Hôm nay,  

Nghề Dẫn Chương Trình

20/10/200200:00:00(Xem: 5806)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, nghề dẫn chương trình tại VN là một nghề đôi khi dở khóc, dở cười khi mà hiện nay, trong một số chương trình đang có tình trạng người dẫn chương trình thực hiện công việc cầm kịch bản giới thiệu tiết mục, rất hiếm người được chuẩn bị trước. Báo TN cho biết có không ít trường hợp, đến gần giờ diễn, người dẫn chương trình mới chạy vào và nhà tổ chức giao kịch bản để rồi buộc họ cứ thế phải "tự xử"... Báo TN ghi lại một số trường hợp như sau.
Gần đây, các đài truyền hình làm live show nhiều nên các biên tập viên, phát thanh viên của họ cũng ra dẫn chương trình và không ít người đã bị "bơi" từ sô đầu tiên. Trong chương trình ca nhạc "Cho bạn cho tôi" của Lam Trường, Long Vũ là người dẫn chương trình. Từ Hà Nội anh bay vào TPSG trước giờ diễn chỉ đôi ba giờ. Hậu quả là giữa các tiết mục, anh bị hết vốn, lại nhắc về... Chiếc nón kỳ diệu, tệ hại hơn khi Lam Trường vào trong thay đồ hơi lâu, anh không biết nói gì hơn, đành hét toáng lên rồi chạy vào cánh gà tìm ca sĩ.

Trong chương trình "Những cánh chim không mỏi" , người dẫn chương trình phỏng vấn một nhà văn trên sân khấu nhà hát Bến Thành: "Tại sao gọi là kỳ nữ"", sau khi ông giải thích xong, cô lại hỏi: "Kỳ nữ khác với người thường ở chỗ nào"", đến lúc này thì nhà văn muốn nổi cáu, nói thẳng trên sân khấu: "Còn một câu về tập tuồng, sao cô không hỏi""
Có lẽ vì muốn thay đổi các gương mặt dẫn chương trình quen thuộc, không ít các nhà tổ chức đã mời cả ca sĩ, người mẫu nổi tiếng đảm nhận vai trò này. Trong chương trình ca nhạc "Dòng thời gian" trên sân Lan Anh (TP SG), v cô hoa hậu dẫn chương trình đã giới thiệu Phương Thanh hát bài Mẹ ơi (của nhạc sĩ Minh Châu) thành Mẹ yêu (Phương Uyên), và bài hát vừa xong cô hoa hậu nhìn Phương Thanh nói: Xin cảm ơn... Phương Uyên.
Bạn,
Báo TN ghi lại trường hợp ở một sân chơi khác: bài hát "Đạp xe ngang nhà em" được giới thiệu là "Đạp em ngang nhà xe!" Nói mà không uốn lưỡi bảy lần là cô ca sĩ dẫn chương trình một cuộc thi người mẫu tại Hà Nội. Cô đã giới thiệu thí sinh nữ cao 1.97m (thay vì 1.67m) làm khán giả bật cười, nhưng ở phần thi áo tắm, "thần khẩu hại xác phàm", cô xoay ngang nhìn anh dẫn chương trình chung với mình "phang" một câu "xanh rờn": " Khán giả nghĩ sao khi anh L.V của chúng ta... khỏa thân""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những ngày vưà qua, mực nước lũ tại đồng bằng sông Cửu Long tại miền Tây Nam phần có nơi đã vượt quá mức báo động nguy hiểm. Nhiều trường trung, tiểu học phải cho học sinh tạmnghỉ học do lũ lên cao. Trong tình hình đó, người dân nơi đây sẵn sàng đối mặt với những hiểm nguy, đồng thời chuẩn bị cho vụ mùa sau lụt. Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng tại một số khu vực ở miền Tây trong mùa lũ này như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại nhiều trường tiểu học ở ngoại thành Sài Gòn, có những học sinh mặc dù đã học đến lớp 5 các em vẫn không thể ráp vần, không biết làm cộng trừ đơn giản. Thế nhưng kết quả học tập lại không có điểm dưới trung bình, thậm chí toàn điểm 8-9. Em nào quá kém thì được giáo viên sửa nâng điểm lên cho đạt thành tích.
Khác với mọi năm, sau khi lũ rút, các bờ sông ở miền Tây Nam phần mới bắt đầu mùa sạt lở, năm nay ngay khi lũ vừa về với cường suất cao, tình trạng sạt lở đã diễn ra gay gắt trên nhiều nhánh sông, đe dọa đời sống cư dân và các vườn cây ăn trái. Trong khi đó, các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu để đối phó với sạt lở. Báo Lao Động viết như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, vào giờ tan học, tại nhiều trường trung học phổ thông (lớp 10-12) ở Sài Gòn, các nữ sinh vừa bước ra khỏi cổng là vội cuốn ngay tà áo dài vắt lên cạp quần.Để bớt vướng víu, nhiều nữ sinh còn cột hai tà lại với nhau. Chiếc áo dài bị "biến tấu" thành chiếc "áo tứ thân" với "mớ bảy mớ ba" lòng thòng.
Theo báo Tuổi Trẻ, tại nhiều trường đại học ở SG, Hà Nội, nhiều tân sinh viên dù chưa học ngày nào nhưng khi xin rút hồ sơ chuyển trường, đều bị trừ đến 50% học phí đã đóng. Báo TT ghi lại trường hợp một phụ huynh từ Ninh Thuận ấm ức kể chuyện gia đình ông bỗng nhiên mất không 700 ngàn đồng, tức bằng nửa khoản học phí vừa mới nộp vào một trường Đại học dân lập
Trong các loại điện thoại di động bày bán tại TPSG, có một loại điện thoại mà giới bán chợ trời gọi là điện thoại "ve chai". Đó là những chiếc điện thoại có nguồn gốc từ cướp giật, nhập lậu, đã cũ hoặc hàng kém chất lượng, được rao bán trên một số tuyến đường ở Sài Gòn với giá rất rẻ. Báo Pháp Luật ghi nhận về việc mua bán loại điện thoại này như sau.
Hạ tuần tháng 9 vưà qua, tòa án CSVN thành phố Đà Nẵng đã mở phiên tòa xét xử 1 thanh niên tên là Trần Công Tuấn, học viên của 1 trung tâm dạy nghề về tội cướp của. Điều đáng nói là nguyên nhân hành vi phạm tội của can phạm là khoản tiền trả học phí.Trong thời gian diễn ra phiên xử, những người dự khán phiên tòa đã lặng đi
Theo ghi nhận của báo quốc nội, trò cờ bạc đánh đề theo kết quả xổ số ngày càng phát triển mạnh trên toàn VN. Mặc dù các cơ quan chức năng CSVN tại các địa phương đã mở nhiều đợt truy bắt các chủ đề, đại lý số đề, nhưng hoạt động đánh đề vẫn diễn ra hàng ngày.
Gần các khu công nghiệp trên tỉnh Bình Dương, có những phiên chợ bình dân mọc lên với khách hàng là công nhân sau giờ tan ca. Đó cũng là nơi gặp gỡ của công nhân nam nữ, một cách tự nhiên nó trở thành "chợ tình" tự phát dành cho công nhân xa xứ. Báo Người Lao Động viết như sau.
Tại các vũ trường, quán bar, dành cho khách Tây ở Hà Nội hiện nay người ta gặp không ít cô gái với điện thoại sành điệu, phục trang đắt tiền cứ ngỡ các cô thuộc giới "thượng lưu" lắm tiền.Thế nhưng để ý, thấy các cô cứ lân la làm quen với các chàng ngoại quốc rồi hai người kề vai dắt nhau về khách sạn, mới biết đó là những "cave" cho Tây, nghề mới của không ít cô gái.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.