Hôm nay,  

Áp Lực Trong Học Hành

23/12/200500:00:00(Xem: 6422)
Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, chuyện áp lực trong học hành với học sinh, sinh viên tại VN không phải là chuyện mới, và các nhà nghiên cứu xã hội, giáo dục đã rất nhiều lần báo động về sức ép đang ngày đêm đè nặng lên vai các sinh viên, học sinh, ngay cả các học sinh bậc tiểu học. Đây chính là khởi nguồn cho một loại bệnh lý của thời hiện đại: bệnh tâm thần vì sức ép học vấn. Báo CA ghi nhận hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.

7giờ 30 phút sáng, phòng khám bệnh Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện C tiếp nhận một bệnh nhân 13 tuổi, tên là Phan Đức D., học sinh lớp 8 của một trường chuyên tại Tp.SG. Mẹ D. kể với bác sĩ: "Tối qua cháu vẫn học bài rồi đi ngủ bình thường. Nhưng sáng nay, lúc gọi cháu dậy để chuẩn bị đến trường, thì đột nhiên cháu nói năng lảm nhảm, không còn nhận ra cha mẹ, anh chị em mình nữa...". Mất hơn một tiếng, sau khi tiến hành kiểm tra tim, phổi, làm điện não đồ, bác sĩ Dương, người trực tiếp khám cho D. nhận thấy sóng não của em có những dấu hiệu bất thường, biểu hiện của hội chứng rối loạn tâm thần.

Hỏi về sinh hoạt hàng ngày của D., mẹ D. cho biết: "Cháu học bán trú từ 7 giờ 30 đến 16 giờ 30. Về tới nhà, ăn cơm xong cháu đi học thêm tiếng Anh ở một trung tâm ngoại ngữ từ 19 giờ đến 20 giờ 30. Sau đó, cháu ôn bài, làm bài đến khoảng 11 giờ khuya rồi đi ngủ". Bác sĩ Dương hỏi tiếp: "Chủ nhật cháu có được nghỉ không"". Mẹ D. ngập ngừng: "Dạ, chủ nhật buổi sáng có thầy đến nhà kèm thêm môn toán, buổi chiều kèm thêm môn hóa, lý". Đột nhiên, ngay lúc đó, D. bỗng hét lớn: "Có một vòi nước chảy vào hồ với tốc độ 10 lít một giờ. Dưới đáy hồ lại có một vòi nước chảy ra với tốc độ 5 lít...". Mẹ D. lo lắng: "Đấy, bác sĩ ạ. Từ sáng đến giờ cháu chỉ nói toàn những câu như thế này thôi".

Phóng viên ngồi ở chiếc ghế con, đối diện với bàn khám bệnh của bác sĩ Dương, quan sát D. Suốt cả tiếng đồng hồ, D. ngồi im, không nhúc nhích, chỉ thỉnh thoảng lảm nhảm những công thức toán học, lúc thì thầm nho nhỏ, lúc hét to. Bác sĩ Dương giải thích: "Nguyên nhân của chứng loạn nhớ là do sức ép quá lớn của việc học hành, nhất là những môn học người bệnh chậm tiếp thu, nhưng bị ép phải tiếp thu như mọi học sinh khác. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa lành nhưng nếu không thay đổi phương pháp học tập, cũng như không dành thời gian cho nghỉ ngơi, giải trí, thì bệnh sẽ tái phát. Mỗi lần tái phát, bệnh càng nặng hơn và đến một lúc nào đó, sẽ không hồi phục được".

Bạn,

Báo CA cho biết: theo một thống kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, trong năm 2004 và 2005, số người đến khám ở đây vì các triệu chứng "không bình thường" là gần 8 ngàn người, trong đó 30% là học sinh, sinh viên. Thời điểm bệnh nhân được người nhà đưa đến khám nhiều nhất là trước và sau mỗi kỳ thi đại học. Trước ngày thi, bệnh nhân rối loạn tâm thần vì bài vở quá nhiều, vì tâm lý sợ không đậu, vì sức ép của gia đình. Còn sau ngày thi thì mặc cảm với bạn bè vì thi rớt, tuyệt vọng khi cho rằng cánh cửa tương lai đã khép kín".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại miền Trung, những cánh rừng ở huyện Đông Giang,tỉnh Quảng Nam, nơi được xem là điểm nóng về nạn phá rừng trong năm 2004, với 256 vụ vi phạm, vẫn tiếp tục bị tàn phá. Ngày Xuân, lâm tặc không đi chơi mà vào rừng hạ cây. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ trước Tết đến nay, các ngành hữu trách của huyện Đông Giang đã phát giác gần 50 vụ phá rừng
Từ hàng trăm năm nay, tại huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, có lễ hội Tiên Công vùng "Tứ xã" Hà Nam là lễ hội mùa xuân lớn nhất ở địa phương này. Các lão nông đạt tuổi thọ được con cháu rước lên miếu Tiên Công ở xã Cẩm La để yết cáo và bái tạ tổ tiên.Theo cổ tục, hội mở chính vào ngày 7 tháng Giêng Âm lịch và chỉ mừng thọ cụ ông.
Tại miền Bắc VN, vào trung tuần tháng giêng hàng năm, tại La Phù, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, có lễ rước lợn vưà để bày tỏ lòng biết đối với Thành hoàng của làng, vưà cầu xin mưa thuận gió hòa.Chính lễ diễn ra vào ngày 13 tháng giêng, khi màn đêm đã buông xuống. 12 thôn xóm trong xã từ khắp ngả đổ về sân đình và đại biểu cho mỗi xóm không phải là các bô lão
Trên địa bàn miền Tây Nam phần, tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai con sông Tiền và sông Hậu, có hệ thống sông ngòi dày đặc nhất so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Có lẽ thế mà việc trao đổi hàng hóa, giao thương sông nước đã thành nét đặc trưng của người dân Vĩnh Long. Và từ mấy tháng nay, trên kinh Ông Sỹ ở huyện Tam Bình đã xuất hiện một chợ mới
Theo báo quốc nội, tại tỉnh Bình Định, có 1 phụ nữ trung niên tên là Nguyễn Thị Thuận, đã 25 năm chuyên nghề biểu diễn bài trống trận Quang Trung cho du khách xem. Đó là một nghệ nhân "múa" trống và "sống" với trống trận Quang Trung không chỉ như một cái nghiệp mà trên hết là niềm tôn kính và nỗi đam mê. Báo NLĐ viết về phụ nữ này như sau.
Từ mồng 6 Tết, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, nhiều người đã đi làm nhưng đây đó trong từng khu phố, tình trạng cờ bạc, nhậu nhẹt vẫn còn diễn ra; nhiều cơ quan công quyền đã mở cửa nhưng cách làm việc trong không khí như thể là còn tết vậy.Theo ghi nhận của phóng viên SGGP, từ trước Tết Ất Dậu và đến mùng 7 Tết, người ta không còn đánh bài để giải trí nữa
Theo báo quốc nội, trong 3 ngày vưà qua, tại các bến xe ở các huyện lỵ, thị trấn của miền Bắc, miền Trung và miền Tây Nam phần, hàng ngày có hàng ngàn lao động chen chúc nhau mua vé xe trở lại các thành phố lớn để kiếm sống..Công việc có thể khác nhau và hành trang cũng có thể khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều biết, trở về thành phố là trở về với cuộc đua vì cuộc sống
Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng nằm trên địa phận huyện Đông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17 cây số về phía Tây Bắc, là một thành trì lớn, một dấu tích về kiến trúc quân sự và thành cổ cách đây hơn 2 thiên niên kỷ. Thành Cổ Loa gắn liền với câu chuyện An Dương Vương và Nhà nước Âu Lạc cuối thời Hùng Vương. Hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch
Trên địa bàn thành phố Sài Gòn, Chùa Bà Thiên Hậu còn được gọi là Chùa Bà (Chợ Lớn) của người Hoa, toạ lạc tại 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5. Người Hoa còn gọi là Phò Miếu, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu. Chùa do nhóm người Hoa Quảng Đông rời bỏ quê hương sang lập nghiệp tại Việt Nam xây dựng vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ18
Trong 3 ngày Tết nguyên đán, rộn rã đón xuân bên cánh mai vàng, bên cành đào thắm, bên mâm ngũ quả cùng áo mới em thơ, còn hiện diện một loại trái cây không thể thiếu: Dưa hấu. Ruột đỏ ẩn bên trong lớp áo xanh, dưa hấu tròn căng, mọng nước ,được bày trang trọng trên bàn thờ, tại bàn ăn. Ngày đầu xuân, khi bổ đôi trái dưa
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.