Hôm nay,  

Nghề Dẫn Chương Trình

20/10/200200:00:00(Xem: 5890)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, nghề dẫn chương trình tại VN là một nghề đôi khi dở khóc, dở cười khi mà hiện nay, trong một số chương trình đang có tình trạng người dẫn chương trình thực hiện công việc cầm kịch bản giới thiệu tiết mục, rất hiếm người được chuẩn bị trước. Báo TN cho biết có không ít trường hợp, đến gần giờ diễn, người dẫn chương trình mới chạy vào và nhà tổ chức giao kịch bản để rồi buộc họ cứ thế phải "tự xử"... Báo TN ghi lại một số trường hợp như sau.
Gần đây, các đài truyền hình làm live show nhiều nên các biên tập viên, phát thanh viên của họ cũng ra dẫn chương trình và không ít người đã bị "bơi" từ sô đầu tiên. Trong chương trình ca nhạc "Cho bạn cho tôi" của Lam Trường, Long Vũ là người dẫn chương trình. Từ Hà Nội anh bay vào TPSG trước giờ diễn chỉ đôi ba giờ. Hậu quả là giữa các tiết mục, anh bị hết vốn, lại nhắc về... Chiếc nón kỳ diệu, tệ hại hơn khi Lam Trường vào trong thay đồ hơi lâu, anh không biết nói gì hơn, đành hét toáng lên rồi chạy vào cánh gà tìm ca sĩ.

Trong chương trình "Những cánh chim không mỏi" , người dẫn chương trình phỏng vấn một nhà văn trên sân khấu nhà hát Bến Thành: "Tại sao gọi là kỳ nữ"", sau khi ông giải thích xong, cô lại hỏi: "Kỳ nữ khác với người thường ở chỗ nào"", đến lúc này thì nhà văn muốn nổi cáu, nói thẳng trên sân khấu: "Còn một câu về tập tuồng, sao cô không hỏi""
Có lẽ vì muốn thay đổi các gương mặt dẫn chương trình quen thuộc, không ít các nhà tổ chức đã mời cả ca sĩ, người mẫu nổi tiếng đảm nhận vai trò này. Trong chương trình ca nhạc "Dòng thời gian" trên sân Lan Anh (TP SG), v cô hoa hậu dẫn chương trình đã giới thiệu Phương Thanh hát bài Mẹ ơi (của nhạc sĩ Minh Châu) thành Mẹ yêu (Phương Uyên), và bài hát vừa xong cô hoa hậu nhìn Phương Thanh nói: Xin cảm ơn... Phương Uyên.
Bạn,
Báo TN ghi lại trường hợp ở một sân chơi khác: bài hát "Đạp xe ngang nhà em" được giới thiệu là "Đạp em ngang nhà xe!" Nói mà không uốn lưỡi bảy lần là cô ca sĩ dẫn chương trình một cuộc thi người mẫu tại Hà Nội. Cô đã giới thiệu thí sinh nữ cao 1.97m (thay vì 1.67m) làm khán giả bật cười, nhưng ở phần thi áo tắm, "thần khẩu hại xác phàm", cô xoay ngang nhìn anh dẫn chương trình chung với mình "phang" một câu "xanh rờn": " Khán giả nghĩ sao khi anh L.V của chúng ta... khỏa thân""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hàng năm, từ sau Tết Dương Lịch, tại Sài Gòn, Hà Nội, các lò các lò luyện thi đại học đã đông nghẹt học sinh, thế nhưng thì năm nay tình hình diễn ra ngược lại. Tại Hà Nội, mọi năm từ trước sau tháng Giêng, các sĩ tử từ các tỉnh đã ùn ùn kéo nhau ra các lò luyện thi ở thành phố này để ghi danh học chương trình ôn luyện cấp tốc.
Thời gian gần đây, tại các khu vực cư dân bị giải tỏa, các công trình xây dựng trên địa bàn TPSG, luôn có một số người thường xuyên túc trực nhằm tìm kiếm những món đồ bị vứt đi. Được xem là "giới quí tộc" trong nghề ve chai, thành phần này rất kén đồ để nhặt, họ chỉ chọn những thứ có giá để đem bán cho các lái thương, chủ vựa thu mua phế liệu, hàng cũ.
Tại tỉnh Bạc Liêu có 1 khu vực được cư dân địa phương gọi là "khu đất hoàng gia". Đó là tên gọi từ người dân hai xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, đặt cho khu đất thuộc rừng phòng hộ ven biển của xã Vĩnh Thịnh. Các cán bộ có đất đã cho người dân mướn lại để thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Tại miền Tây Nam phần, cư dân sống ở các khu vực ven rừng đang phải đối mặt với hiểm họa cháy rừng. Tại khu rừng U Minh hạ, trong tháng 4 này, nắng như chụp lên những thân tràm. Dưới các dòng kênh mang màu sẫm đặc trưng của rừng, nước sắp sửa cạn, có nơi chỉ còn chưa đầy 0,5m. U Minh hạ bây giờ chỉ cần một tàn thuốc rơi vô ý là có thể gây ra thảm họa cháy rừng.
Theo báo quốc nội, ngày 7/4/2005 vưà qua, Công an CSVN Hà Nội đã phát giác 1 đường dây chuyên sử dụng các hình thức làm giả giấy tờ, văn bằng, sử dụng con dấu giả, tổ chức thi hộ, thi kèm… để đưa người vào các trường đại học, cao đẳng tại thành phố HN. Tại nhà can phạm cầm đầu đường dây, Công an CSVN đã tìm thấy 35 con dấu các loại được chế tác thủ công bằng gỗ và sắt
Cách đây một năm, báo quốc nội loan tin bộ sách dịch "Nghìn lẻ một đêm" của dịch giả Phan Quang đã bị 1 người đạo văn tên là Trịnh Xuân Hoành chôm gần nguyên bản dịch. Người đạo văn đã đến tận nhà riêng xin lỗi người dịch. Giám đốc Nhà Xuất bản công khai nhận lỗi trên báo. Vụ đạo văn "khép lại" theo cách xử sự ít nhiều có văn hóa của các bên.
Theo báo quốc nội, khô hạn và nắng nóng ngày càng diễn ra gay gắt, người dân TPSG đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch để sử dụng. Để có nước sinh hoạt hàng ngày, người dân phải mua lại với giá cao.Tình trạng này không chỉ khiến người dân than trời mà ban giám đốc các chi nhánh cấp nước cũng khốn đốn vì nguồn nước cung cấp cho các chi nhánh đang giảm dần
Theo một nhà nghiên cứu "văn hóa ẩm thực", tại Huế, uống cà phê vỉa hè đã là một phần nhịp thở đầu ngày của đời sống Huế. Bởi người ta uống cà phê vỉa hè không đơn thuần là uống cà phê, mà là uống cái hồn Huế. Báo Net Cô Đô viết như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại các khu công nghiệp ở Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, đại đa số công nhân phải tự tìm chỗ trọ tại các phường, xã gần khu vực nhà máy. Từ nhu cầu này, nhiều khu nhà trọ, làng công nhân đã hình thành. Báo Hà Nội Mới viết về 1 làng công nhân bên sông Hồng qua đoạn ký sự như sau.
Khánh Hòa là xứ Trầm hương. Trầm hương Khánh Hòa đã đi vào sử sách. Bởi ngày xưa, vùng đất này có mật độ trầm hương dày đặc. Qua thời gian khai thác, trầm hương trên rừng núi Khánh Hòa hầu như không còn nữa. Gần đây, nhiều tổ chức và cá nhân bắt đầu trồng lại cây dó, kích ứng cho nó tạo trầm. Báo Khánh Hòa viết về chuyện đi tìm trầm ở Khánh Hòa qua đoạn ký sự như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.