Hôm nay,  

Nghề Dẫn Chương Trình

20/10/200200:00:00(Xem: 7185)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, nghề dẫn chương trình tại VN là một nghề đôi khi dở khóc, dở cười khi mà hiện nay, trong một số chương trình đang có tình trạng người dẫn chương trình thực hiện công việc cầm kịch bản giới thiệu tiết mục, rất hiếm người được chuẩn bị trước. Báo TN cho biết có không ít trường hợp, đến gần giờ diễn, người dẫn chương trình mới chạy vào và nhà tổ chức giao kịch bản để rồi buộc họ cứ thế phải "tự xử"... Báo TN ghi lại một số trường hợp như sau.
Gần đây, các đài truyền hình làm live show nhiều nên các biên tập viên, phát thanh viên của họ cũng ra dẫn chương trình và không ít người đã bị "bơi" từ sô đầu tiên. Trong chương trình ca nhạc "Cho bạn cho tôi" của Lam Trường, Long Vũ là người dẫn chương trình. Từ Hà Nội anh bay vào TPSG trước giờ diễn chỉ đôi ba giờ. Hậu quả là giữa các tiết mục, anh bị hết vốn, lại nhắc về... Chiếc nón kỳ diệu, tệ hại hơn khi Lam Trường vào trong thay đồ hơi lâu, anh không biết nói gì hơn, đành hét toáng lên rồi chạy vào cánh gà tìm ca sĩ.

Trong chương trình "Những cánh chim không mỏi" , người dẫn chương trình phỏng vấn một nhà văn trên sân khấu nhà hát Bến Thành: "Tại sao gọi là kỳ nữ"", sau khi ông giải thích xong, cô lại hỏi: "Kỳ nữ khác với người thường ở chỗ nào"", đến lúc này thì nhà văn muốn nổi cáu, nói thẳng trên sân khấu: "Còn một câu về tập tuồng, sao cô không hỏi""
Có lẽ vì muốn thay đổi các gương mặt dẫn chương trình quen thuộc, không ít các nhà tổ chức đã mời cả ca sĩ, người mẫu nổi tiếng đảm nhận vai trò này. Trong chương trình ca nhạc "Dòng thời gian" trên sân Lan Anh (TP SG), v cô hoa hậu dẫn chương trình đã giới thiệu Phương Thanh hát bài Mẹ ơi (của nhạc sĩ Minh Châu) thành Mẹ yêu (Phương Uyên), và bài hát vừa xong cô hoa hậu nhìn Phương Thanh nói: Xin cảm ơn... Phương Uyên.
Bạn,
Báo TN ghi lại trường hợp ở một sân chơi khác: bài hát "Đạp xe ngang nhà em" được giới thiệu là "Đạp em ngang nhà xe!" Nói mà không uốn lưỡi bảy lần là cô ca sĩ dẫn chương trình một cuộc thi người mẫu tại Hà Nội. Cô đã giới thiệu thí sinh nữ cao 1.97m (thay vì 1.67m) làm khán giả bật cười, nhưng ở phần thi áo tắm, "thần khẩu hại xác phàm", cô xoay ngang nhìn anh dẫn chương trình chung với mình "phang" một câu "xanh rờn": " Khán giả nghĩ sao khi anh L.V của chúng ta... khỏa thân""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện chi phí khổng lồ này là của các lớp mầm non. Có những em học lớp mầm non tại VN với học phí trung bình gần 1.000 đôla mỗi tháng. Nghĩa là học phí một em bé cao gấp hàng chục lần lương của một công nhân trung bình làm việc mệt nhọc suốt cả tháng.
Đó là những chuyện lạ nhất trần gian này, nhưng lại đang xảy ra tại Việt Nam.
Nói tới Sài Gòn, tất phải nói tới Bùi Giáng, một nhà thơ bước đi xiêu vẹo giữa đời, và đã ném thơ lên giữa trời để rồi biến thành mưa hoa bay khắp phố phường.
Có một đặc điểm hẳn là bạn còn nhớ: dân Sài Gòn mình ngồi đâu cũng nhậu được, từ trong nhà ra tới hàng quán cũng thoải maí, từ tiệm sang hèn đủ cấp cho tới hè phố hay bờ bụi công viên...
Có vẻ như bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan thời đầu thế kỷ 19, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802 và dời thủ đô về Huế, là cũng muốn nói về Chùa Một Cột, nơi bây giờ chưa thành phế tích nhưng đã gây bất bình cho những người quan tâm về sự chăm sóc di tích lịch sử này.
Lúc nào cũng luôn luôn có chuyện chữa bệnh kiểu kỳ lạ. Hết kiểu thầy bùa đánh đá bệnh nhân để chữa bệnh, rồi bây giờ tới kiểu thầy vuốt chữa bệnh.
Trong khi nhà nước Hà Nội luôn luôn nói rằng chế độ điều hành theo phương pháp “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách...” thì có một nhân vật mới thăng lên chức Bộ Trưởng, liền được ca ngợi là “ảnh quyết ngay, khỏi cần bàn...” Nghĩa là, không có chuyện tập thể lãnh đaọ nào hết.
Nền văn hóa đọc tại Việt Nam bây giờ èo uột quá, tuy là sách in quá nhiều nhưng lại với lượng ấn bản quá ít, khi so với dân số. Vấn đề đau đầu nữa là vì tuổi trẻ trong trường học không được khuyến khích đọc,
Dân tộc Việt có nhiều truyền thuyết tuyệt vời, rất mực nhân bản... Nhiều, nhiều lắm.
Sau nhiều xì căng đan về đạo văn bùng nổ, thậm chí tới bậc Tiến sĩ cũng bị liên hệ, một cơ quan thông tấn trong ngành đạị học Việt Nam bắt đầu tuyên chiến với hành vi đaọ văn, nghĩa là hành vi copy công trình nghiên cứu hay sáng tác của người khác và đề tên mình vàò. Trễ, nhưng cũng thật là cần thiết.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.