Hôm nay,  

Nghề Dẫn Chương Trình

20/10/200200:00:00(Xem: 5899)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, nghề dẫn chương trình tại VN là một nghề đôi khi dở khóc, dở cười khi mà hiện nay, trong một số chương trình đang có tình trạng người dẫn chương trình thực hiện công việc cầm kịch bản giới thiệu tiết mục, rất hiếm người được chuẩn bị trước. Báo TN cho biết có không ít trường hợp, đến gần giờ diễn, người dẫn chương trình mới chạy vào và nhà tổ chức giao kịch bản để rồi buộc họ cứ thế phải "tự xử"... Báo TN ghi lại một số trường hợp như sau.
Gần đây, các đài truyền hình làm live show nhiều nên các biên tập viên, phát thanh viên của họ cũng ra dẫn chương trình và không ít người đã bị "bơi" từ sô đầu tiên. Trong chương trình ca nhạc "Cho bạn cho tôi" của Lam Trường, Long Vũ là người dẫn chương trình. Từ Hà Nội anh bay vào TPSG trước giờ diễn chỉ đôi ba giờ. Hậu quả là giữa các tiết mục, anh bị hết vốn, lại nhắc về... Chiếc nón kỳ diệu, tệ hại hơn khi Lam Trường vào trong thay đồ hơi lâu, anh không biết nói gì hơn, đành hét toáng lên rồi chạy vào cánh gà tìm ca sĩ.

Trong chương trình "Những cánh chim không mỏi" , người dẫn chương trình phỏng vấn một nhà văn trên sân khấu nhà hát Bến Thành: "Tại sao gọi là kỳ nữ"", sau khi ông giải thích xong, cô lại hỏi: "Kỳ nữ khác với người thường ở chỗ nào"", đến lúc này thì nhà văn muốn nổi cáu, nói thẳng trên sân khấu: "Còn một câu về tập tuồng, sao cô không hỏi""
Có lẽ vì muốn thay đổi các gương mặt dẫn chương trình quen thuộc, không ít các nhà tổ chức đã mời cả ca sĩ, người mẫu nổi tiếng đảm nhận vai trò này. Trong chương trình ca nhạc "Dòng thời gian" trên sân Lan Anh (TP SG), v cô hoa hậu dẫn chương trình đã giới thiệu Phương Thanh hát bài Mẹ ơi (của nhạc sĩ Minh Châu) thành Mẹ yêu (Phương Uyên), và bài hát vừa xong cô hoa hậu nhìn Phương Thanh nói: Xin cảm ơn... Phương Uyên.
Bạn,
Báo TN ghi lại trường hợp ở một sân chơi khác: bài hát "Đạp xe ngang nhà em" được giới thiệu là "Đạp em ngang nhà xe!" Nói mà không uốn lưỡi bảy lần là cô ca sĩ dẫn chương trình một cuộc thi người mẫu tại Hà Nội. Cô đã giới thiệu thí sinh nữ cao 1.97m (thay vì 1.67m) làm khán giả bật cười, nhưng ở phần thi áo tắm, "thần khẩu hại xác phàm", cô xoay ngang nhìn anh dẫn chương trình chung với mình "phang" một câu "xanh rờn": " Khán giả nghĩ sao khi anh L.V của chúng ta... khỏa thân""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, liên tục trong 2 năm trở lại đây, tình trạng khai thác chui vàng ở vùng núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị trở thành một thảm trạng xã hội. Liên tiếp trong hai năm 2003-2004, có trên 10 vụ sập hầm, làm hàng chục người bị thương, 1 người chết. SGGP ghi nhận về thảm họa từ việc khai thác tại vùng này như sau.
Theo báo quốc nội, tại TPSG, một bộ phận giới trẻ đang từng ngày làm nghẹt thở dư luận bằng trào lưu đi "cắn" rồ dại. Đi "cắn" trở thành tiếng lóng quen thuộc để chỉ những tay chơi thuốc lắc qua thao tác dùng lưỡi cắn nát những viên thuốc trước khi hóa rồ. Báo Công An TPSG ghi nhận hiện trạng này như sau. Vưà qua, vũ trường L.H (Blue cũ) tiếp tục bị công an kiểm tra
Tại miền Trung, có làng Phò Trạch thuộc xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những làng quê có lịch sử lâu đời ở Thừa Thiên Huế. Đây là vùng đất mang đậm dấu tích của thời di dân vào phương Nam cách đây hơn 600 năm. Tại làng này có nghề đan chiếu đệm được ghi vào sử sách. Báo Nét Cố Đô viết về làng này như sau.
Theo báo quốc nội, tại các quận vùng ven thành phố Sài Gòn, những điểm mua bán và tái chế phế liệu hoạt động tràn lan ở vùng ven kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng Chủ riêng tại 1 phường ở quận Tân Phú (quận mới, tách từ quận Tân Bình) , toàn phường có hơn 20 điểm chuyên mua bán, tái chế phế liệu và hầu hết nằm xen lẫn trong khu dân cư vừa gây ô nhiễm môi trường
Còn hơn một tháng nữa mới đến kỳ thi tốt nghiệp bậc trung học cở sở (lớp 9), trung học phổ thông (lớp 12) nhưng không khí học hàng ở các trường trên địa bàn thành phố Sài Gòn đã trở nên " sôi động và hết sức căng thẳng". Học sinh phải đối mặt với việc tăng gần gấp đôi thời lượng học tập, khảo bài, học thêm đối với tất cả các môn thi tốt nghiệp.
Tại xã Đông Quang, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, trước tình trạng ngai của thánh đủ loại sắc phong, đồ thờ ở rất nhiều ngôi đình đã bị kẻ cắp lấy mất, người dân đã sắm khóa xích sắt to để xích ngai, cất đồ nhà thánh vào các nhà kho rồi bắt vít với những khối bê tông lớn được chôn ngầm dưới đất. Báo An Ninh Thế Giới viết về chuyện này như sau.
Theo báo quốc nội, trước mỗi mùa thi tốt nghiệp trung học bậc cơ sở (lớp 9) và trung học phổ thông (lớp 12) bộ Giáo dục CSVN thường đưa nhiều phương cách để đánh giá "thành tích" của mỗi trường, của mỗi giáo viên. Một trong những phương cách đó là việc dùng tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp làm yếu tố đánh giá thi đua ở bậc học phổ thông đang làm khốn khổ thầy và trò vì những mặt trái của nó.
Theo báo quốc nội dẫn báo cáo của Sở Giao thông công chính thành phố Sài Gòn vưà cho biết, hiện nay ở thành phố Sài Gòn có 102 tên đường trùng nhau ở 280 con đường. Tình trạng trùng tên đường quá nhiều không những gây khó khăn cho các bưu tín viên ngành bưu điện khi phân phối thư, mà còn gây ngộ nhận trong giao dịch và sinh hoạt của người dân.
Theo báo quốc nội dẫn báo cáo của các cơ quan kiểm định về nhà đất, hơn 100 chung cư cũ trên địa bàn thành phố Sài Gòn đang phải đối diện với nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Thế nhưng hiện có hơn 30 ngàn gia đình cư dân vẫn sinh sống "bình chân như vại" trong các chung cư này. Tin Nhanh VN ghi nhận thực trạng tại các chung cư cũ ở Sài Gòn như sau.
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, cư dân tại nhiều quận, huyện ngoại thành bị thiếu nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiệt độ đã lên rất cao, nguồn nước tại nhiều khu vực bị cạn kiệt. Báo Lao Động ghi nhận về tình trạng nguồn nước trên địa bàn thành phố SG như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.