Hôm nay,  

Nghề Dẫn Chương Trình

20/10/200200:00:00(Xem: 5906)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, nghề dẫn chương trình tại VN là một nghề đôi khi dở khóc, dở cười khi mà hiện nay, trong một số chương trình đang có tình trạng người dẫn chương trình thực hiện công việc cầm kịch bản giới thiệu tiết mục, rất hiếm người được chuẩn bị trước. Báo TN cho biết có không ít trường hợp, đến gần giờ diễn, người dẫn chương trình mới chạy vào và nhà tổ chức giao kịch bản để rồi buộc họ cứ thế phải "tự xử"... Báo TN ghi lại một số trường hợp như sau.
Gần đây, các đài truyền hình làm live show nhiều nên các biên tập viên, phát thanh viên của họ cũng ra dẫn chương trình và không ít người đã bị "bơi" từ sô đầu tiên. Trong chương trình ca nhạc "Cho bạn cho tôi" của Lam Trường, Long Vũ là người dẫn chương trình. Từ Hà Nội anh bay vào TPSG trước giờ diễn chỉ đôi ba giờ. Hậu quả là giữa các tiết mục, anh bị hết vốn, lại nhắc về... Chiếc nón kỳ diệu, tệ hại hơn khi Lam Trường vào trong thay đồ hơi lâu, anh không biết nói gì hơn, đành hét toáng lên rồi chạy vào cánh gà tìm ca sĩ.

Trong chương trình "Những cánh chim không mỏi" , người dẫn chương trình phỏng vấn một nhà văn trên sân khấu nhà hát Bến Thành: "Tại sao gọi là kỳ nữ"", sau khi ông giải thích xong, cô lại hỏi: "Kỳ nữ khác với người thường ở chỗ nào"", đến lúc này thì nhà văn muốn nổi cáu, nói thẳng trên sân khấu: "Còn một câu về tập tuồng, sao cô không hỏi""
Có lẽ vì muốn thay đổi các gương mặt dẫn chương trình quen thuộc, không ít các nhà tổ chức đã mời cả ca sĩ, người mẫu nổi tiếng đảm nhận vai trò này. Trong chương trình ca nhạc "Dòng thời gian" trên sân Lan Anh (TP SG), v cô hoa hậu dẫn chương trình đã giới thiệu Phương Thanh hát bài Mẹ ơi (của nhạc sĩ Minh Châu) thành Mẹ yêu (Phương Uyên), và bài hát vừa xong cô hoa hậu nhìn Phương Thanh nói: Xin cảm ơn... Phương Uyên.
Bạn,
Báo TN ghi lại trường hợp ở một sân chơi khác: bài hát "Đạp xe ngang nhà em" được giới thiệu là "Đạp em ngang nhà xe!" Nói mà không uốn lưỡi bảy lần là cô ca sĩ dẫn chương trình một cuộc thi người mẫu tại Hà Nội. Cô đã giới thiệu thí sinh nữ cao 1.97m (thay vì 1.67m) làm khán giả bật cười, nhưng ở phần thi áo tắm, "thần khẩu hại xác phàm", cô xoay ngang nhìn anh dẫn chương trình chung với mình "phang" một câu "xanh rờn": " Khán giả nghĩ sao khi anh L.V của chúng ta... khỏa thân""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo SGGP, đến nay, ở các chợ tại thành phố Sài Gòn vẫn tồn tại hàng chục đường dây hụi lớn mà mỗi dây, các con hụi chơi hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Hình thức tín dụng này đã trở thành phổ biến và là giải pháp kịp thời nhất đối với họ trong buôn bán làm ăn và nhiều hoàn cảnh khác. Báo SGGP viết về hoạt động tín dụng hụi tại các chợ Sài Gòn như sau.
Theo thông cáo của Bộ Giáo dục-Đào tạo CSVN, kỳ thi tuyển sinh viên vào các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tại VN niên khóa 2005-2006 sẽ diễn ra từ 4/7 đến 22/7/2005 với 3 đợt thi cho các ngành học và các loại trường. Ngay từ tháng 4, các lò luyện thi đã "vận hành" tối đa tốc lực để thu hút học sinh theo học các lớp luyện thi cấp tốc.
Theo báo quốc nội, thành phố Vũng Tàu hiện nay tràn ngập nạn hàng rong. Cấm cứ cấm, dẹp cứ dẹp, nhưng tồn tại vẫn cứ tồn tại. Còn hơn thế, hàng rong ngày càng phát triển hơn, hàng trăm gánh hàng rong, xe đẩy hàng rong, xe đạp hàng rong và... xe nổ hàng rong mỗi ngày túa ra khắp các Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa. Người ta gọi đó là "chợ" chạy. Báo Bà Rịa-Vũng Tàu viết như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, thời gian gần đây, các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố Sài Gòn đã phát giác nhiều vụ in lậu sách giáo khoa dành cho học sinh trung học. Báo quốc nội dẫn báo cáo của Nhà Xuất bản Giáo Dục (NXBGD) tại thành phố Sài Gòn cho biết tình trạng in lậu sách của nhà xuất bản này trong thời gian qua ở mức báo động. SGGP ghi nhận thực trạng này như sau.
Trên địa bàn quận 8 thành phố Sài Gòn, có 1 đội công nhân chuyên vớt rác trên sông rạch. Vớt những mảng rác đặc quánh trên dòng kênh không làm cho các công nhân đội này ngán bằng ngâm mình dưới làn nước vừa lạnh vừa bẩn để cắt cỏ dại bám rễ từng mảng lớn không thể vớt được. Mà đã lội trong rác thì chuyện đạp phải đinh, miểng chai
Theo báo quốc nội, luật doanh nghiệp hiện hành tại VN có rất nhiều thiếu sót về pháp lý, tạo cơ hội cho nhiều gian thương lợi dụng để cho ra đời hàng loạt các công ty "vô trách nhiệm vô hạn" với những giám đốc "cuội", không kinh doanh mà chỉ lừa đảo. Báo Công An ghi nhận hiện trạng này qua một trường hợp như sau.
Tại miền Tây Nam phần VN, các tỉnh duyên hải đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi với những bãi nghêu trù phú giúp nhiều nông dân mưu sinh thoát nghèo. Tuy nhiên, khoảng một tháng nay "mỏ nghêu" rộng lớn ở vùng này xuất hiện dịch bệnh làm nghêu chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn. Hàng ngàn gia đình nông dân đang mất ăn mất ngủ, và khi mà nghêu vẫn tiếp tục chết.
Theo báo quốc nội, cư dân Sài Gòn ăn suốt ngày suốt đêm, ăn tận hang cùng ngõ hẻm đến các nhà hàng sang trọng, có cả những khu ăn tập trung như: phố đêm chợ Bến Thành, đường Phan Xích Long, khu Miếu Nổi dọc kênh Nhiêu Lộc quận Phú Nhuận hay đường Tản Đà quận 5... Và quận huyện nào cũng có những "làng" ăn. Báo Thanh Niên viết như sau.
Tại VN, những sinh viên trọ học xa nhà luôn luôn phải vật lộn với hàng trăm khoản tiền như học phí, tiền ăn, tiền ở, tiền quán xá Đó là chưa kể những khoản vặt vãnh không tên khác. Nhiều sinh viên đã mắc nợ như"Chúa Chổm", lâm vào tình cảnh khốn đốn. Báo Thanh Niên ghi nhận tình cảnh của một số sinh viên khốn đốn vì nợ nần như sau.
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang khoảng hơn 40km có ngôi chợ khá lạ, có thể nói là hiếm trong hàng ngàn ngôi chợ ở miền Trung bởi hàng bán ở chợ chỉ độc một món duy nhất: cỏ. Đặc biệt, người bán cỏ tại chợ này đều là nông dân. Họ đi cắt cỏ chở về chợ bán. Miếng ăn hằng ngày của các gia đình ở đây chính yếu từ cỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.