Hôm nay,  

Nghề Dẫn Chương Trình

20/10/200200:00:00(Xem: 7208)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, nghề dẫn chương trình tại VN là một nghề đôi khi dở khóc, dở cười khi mà hiện nay, trong một số chương trình đang có tình trạng người dẫn chương trình thực hiện công việc cầm kịch bản giới thiệu tiết mục, rất hiếm người được chuẩn bị trước. Báo TN cho biết có không ít trường hợp, đến gần giờ diễn, người dẫn chương trình mới chạy vào và nhà tổ chức giao kịch bản để rồi buộc họ cứ thế phải "tự xử"... Báo TN ghi lại một số trường hợp như sau.
Gần đây, các đài truyền hình làm live show nhiều nên các biên tập viên, phát thanh viên của họ cũng ra dẫn chương trình và không ít người đã bị "bơi" từ sô đầu tiên. Trong chương trình ca nhạc "Cho bạn cho tôi" của Lam Trường, Long Vũ là người dẫn chương trình. Từ Hà Nội anh bay vào TPSG trước giờ diễn chỉ đôi ba giờ. Hậu quả là giữa các tiết mục, anh bị hết vốn, lại nhắc về... Chiếc nón kỳ diệu, tệ hại hơn khi Lam Trường vào trong thay đồ hơi lâu, anh không biết nói gì hơn, đành hét toáng lên rồi chạy vào cánh gà tìm ca sĩ.

Trong chương trình "Những cánh chim không mỏi" , người dẫn chương trình phỏng vấn một nhà văn trên sân khấu nhà hát Bến Thành: "Tại sao gọi là kỳ nữ"", sau khi ông giải thích xong, cô lại hỏi: "Kỳ nữ khác với người thường ở chỗ nào"", đến lúc này thì nhà văn muốn nổi cáu, nói thẳng trên sân khấu: "Còn một câu về tập tuồng, sao cô không hỏi""
Có lẽ vì muốn thay đổi các gương mặt dẫn chương trình quen thuộc, không ít các nhà tổ chức đã mời cả ca sĩ, người mẫu nổi tiếng đảm nhận vai trò này. Trong chương trình ca nhạc "Dòng thời gian" trên sân Lan Anh (TP SG), v cô hoa hậu dẫn chương trình đã giới thiệu Phương Thanh hát bài Mẹ ơi (của nhạc sĩ Minh Châu) thành Mẹ yêu (Phương Uyên), và bài hát vừa xong cô hoa hậu nhìn Phương Thanh nói: Xin cảm ơn... Phương Uyên.
Bạn,
Báo TN ghi lại trường hợp ở một sân chơi khác: bài hát "Đạp xe ngang nhà em" được giới thiệu là "Đạp em ngang nhà xe!" Nói mà không uốn lưỡi bảy lần là cô ca sĩ dẫn chương trình một cuộc thi người mẫu tại Hà Nội. Cô đã giới thiệu thí sinh nữ cao 1.97m (thay vì 1.67m) làm khán giả bật cười, nhưng ở phần thi áo tắm, "thần khẩu hại xác phàm", cô xoay ngang nhìn anh dẫn chương trình chung với mình "phang" một câu "xanh rờn": " Khán giả nghĩ sao khi anh L.V của chúng ta... khỏa thân""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện rất lạ: muốn biết nguyên nhân tự nhiên cháy xe, đành phải chờ hơn một năm nữa.
Chuyện công an đánh dân đã và đang cứ xảy ra thường xuyên. Và rồi tin hôm Thứ Sáu cho biết, laạ có thêm một học sinh lớp 8 bị dùng gậy đánh tới nổi té xỉu, đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Một tượng Phật ở tỉnh Đắc Lắc sẽ phải di tản trước ngày 30-4 năm nay, theo lệnh Tỉnh Ủy.
Nhà văn Văn Giá, cũng là một Phó Giáo Sư Tiến Sĩ, nói trên VietnamNet rằng “Chỉ Hà Nội mới có "văn hóa chửi"...”
Dịch là một việc làm khó khăn, đầy gian nan, nhưng sẽ giúp được cho nhiều người khác có thể tiếp cận một nền văn hóa nước khác, có thể tìm đọc những vùng văn chương khác ngoài quê nhà. Do vậy, dịch thuật là điều cần thiết.
Có cách nào để tận diệt nạn bằng cấp giả? Nhìn đi nhìn lại, ai cũng thấy thực sự là khó đối với trường hợp Việt Nam. Trừ phi là thay đổi tận gốc cơ cấu tiến thân của các tài năng đất nước.
Chuyện chỉ xảy ra tại Việt Nam: bị chận xe bị vi phạm luật giao thông, thế là hù dọa công an là sẽ “cho xử luôn” cả Bộ Trưởng Công An... vì có thân thế với Thủ Tướng.
Câu chuyện nộp tiền để chạy ghế là các cấp cao, từ lâu ai cũng biết. Vì ghế cao, từ cấp trung ương xuống tới thành ủy, tỉnh ủy, quận ủy... đều có quyền lực, và quyền lực sẽ để ra tiền. Nghĩa là chi một và thu gấp nhiều lần.
Chuyện nghe như lạ, nhưng lại xảy ra ở thủ đô Hà Nội: sách chôm, nghĩa là đạo sách, nhưng vẫn trúng giải cấp quôc gia. Thuê người dịch 16 chương sách, ghi tên mình là tác giả, thế rồi trúng giải cấp quốc gia.
Đất nước mình chuyện buồn lúc nào cũng nhiều hơn chuyện vui. Biết làm sao bây giờ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.