Hôm nay,  

Vui Xuân Bột Ngọt

10/02/201300:00:00(Xem: 4362)
Bạn thân
Đó là chuyện của quý thầy cô... Trong khi công nhân mất thưởng Tết là đình công liền, là công nhân ra cổng nhà máy ngồi một chỗ cho hiển lộ những nỗi đau khổ của “giai cấp công nhân”... nhưng khi các giáo viên bị mất thưởng, hay bị giảm tiền thưởng thì chẳng ai đình công được, vì thiệt hại trước tiên là học trò.
Do vậy, khi nhiều giaó viên Miền Tây được thưởng Tết thì cũng đành chịu, xem như thê thảm chỉ thêm một tầng thê thảm, xem như giai cấp trí thức có bị “đì,” có bị “trấn áp xã hội chủ nghĩa” thì cũng đành chịu.
Nhưng tại sao thưởng Tết bằng bột ngọt thì chỉ có đỉnh cao trí tuệ Hà Nội mới hiểu được, may ra.
Báo Dân Trí kể:
“Nhắc đến thưởng Tết, nhiều giáo viên ở miền Tây không khỏi chạnh lòng. Có trường “thưởng” bằng cách hỗ trợ… gói bột ngọt ăn Tết. Đối với nhiều giáo viên, hai từ "thưởng Tết" nghe có gì đó "sang" quá.
Dạy suốt một năm học, tiền lương mỗi tháng “ba cọc ba đồng” tiêu chi tiêu sinh hoạt hàng ngày cũng đã thiếu trước hụt sau, không dành dụm được gì nên nhiều giáo viên (GV) mong chờ vào thời điểm cuối năm được thưởng. Thế nhưng khi nghe lãnh đạo trường tuyên bố tính đi tính lại ngân sách không còn nhiều nên không thưởng, nhiều GV chỉ biết ngậm ngùi.

Chúng tôi về Trường Tiểu học Phong Thạnh (huyện Giá Rai, Bạc Liêu) những ngày cuối năm nghe chuyện thưởng Tết cho GV của trường cũng thấy buồn với họ. Thầy Huỳnh Văn Tuấn - phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Nói đến hai từ thưởng Tết thì nghe có vẻ “sang” quá".
Thầy Tuấn chia sẻ, trường còn nghèo, kinh phí hạn hẹp nên hầu như cuối năm không còn dư dả gì, do đó chuyện thưởng Tết cho cán bộ, GV cũng “hẻo” lắm.
“Năm nay để lấy tinh thần cho GV, trường cũng chỉ có thể gửi mỗi người một phần quà là 2 bịch bột ngọt, nửa cân đường, bịch trà ăn Tết”, thấy Tuấn cho biết...
...Nhiều trường khác ở tỉnh Bạc Liêu khi PV hỏi thăm cũng cho biết việc thưởng Tết hầu như là không có mà chủ yếu chỉ hỗ trợ quà cho GV ăn Tết. “Vì thời buổi kinh tế khó khăn, các trường học cũng thiếu thốn nên cán bộ, GV, công nhân viên đành chia sẻ với nhau để đón Tết”, nhiều GV bộc bạch với chúng tôi.”
Sao vậy cà... Hay đây là tiếp nối chủ trương “bứng gốc trí thức” bằng cách cho ăn nhiều bột ngọt, nhằm thêm bệnh hậu về sau.
Bí hiểm vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đều biết rằng dân tộc mình là một nhà, cùng con rồng cháu tiên. Khi ba mẹ ly dị, ba dắt 50 con lên núi, má dẫn 50 con xuống biển. Núi sông hiển nhiên là hai ngã rẽ. Và sau này là trăm lối cách biệt.
Chuyện gì ở quê nhà, mười phần hết chín là không vui. Đây là nơi đầy bất an, đủ thứ sợ. Có vẻ như, bạo lực hiện ra khắp nơi, từ lời nói tới việc làm, từ tâm tưởng tới hiện tượng xã hội.
Chuyện trần gian lúc nào cũng buồn, thực tế như thế. Bởi vì, khổ bao giờ cũng nhiều hơn là vui. Nhưng đau lòng nhất là đối với những trẻ em ngây thơ đã rơi vào các hoàn cảnh bị kỳ thị.
Tương lai đất nước là ở giaó dục. Vì chính sự học mới đưa Việt Nam chạy theo kịp người khác.
Đaị học luôn luôn là ước mơ lớn của tuổi trẻ thế giới. Không thể khác được.
Có vẻ như các công ty của xứ tư bản giãy chết đang có cách trả thù êm ái: vào Việt Nam làm ăn, rồi khai lỗ liên tục nhiều năm bất kể thương vụ tăng vọt khổng lồ.
Có phải là dân chơi Cầu Muối, dân chơi Cầu Ông Lãnh, dân chơi Cầu Chữ Y?
Quê hương mình đang xài tiền của ông bà mình. Và chưa thấy làm ra bao nhiêu tiền cho hàng con cháu về sau.
Khi tiền không phải từ mồ hôi nước mắt của mình, ai cũng muốn xài thoải mái, và trong khi xài thì cấu xé, rút ruột đem bớt về nhà.
Một thời, chúng ta hát bài “học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau...” và lúc đó ai cũng tin như thế, ai cũng ra sức học tử tế.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.