinh khác. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa lành nhưng nếu không thay đổi phương pháp học tập, cũng như không dành thời gian cho nghỉ ngơi, giải trí, thì bệnh sẽ tái phát. Mỗi lần tái phát, bệnh càng nặng hơn và đến một lúc nào đó, sẽ không hồi phục được".

Bạn,

Báo CA cho biết: theo một thống kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, trong năm 2004 và 2005, số người đến khám ở đây vì các triệu chứng "không bình thường" là gần 8 ngàn người, trong đó 30% là học sinh, sinh viên. Thời điểm bệnh nhân được người nhà đưa đến khám nhiều nhất là trước và sau mỗi kỳ thi đại học. Trước ngày thi, bệnh nhân rối loạn tâm thần vì bài vở quá nhiều, vì tâm lý sợ không đậu, vì sức ép của gia đình. Còn sau ngày thi thì mặc cảm với bạn bè vì thi rớt, tuyệt vọng khi cho rằng cánh cửa tương lai đã khép kín".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo Tuổi Trẻ, tại huyện Sông Cầu thuộc tỉnh Phú Yên, có 1 khu vực chuyên buôn bán các loại cá ngựa. Tài liệu của báo Sức Khỏe &Đời Sống cho biết: cá ngựa có nhiều loài như cá ngựa gai, cá ngựa lớn, cá ngựa thân trắng, cá ngựa chấm, cá ngựa Nhật...
Theo báo quốc nội, tại ngoại ô thành phố Hà Nội có một ngôi làng nổi tiếng về tệ nạn cờ bạc. Đó là làng Trung Kính hạ thuộc quận Cầu Giấy. Tại làng này, những nếp sống cũ của làng xã chưa mất đi, thì cuộc sống đô thị mới đã ập đến, kéo theo không ít tệ nạn của nó.
Theo báo quốc nội, một số nhà xuất bản lớn tại Sài Gòn đang phải đối mặt vơi tệ nạn sách in lậu. Điều đáng nói là thủ phạm những vụ in lậu là một số nhà in quốc doanh và nhà xuất bản thuộc các cơ quan trung ương tại Hà Nội. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này như sau.
Tại tỉnh Bình Định, có một ngôi chùa lưu giữ được nhiều sách võ thuật quí giá. Đó là chùa Long Phước thuộc huyện Tuy Phước Chùa nép mình dưới bóng tre xanh hiền hòa của làng quê Việt Nam muôn thủa. Trong chùa, sớm chiều vang lên tiếng mõ, tiếng tụng kinh của các nhà sư tan vào làn sương bảng lảng. Cùng với sự tĩnh lặng của không gian là sự miệt mài
Tại miền Tây Nam phần, trong các loại cây trồng, có cây nhãn Bạc Liêu nổi tiếng về giá trị lịch sử nhân văn từ hàng trăm năm qua.Nhãn Bạc Liêu tồn tại trên sự quy hợp của 3 nền văn hóa VN- Hoa-Khmer. Sau bao năm tháng, dù diện tích nhãn vẫn còn đó, vẫn nguyên như ngày nào, nhưng còn không tới 1/3 diện tích nhãn nguyên chủng chính hiệu Bạc Liêu.
Những ngày vừa qua, báo chí quốc nội liên tục thông tin về những cái chết ở An Giang có liên quan đến rượu pha nồng độ methanol vượt quá 300 lần, thế nhưng các quán nhậu rượu đế, đặc biệt là các quán lề đường ở khu vực miền Tây Nam phần vẫn tấp nập khách. Tại thành phố Cần Thơ, các quán "thịt cầy" lúc nào cũng đông nghẹt.
Vài năm gần đây, thành phố SG đã nâng cao mặt đường ở nhiều tuyến đường để không bị ngập khi mưa. Tuy nhiên, đường mới nhưng nhiều hẻm nối ra đường lại không mới, nghĩa là vẫn nằm ở cao độ cũ và vì thế thường là thấp hơn đường. Sự chênh lệch về độ cao quá lớn giữa đường và hẻm đã tạo nên những con dốc nguy hiểm. Báo SGGP viết như sau.
Theo báo quốc nội, tại ngoại thành Sài Gòn, có 1 khu vực mà dân địa phương gọi là cánh đồng "Mặt trời mọc", thuộc ấp 1 xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Khu vực này chỉ cách quốc lộ khoảng 3 cây số, vậy mà trên 100 gia đình với hơn 500 người ở đây, gần 30 năm nay vẫn phải sống trong cảnh thiếu điện, thiếu nước sinh hoạt. SGGP viết về tình cảnh của cư dân tại ấp này như sau.
Tương truyền vào thời xa xưa, nơi vùng "Thất Sơn huyền bí" thuộc tỉnh An Giang, có nhiều người lên núi hái thuốc đã bắt gặp một nguồn dược liệu quí hiếm, mùi thơm ngào ngạt, có thể trừ được sơn lam chướng khí và trị được một số bịnh thông thường. Người ta đã dùng nó làm loại hương liệu để đốt xông nơi các đình chùa vào những ngày lễ hội tôn nghiêm.
Chùa và nỗi lo có... tiền! Đó là nhan đề một bài viết của nhà báo Thành Sơn trên tờ Thanh Niên, cho thấy hiện tượng các pho tượng Phật cũng bị “biến tấu” cho phù hợp nhu cầu du lịch và thị trường. Câu chuyện ghi nhận như sau. “Có tiền người ta đua nhau sửa chùa tô tượng; cung tiến vô số các pho tượng lớn nhỏ vào các ngôi chùa cổ nhằm "khai tâm lấy lộc" khiến cho các giá trị văn hoá-thẩm mỹ cổ bị gọt xoá không thương tiếc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.