Hôm nay,  

Nghề Dẫn Chương Trình

20/10/200200:00:00(Xem: 6020)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, nghề dẫn chương trình tại VN là một nghề đôi khi dở khóc, dở cười khi mà hiện nay, trong một số chương trình đang có tình trạng người dẫn chương trình thực hiện công việc cầm kịch bản giới thiệu tiết mục, rất hiếm người được chuẩn bị trước. Báo TN cho biết có không ít trường hợp, đến gần giờ diễn, người dẫn chương trình mới chạy vào và nhà tổ chức giao kịch bản để rồi buộc họ cứ thế phải "tự xử"... Báo TN ghi lại một số trường hợp như sau.
Gần đây, các đài truyền hình làm live show nhiều nên các biên tập viên, phát thanh viên của họ cũng ra dẫn chương trình và không ít người đã bị "bơi" từ sô đầu tiên. Trong chương trình ca nhạc "Cho bạn cho tôi" của Lam Trường, Long Vũ là người dẫn chương trình. Từ Hà Nội anh bay vào TPSG trước giờ diễn chỉ đôi ba giờ. Hậu quả là giữa các tiết mục, anh bị hết vốn, lại nhắc về... Chiếc nón kỳ diệu, tệ hại hơn khi Lam Trường vào trong thay đồ hơi lâu, anh không biết nói gì hơn, đành hét toáng lên rồi chạy vào cánh gà tìm ca sĩ.

Trong chương trình "Những cánh chim không mỏi" , người dẫn chương trình phỏng vấn một nhà văn trên sân khấu nhà hát Bến Thành: "Tại sao gọi là kỳ nữ"", sau khi ông giải thích xong, cô lại hỏi: "Kỳ nữ khác với người thường ở chỗ nào"", đến lúc này thì nhà văn muốn nổi cáu, nói thẳng trên sân khấu: "Còn một câu về tập tuồng, sao cô không hỏi""
Có lẽ vì muốn thay đổi các gương mặt dẫn chương trình quen thuộc, không ít các nhà tổ chức đã mời cả ca sĩ, người mẫu nổi tiếng đảm nhận vai trò này. Trong chương trình ca nhạc "Dòng thời gian" trên sân Lan Anh (TP SG), v cô hoa hậu dẫn chương trình đã giới thiệu Phương Thanh hát bài Mẹ ơi (của nhạc sĩ Minh Châu) thành Mẹ yêu (Phương Uyên), và bài hát vừa xong cô hoa hậu nhìn Phương Thanh nói: Xin cảm ơn... Phương Uyên.
Bạn,
Báo TN ghi lại trường hợp ở một sân chơi khác: bài hát "Đạp xe ngang nhà em" được giới thiệu là "Đạp em ngang nhà xe!" Nói mà không uốn lưỡi bảy lần là cô ca sĩ dẫn chương trình một cuộc thi người mẫu tại Hà Nội. Cô đã giới thiệu thí sinh nữ cao 1.97m (thay vì 1.67m) làm khán giả bật cười, nhưng ở phần thi áo tắm, "thần khẩu hại xác phàm", cô xoay ngang nhìn anh dẫn chương trình chung với mình "phang" một câu "xanh rờn": " Khán giả nghĩ sao khi anh L.V của chúng ta... khỏa thân""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo SGGP, năm nào cũng vậy, cứ đến mùa lũ, bờ sông Hồng thuộc khu vực Hà Tây và Hà Nội lại sạt lở. Tuy nhiên, hiện nay đang mùa khô, tình trạng sạt lở vẫn diễn ra khiến hàng trăm ngôi nhà đứng trước nguy cơ bị sông Hồng "nuốt chửng".
Theo báo quốc nội, trên địa bàn huyện Đông Sơn của tỉnh Thanh Hóa, tỉnh cực Bắc của miền Trung, có một con sông được đào vào thời Hậu Lê, được dân địa phương gọi là sông Vua. Sông này đã tồn tại trên 3 thế kỷ, nhưng chỉ trong vòng hơn một thập niên qua, khi nghề xẻ đá bắt đầu manh nha tại địa phương vào năm1989, sông này đã bị huỷ diệt hoàn toàn.
Theo báo quốc nội, thời gian đây, loại hình chợ cóc, chợ "tự phát" ngày càng phát triển tràn lan ở các quận vùng ven và ngoại thành. Hiện trạng này đã ảnh hưởng lớn đến việc buôn bán của các tiểu thương ở các khu chợ chính, do khách bỏ chợ ra mua hàng ở các chợ cóc ven đường. Về giao thông, các chợ cóc này làm cho những tuyến đường huyết mạch của thành phố Sài Gòn vừa mới mở rộng giờ bỗng hẹp lại, và tình trạng an toàn giao thông cũng lộn xộn, gây nạn kẹt xe kéo dài hàng giờ.
Cuối năm, Sài Gòn tràn ngập những cơn gió lạnh. Cũng vào những ngày này, trên đường phố, có những phụ nữ dáng dấp quê mùa ăn mặc phong phanh, đẩy xe mua bán ve chai hoặc gánh hàng rong hòa vào dòng người xe trên phố. Vì hoàn cảnh, rất nhiều người trong số họ năm nay đành chấp nhận ăn Tết xa nhà.
Theo báo quốc nội, trong những tháng cuối năm 2005, tại các xã ven biển thuộc một số tỉnh miền Trung, những trận bão liên tiếp đã gây sạt lở các khu cư dân. Nhiều nơi, cư dân phải di dời khẩn cấp để tránh hiểm họa do triều cường gây ra. Tại tỉnh Quảng Nam, sau cơn bão số 8 vào tháng 11/2005, nhiều xóm làng chài tan hoang, các gia đình ngư dân sống trong cảnh khốn cùng.
Theo báo quốc nội, tại nhiều làng ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi, cứ đến mùa mưa lũ, nước dâng cao, chia cắt, cô lập thôn làng với thị trấn của huyện. Hệ thống giao thông và phương tiện di chuyển của dân các làng này là những con đò nhỏ qua sông. Vào những ngày mưa lớn, đò không vượt sông được, nguồn lương thực đã cạn, nhiều gia đình phải nhịn đói. Trong tình cảnh như thế, dân làng ước mong có chiếc cầu bắc qua sông.
Theo báo quốc nội, trong ba tháng qua, nhiều đường dây số đề trên địa bàn thành phố Sài Gòn đã bị phát giác, điều này cho thấy nạn số đề vẫn tiếp tục tồn tại, làm cho nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn cùng, nợ nần vì chơi số đề và thua đậm trong nhiều ngày. Trong loại hình cờ bạc này, chỉ có trùm các đường số đề là thu lời lớn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.