Hôm nay,  

Nghề Dẫn Chương Trình

20/10/200200:00:00(Xem: 5820)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, nghề dẫn chương trình tại VN là một nghề đôi khi dở khóc, dở cười khi mà hiện nay, trong một số chương trình đang có tình trạng người dẫn chương trình thực hiện công việc cầm kịch bản giới thiệu tiết mục, rất hiếm người được chuẩn bị trước. Báo TN cho biết có không ít trường hợp, đến gần giờ diễn, người dẫn chương trình mới chạy vào và nhà tổ chức giao kịch bản để rồi buộc họ cứ thế phải "tự xử"... Báo TN ghi lại một số trường hợp như sau.
Gần đây, các đài truyền hình làm live show nhiều nên các biên tập viên, phát thanh viên của họ cũng ra dẫn chương trình và không ít người đã bị "bơi" từ sô đầu tiên. Trong chương trình ca nhạc "Cho bạn cho tôi" của Lam Trường, Long Vũ là người dẫn chương trình. Từ Hà Nội anh bay vào TPSG trước giờ diễn chỉ đôi ba giờ. Hậu quả là giữa các tiết mục, anh bị hết vốn, lại nhắc về... Chiếc nón kỳ diệu, tệ hại hơn khi Lam Trường vào trong thay đồ hơi lâu, anh không biết nói gì hơn, đành hét toáng lên rồi chạy vào cánh gà tìm ca sĩ.

Trong chương trình "Những cánh chim không mỏi" , người dẫn chương trình phỏng vấn một nhà văn trên sân khấu nhà hát Bến Thành: "Tại sao gọi là kỳ nữ"", sau khi ông giải thích xong, cô lại hỏi: "Kỳ nữ khác với người thường ở chỗ nào"", đến lúc này thì nhà văn muốn nổi cáu, nói thẳng trên sân khấu: "Còn một câu về tập tuồng, sao cô không hỏi""
Có lẽ vì muốn thay đổi các gương mặt dẫn chương trình quen thuộc, không ít các nhà tổ chức đã mời cả ca sĩ, người mẫu nổi tiếng đảm nhận vai trò này. Trong chương trình ca nhạc "Dòng thời gian" trên sân Lan Anh (TP SG), v cô hoa hậu dẫn chương trình đã giới thiệu Phương Thanh hát bài Mẹ ơi (của nhạc sĩ Minh Châu) thành Mẹ yêu (Phương Uyên), và bài hát vừa xong cô hoa hậu nhìn Phương Thanh nói: Xin cảm ơn... Phương Uyên.
Bạn,
Báo TN ghi lại trường hợp ở một sân chơi khác: bài hát "Đạp xe ngang nhà em" được giới thiệu là "Đạp em ngang nhà xe!" Nói mà không uốn lưỡi bảy lần là cô ca sĩ dẫn chương trình một cuộc thi người mẫu tại Hà Nội. Cô đã giới thiệu thí sinh nữ cao 1.97m (thay vì 1.67m) làm khán giả bật cười, nhưng ở phần thi áo tắm, "thần khẩu hại xác phàm", cô xoay ngang nhìn anh dẫn chương trình chung với mình "phang" một câu "xanh rờn": " Khán giả nghĩ sao khi anh L.V của chúng ta... khỏa thân""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hàng ngày, trên địa bàn xã Nhơn Phú, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long, cứ vào 4 giờ sáng, từng tốp người từ các ngả kéo đến chợ Nhơn Phú (ấp Phú Thọ, xã Nhơn Phú). Người đi xuồng, người đi xe đạp, rồi lặng lẽ chọn một chỗ nằm, ngồi dưỡng sức để chuẩn bị cho một ngày bán sức lao động. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Tại miền Tây, ở vùng Đồng Tháp Mười, hoạt động săn bắt chuột diễn ra quanh năm nhưng tập trung nhất là vào đầu mùa lũ. Khi nước tràn vào mặt ruộng, chuột đồng rút lên gò cao, sống nấp trong lau sậy um tùm hoặc làm tổ trên những thân cây tràm, cây gáo. Người ta gọi hiện tượng này là nước lên, chuột lên. Báo SGGP viết như sau.
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, hệ thống đường sá ở ngoại thành Sài Gòn đang trong tình trạng hư hại nặng. Nhiều con đường đầy những hố rất sâu, những hòn đá nhô lên giưã hố. Mỗi khi di chuyển trên các đoạn đường này, xe tải, xe gắn máy, trồi lên sụp xuống, lúc ngả sang trái, lúc nghiêng sang phải, lưu thông rất chật vật bởi những vũng sâu bùn sình nhầy nhụa khắp mặt đường.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại nội thành SG có những vũ trường đặc biệt: không gái nhảy, không rượu mạnh, không âm nhạc gầm rú. Đó là những vũ trường chỉ âm thầm hoạt động vào lúc 2-3 giờ chiều hoặc 9-10 giờ sáng. Khách là những quý bà cô đơn đến đây để giải sầu và tâm sự với bạn nhảy là những chàng trai khéo chiều. Tin Nhanh VN ghi nhận như sau.
Trên địa bàn thành phố Sài Gòn, đường Lê Thánh Tôn, quận 1, có rất nhiều hàng quán, chính yếu bán hàng thủ công mỹ nghệ, vải, lụa... phục vụ du khách. Cũng trên con đường này có không dưới hai chục thợ sửa giày, nép mình dưới mái hiên, lùi sâu vào vỉa hè. Chỉ cần một cái bàn con con, hai chiếc ghế nhựa và một số đôi giày cũ cùng keo, kéo, kìm
Tại tỉnh Quảng Trị, có một ông có gần 100 người con của hơn 20 bà vợ, trong đó có 13 bà đang sống chung với ông và các con trong cùng 1 xóm nhà, những bà vợ khác sống tại nhiều nơi từ miền Trung đến miền Nam. Hơn một nửa số vợ của ông đều nằm trong thành phần chết chồng, chồng bỏ. Ông bày tỏ rằng mình chúa ghét những gã đàn ông "quất ngựa truy phong".
Theo ghi nhận của báo quốc nội, ngày nay, tại Sài Gòn và một số thành phố lớn của VN, không chỉ phụ nữ giải phẫu thẩm mỹ để làm đẹp mà đàn ông và cả một số bà lão tuổi lục tuần cũng khoái đi thẩm mỹ viện sửa tướng để "ăn nên làm ra", để gia đình sung túc, để giữ vận may phước lành cho con cháu... Báo Kinh Tế Đô Thị viết như sau.
Theo báo quốc nội, tại TPSG có một họa sĩ đã mở xưởng làm tranh từ cánh bướm. Hàng nghìn cánh bướm ẩn hiện "dệt" nên những bức tranh hoàn chỉnh với nhiều đề tài như phố, làng quê Việt Nam. Tranh làm từ cánh bướm của họa sĩ này, được bày bán ở Diamond Plaza, TPSG, đang là mặt hàng hút khách, đặc biệt là khách chuộng "đồ độc". Tin Nhanh VN viết như sau.
Thành phố Sài Gòn về đêm có nhiều con phố không ngủ với những quán khuya đủ loại: quán trong các ngõ hẻm, quán khuya di động với những xe hủ tiếu bán rong, quán khuya bán cho những thực khách khá giả. Báo Sài Gòn Tiếp Thị viết về các quán khuya ở Sài Gòn như sau.
Trên con đường thiên lý Bắc- Nam, ai qua Đồng Hới thị xã tỉnh lỵ của Quảng Bình vừa trở thành thành phố sẽ gặp "Quảng Bình quan" và Lũy Thầy nằm bên bờ Nhật Lệ. Tại tỉnh này, tỉnh của những di tích- danh thắng nổi tiếng, đã có nhiều di tích bị bỏ quên. Báo SGGP viết như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.