Hôm nay,  

Nghề Dẫn Chương Trình

20/10/200200:00:00(Xem: 5920)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, nghề dẫn chương trình tại VN là một nghề đôi khi dở khóc, dở cười khi mà hiện nay, trong một số chương trình đang có tình trạng người dẫn chương trình thực hiện công việc cầm kịch bản giới thiệu tiết mục, rất hiếm người được chuẩn bị trước. Báo TN cho biết có không ít trường hợp, đến gần giờ diễn, người dẫn chương trình mới chạy vào và nhà tổ chức giao kịch bản để rồi buộc họ cứ thế phải "tự xử"... Báo TN ghi lại một số trường hợp như sau.
Gần đây, các đài truyền hình làm live show nhiều nên các biên tập viên, phát thanh viên của họ cũng ra dẫn chương trình và không ít người đã bị "bơi" từ sô đầu tiên. Trong chương trình ca nhạc "Cho bạn cho tôi" của Lam Trường, Long Vũ là người dẫn chương trình. Từ Hà Nội anh bay vào TPSG trước giờ diễn chỉ đôi ba giờ. Hậu quả là giữa các tiết mục, anh bị hết vốn, lại nhắc về... Chiếc nón kỳ diệu, tệ hại hơn khi Lam Trường vào trong thay đồ hơi lâu, anh không biết nói gì hơn, đành hét toáng lên rồi chạy vào cánh gà tìm ca sĩ.

Trong chương trình "Những cánh chim không mỏi" , người dẫn chương trình phỏng vấn một nhà văn trên sân khấu nhà hát Bến Thành: "Tại sao gọi là kỳ nữ"", sau khi ông giải thích xong, cô lại hỏi: "Kỳ nữ khác với người thường ở chỗ nào"", đến lúc này thì nhà văn muốn nổi cáu, nói thẳng trên sân khấu: "Còn một câu về tập tuồng, sao cô không hỏi""
Có lẽ vì muốn thay đổi các gương mặt dẫn chương trình quen thuộc, không ít các nhà tổ chức đã mời cả ca sĩ, người mẫu nổi tiếng đảm nhận vai trò này. Trong chương trình ca nhạc "Dòng thời gian" trên sân Lan Anh (TP SG), v cô hoa hậu dẫn chương trình đã giới thiệu Phương Thanh hát bài Mẹ ơi (của nhạc sĩ Minh Châu) thành Mẹ yêu (Phương Uyên), và bài hát vừa xong cô hoa hậu nhìn Phương Thanh nói: Xin cảm ơn... Phương Uyên.
Bạn,
Báo TN ghi lại trường hợp ở một sân chơi khác: bài hát "Đạp xe ngang nhà em" được giới thiệu là "Đạp em ngang nhà xe!" Nói mà không uốn lưỡi bảy lần là cô ca sĩ dẫn chương trình một cuộc thi người mẫu tại Hà Nội. Cô đã giới thiệu thí sinh nữ cao 1.97m (thay vì 1.67m) làm khán giả bật cười, nhưng ở phần thi áo tắm, "thần khẩu hại xác phàm", cô xoay ngang nhìn anh dẫn chương trình chung với mình "phang" một câu "xanh rờn": " Khán giả nghĩ sao khi anh L.V của chúng ta... khỏa thân""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, trong năm 2003, công suất bia của cả VN đạt 1.29 tỷ lít, đến năm 2004 đã vượt lên 1.37 tỷ lít. Dự kiến năm 2005 sản lượng bia của toàn VN vượt xa mức 1.5 tỷ lít. Về tình hình kinh doanh, trong những năm qua đã có hàng chục nhà máy bia địa phương được đầu tư để rồi thua lỗ, vì không chen chân tìm được chỗ đứng trên thị trường.
Theo báo Người Lao Động, liên tục những ngày qua, tại miền Tây Nam phần, rất nhiều người hiếu kỳ từ khắp nơi kéo đến ấp An Thuận, xã Phú Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long để chứng kiến một cụ bà có thể nổi trên mặt nước. Cụ bà này tên làTrần Thị Đang, tuy đã 82 tuổi, nhưng rất khỏe mạnh, cách đây 12 năm, trong 1 lần xuống sông
Theo báo quốc nội, tại Lào Cai, miền Bắc VN, cơ quan điều tra của công an CSVN địa phương vừa khởi tố 8 người trong vụ án làm giả 500 ngôi mộ để nhận nửa tỷ đồng tiền đền bù giải tỏa đất của 1 dự án. Cầm đầu đường dây này lại là 1 cán bộ địa phương. Báo Công An CSVN ghi nhận diễn tiến vụ việc này như sau.
Tại tỉnh Hà Tây, miền Bắc VN, có 1 ngôi làng "nổi tiếng" về sản xuất hàng giả. Đó là làng Ngọc Động, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín. Từ nhiều năm nay, người dân nơi đây kiếm sống bằng nguồn hàng giả dán mác đủ loại. Làng này còn được các làng lân cận đặt cho biệt danh "làng buôn xuyên Đông Dương". Các sản phẩm như khoan, bạt, áo mưa...
Theo báo quốc nội, tại Sài Gòn, vẽ móng tay là một trong những dịch vụ đang thu hút nhiều phụ nữ trẻ theo học nhất hiện nay.Với sự ra đời của hàng loạt kỹ thuật làm đẹp và trang trí móng mới như: vẽ tranh trên móng, vẽ móng nổi, đính hạt đá, điêu khắc tạo hình, dán đề can... những người thợ làm móng đã biến những chiếc móng bình thường, đôi khi thô kệch thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Tại Sài Gòn, ngay sau khi kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học kết thúc vào ngày 8 tháng 6, các trung tâm luyện thi đại học đã đồng loạt khai giảng nhộn nhịp đón sĩ tử đến ghi danh các khóa luyện thi cấp tốc trong vòng 3 tuần lễ. Đa số thí sinh theo học tại các trung tâm luyện thi là học sinh từ các tỉnh đến, còn học sinh tại Sài Gòn thì luyện thi tại các lò riêng của các giảng viên giỏi.
Theo báo quốc nội, sau đợt khô hạn kéo dài, khu vực đồng bằng sông Cửu Long tại miền Tây Nam phần đang bước vào mùa mưa. Nước từ những trận mưa lớn đầu mùa đang khoét sâu các vết nứt ven sông, liên tiếp gây nên các vụ sạt lở lớn. Cư dân sống ven sông luôn lo sợ với hiểm họa này. Mới đây, tại thành phố Cần Thơ xảy ra 3 vụ sạt lở lớn , SGGP ghi nhận tình trạng sạt lở tại miền Tây như sau.
Theo báo quốc nội, tại huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, có làng Dư Dụ nổi tiếng về nghề đúc tượng Phật bằng gỗ. Làng nghề này có lịch sử mấy trăm năm, tưởng đã mai một vì đời sống của dân làng phải đối mặt với bao khó khăn, nhưng thời gian gần đây lại thịnh hành, biến vùng quê nghèo trở thành một địa điểm hấp dẫn những ai muốn tìm hiểu nguồn cơn linh khí cõi Phật.
Mùa thi tuyển sinh viên vào các trường đại học trong nước đến gần, các Trung tâm luyện thi ở các thành phố Sài Gòn, Hà Nội đang nóng dần lên, các sĩ tử dồn hết thời gian vào ôn thi đại học thì các lò luyện thi cấp tốc càng nóng. Tuy nhiên không phải ai ra thành phố ôn thi cũng vì mục đích duy nhất là "mua kiến thức".
Tại Sài Gòn, giới kinh doanh địa ốc ví nghề này như canh bạc, có ăn có thua. Không ít người chưa kịp ăn đã bị thua khi mua đất đụng phải nằm trong khu vực bị giải tỏa, mua đất chưa kịp bán đã giảm giá. Ngoài tư nhân kinh doanh đất, nhiều công ty địa ốc phá sản tính tốn nhữngsai lầm trong kinh doanh. Báo TT viết như sau.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.