Hôm nay,  

Nghề Dẫn Chương Trình

20/10/200200:00:00(Xem: 6023)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, nghề dẫn chương trình tại VN là một nghề đôi khi dở khóc, dở cười khi mà hiện nay, trong một số chương trình đang có tình trạng người dẫn chương trình thực hiện công việc cầm kịch bản giới thiệu tiết mục, rất hiếm người được chuẩn bị trước. Báo TN cho biết có không ít trường hợp, đến gần giờ diễn, người dẫn chương trình mới chạy vào và nhà tổ chức giao kịch bản để rồi buộc họ cứ thế phải "tự xử"... Báo TN ghi lại một số trường hợp như sau.
Gần đây, các đài truyền hình làm live show nhiều nên các biên tập viên, phát thanh viên của họ cũng ra dẫn chương trình và không ít người đã bị "bơi" từ sô đầu tiên. Trong chương trình ca nhạc "Cho bạn cho tôi" của Lam Trường, Long Vũ là người dẫn chương trình. Từ Hà Nội anh bay vào TPSG trước giờ diễn chỉ đôi ba giờ. Hậu quả là giữa các tiết mục, anh bị hết vốn, lại nhắc về... Chiếc nón kỳ diệu, tệ hại hơn khi Lam Trường vào trong thay đồ hơi lâu, anh không biết nói gì hơn, đành hét toáng lên rồi chạy vào cánh gà tìm ca sĩ.

Trong chương trình "Những cánh chim không mỏi" , người dẫn chương trình phỏng vấn một nhà văn trên sân khấu nhà hát Bến Thành: "Tại sao gọi là kỳ nữ"", sau khi ông giải thích xong, cô lại hỏi: "Kỳ nữ khác với người thường ở chỗ nào"", đến lúc này thì nhà văn muốn nổi cáu, nói thẳng trên sân khấu: "Còn một câu về tập tuồng, sao cô không hỏi""
Có lẽ vì muốn thay đổi các gương mặt dẫn chương trình quen thuộc, không ít các nhà tổ chức đã mời cả ca sĩ, người mẫu nổi tiếng đảm nhận vai trò này. Trong chương trình ca nhạc "Dòng thời gian" trên sân Lan Anh (TP SG), v cô hoa hậu dẫn chương trình đã giới thiệu Phương Thanh hát bài Mẹ ơi (của nhạc sĩ Minh Châu) thành Mẹ yêu (Phương Uyên), và bài hát vừa xong cô hoa hậu nhìn Phương Thanh nói: Xin cảm ơn... Phương Uyên.
Bạn,
Báo TN ghi lại trường hợp ở một sân chơi khác: bài hát "Đạp xe ngang nhà em" được giới thiệu là "Đạp em ngang nhà xe!" Nói mà không uốn lưỡi bảy lần là cô ca sĩ dẫn chương trình một cuộc thi người mẫu tại Hà Nội. Cô đã giới thiệu thí sinh nữ cao 1.97m (thay vì 1.67m) làm khán giả bật cười, nhưng ở phần thi áo tắm, "thần khẩu hại xác phàm", cô xoay ngang nhìn anh dẫn chương trình chung với mình "phang" một câu "xanh rờn": " Khán giả nghĩ sao khi anh L.V của chúng ta... khỏa thân""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Miền Tây Nam phần được xem là một trong những vựa trái cây lớn nhất của cả VN. Bên cạnh những loại cây ăn trái nổi danh, thời gian gần đây, một số nhà vườn ở miền Tây đã tìm tòi nhân giống để tạo ra những loại cây ăn trái lạ.Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, những loại trái cây lạ này đã được các thương lái và những nghệ nhân tạo hình trái cây "săn" đón để thiết kế mâm ngũ quả chưng trên bàn thờ tổ tiên.
Theo báo Đà Nẵng, tại tỉnh Quảng Nam có một làng chiếu nổi tiếng hàng trăm năm qua. Chẳng những người quanh vùng, mà cả người ở xa tận Thừa Thiên- Huế, Quảng Trị cũng biết cái tên của vùng làng nhỏ bé này: Làng Cẩm Nê. Bởi làng này có nghề dệt chiếu truyền thống và nổi tiếng nhiều đời.
Trên địa bàn thành phố Sài Gòn, sau lưng chùa Ấn Quang, trong một khu chung cư cách ngã tư Sư Vạn Hạnh- Bà Hạt không xa, có một xóm quy tụ những gia đình nghèo kiếm sống bằng công việc đục thau nhôm. Với đinh, búa, bánh xe...
Tại tỉnh Quảng Ngãi, bên tả ngạn sông Trà Khúc, có 1 xóm quê có địa danh xóm Ghe, một xóm mà du khách ghé nhà nào cũng có thể gặp én. Dân ở đây đặt tên cho xóm này là "nơi mùa xuân làm tổ". Trong mùa Xuân năm nay, những đàn chim én biệt tăm từ tháng 5, tháng 6 lần lượt trở về. Dân trong xóm vui lên vì khi én trở lại là dấu hiệu của những điềm lành.
Theo báo trong nước, tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi, có đảo Lý Sơn cách đất liền khoảng 30km về phía đông bắc. Đây là hòn đảo có những đặc thù, là nơi trầm tích những tầng tầng văn hóa của nhiều thế hệ cư dân cổ xưa. Các di tích văn hóa và lịch sử hiện vẫn còn tồn tại khá nhiều trên hòn đảo này, trong đó có một giếng nước, mang đậm dấu ấn của truyền kỳ.
Theo báo quốc nội, mỗi độ xuân về, tại các tỉnh miền núi phía Bắc VN, người sắc tộc thiểu số thường háo hức đón lễ hội quan trọng nhất trong năm: Hội Xuống đồng. Hội còn thu hút đông du khách bốn phương. Theo cách gọi của người Tày và Nùng thì đây là hội Lồng Tồng, còn người Dao gọi là hội Lồng Tồng.
Theo báo Thanh Niên, tại một ấp ở tỉnh Bến Tre, có 1 cây bạch mai đã được trồng trên 300 năm. Các vị cố lão tại địa phương vẫn truyền miệng lại rằng hoa nở hoa khoe sắc đến tháng 2, mùi thơm dịu dàng tao nhã, và người dân quanh vùng được đón nhận hương vị mùa xuân và cho rằng vì phước địa nên sinh ra kỳ hoa dị thảo.
Mỗi năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, trên bàn thờ của mọi gia đình người Việt đều bày mâm ngũ quả, với màu sắc rực rỡ, cách bài trí độc đáo mang nhiều ý nghĩa sâu sắc làm cho không khí Tết trở nên thiêng liêng hơn, nhiều sắc màu hơn. Mâm ngũ quả không chỉ khiến quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, mà còn mang ý nghĩa triết học
Theo báo Người Lao Động, tại một số địa phương ở Việt Nam có tục lệ thờ chó đá. Tuy các nhà nghiên cứu nhân văn chưa tìm ra câu trả lời đầy đủ về vị trí con chó trong đời sống tâm linh của người Việt, nhưng ít nhất có thể khẳng định, người Việt Nam xưa và nay đã có tục lệ này. Bằng chứng là trên hồ Trúc Bạch (Hà Nội) đã từng có đền Cẩu Nhi (chó con)
Mỗi lần Tết đến, tại nhiều địa phương ở VN, hoa kiểng rộ nở và được trưng bày tại nhiều hội hoa Xuân, hội chợ mừng Xuân là chuyện thường tình. Nhưng hoa kiểng qua bàn tay và khối óc đam mê của các nghệ nhân để trở thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo mang ý nghiã triết lý về đời sống thì không phải nơi đâu cũng có. Phải cất công tìm kiếm thì mới có được hoa kiểng "độc chiêu".
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.