Hôm nay,  

Lễ Cúng Voi Nhập Làng

20/04/200600:00:00(Xem: 2149)

Theo báo quốc nội, tại các buôn làng ở Cao nguyên Trung phần, khi bắt được voi rừng, người Thượng không dẫn ngay con voi ấy vào buôn  mà đưa về bãi thuần dưỡng để tập, rèn dạy. Khoảng 2-3 tháng khi con voi đã khôn ngoan, hiền lành, thuần thục các động tác mới đưa voi vào buôn làng  để sử dụng và làm một lễ cúng voi nhập buôn. Tập tục này được báo Bình Định ghi lại dựa theo tài liệu của báo tỉnh Đắc-Nông với  diễn tiến như sau. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Lễ cúng voi nhập buôn được tổ chức tùy theo khả năng tài chính của gia đình. Lễ lớn, sang trọng thì giết trâu ăn mừng, còn lễ cúng bình  thường thì giết heo, gà. Các lễ vật bắt buộc phải đi kèm theo là 7 ché rượu cần, một chén gạo có cắm đèn sáp, 1 chén cơm, 1 bầu nước, một vài chén lòng lợn, lòng gà...Trước khi cúng cho voi thì thầy cúng phải làm lễ nghi cúng cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Nghi lễ này được tiến hành trong ngôi nhà của chủ voi. Lễ tiết quan trọng nhất  trong buổi cúng này là việc cúng Thần voi.


 


Lễ được tiến hành ở ngoài sân và trên sàn hiên của chủ voi. Con voi lớn đã có công bắt được voi rừng, giúp người thuần dưỡng cũng có mặt trong lễ cúng này. Chiếc giàn cúng làm bằng tre nứa, dựng lên giữa sân, là nơi đặt các lễ vật để làm lễ. Giàn cúng gồm 4 cây nứa nhỏ, sơn màu đỏ bằng huyết heo, gà, phía trên đầu cọc cắm những tua rua vót bằng nứa, treo lủng lẳng những xâu lòng, tai và đuôi heo. Người ta gài miếng phên nứa nhỏ phía trên 4 cái  cọc và đặt đầu heo lên đấy để cúng. Giàn cúng như một "lễ đài" để làm lễ hiến sinh  cho thần voi. Bên dưới giàn cúng người ta cắm một chiếc sừng trâu và đặt một chiếc mâm với đầy đủ lễ vật. Lời khấn thần có nội dung sâu sắc, cô đọng, thể hiện tình cảm quý mến của con người dành cho chú voi, thành viên mới của buôn làng với nội dung như sau: Xin báo với thần Ngoách Ngual, nay ta dẫn con voi mới vào làng. Thần khiến con voi yên tâm ở buôn làng. Thần khiến con voi yên tâm chuyên chở. Voi đừng có sợ hãi đi hoang, voi yên tâm ăn bụi tre làng. Voi ở làng phải sống trăm tuổi, voi phải ngoan trở thành voi thợ. Sau này ta đi săn bắt voi con, bắt sáng được trăm, bắt chiều được nghìn. Buôn làng có sai phạm luật voi, voi đừng đau, đừng bệnh, đừng gay, voi luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh...



 


Cũng theo báo Bình Định, lễ cúng voi nhập buôn làng là lễ quan trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng thần voi của người sắc tộc M'nông. Để tỏ lòng ngưỡng mộ vị thần của loài vật có sức mạnh ghê gớm này, trước khi nhập voi vào gia đình, buôn làng, người M' nông bao giờ cũng tổ chức lễ cúng Thần voi. Qua lễ cúng, dân làng cầu mong sức khỏe cho con voi, sự  bình yên và phát đạt cho chủ voi cùng là để thần linh cùng mọi người chứng giám con voi mới đã nghiễm nhiên trở thành thành viên yêu quý, thành "đứa con" của buôn làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
80 triệu dân Việt Nam chúng tôi đã gửi rất nhiều cáo trạng tố cáo bè lũ tội phạm Chóp Bu tới tất cả bộ máy công quyền từ địa phương đến TW, thậm chí tới tận nhà riêng của các Quý vị tới nay đã gần một năm trôi qua
Theo báo quốc nội, thời gian gần đây, nhiều cơ sở dịch vụ việc làm ở thành phố Sài Gòn và Hà Nội đã bị người lao động tố cáo về tội danh lừa đảo. Những cơ sở này không &nbsp; trụ sở chật hẹp, có khi chỉ là 1 căn phòng nhỏ, diện tích không quá 10 mét vuông, không có giấy phép hoạt động, nhưng vẫn treo bảng, thông báo
Theo báo Thanh Niên, tại tỉnh Lâm Đồng, có một &nbsp; ngôi làng &nbsp; chỉ với 2 ngàn 170 cư dân nhưng có đến 53 cơ sở thờ tự gồm chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường. Tính trung bình cứ 40 người có một cơ sở thờ tự, và đây được xem là địa phương quy tụ nhiều chùa chiền nhất Việt Nam hiện nay. Nhiều người gọi đây là "xóm chùa"
Theo báo quốc nội, &nbsp; hiện nay Việt Nam có gần 170 doanh nghiệp xuất cảng lao động.Từ năm 1999 đến nay, các doanh nghiệp đã đưa khoảng 350 ngàn người đi làm thuê ở nước ngoài. Điều đáng nói là để được lọt vào danh sách tuyển dụng, người lao động đã phải trả rất nhiều khoản chi phí &nbsp; cao hơn
Theo báo SGGP, trong hơn một tháng qua, giá vàng liên tục biến động khiến cho thị trường bất động sản tại thành phố Sài Gòn vốn đã trầm lắng, càng trở nên ảm đạm hơn. Vắng khách, ế ẩm là tình trạng ở các công ty môi giới địa ốc. Qua &nbsp; khảo sát tại các trung tâm môi giới, siêu thị địa ốc trên địa bàn TPSG
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, rất nhiều gia đình nông dân ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ &nbsp; đang đổ xô nuôi ếch Thái Lan với hy vọng "đổi đời" theo lời quảng cáo của các điểm bán ếch giống, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Các đàn ếch Thái đã đến thời kỳ lớn để bán ra thị trường nhưng
Theo báo quốc nội, tại vùng biển tỉnh Quảng Ninh ở miền Bắc VN, từ lâu lắm rồi, &nbsp; một &nbsp; hòn &nbsp; đảo có địa danh là Quan Lạn, thuộc huyện Vân Đồn đã thành "bến đỗ" của những tử thi không may gặp nạn giữa mênh mông sóng nước. &nbsp; Những ngôi "mộ gió" nằm chênh vênh giữa những ghềnh &nbsp; trong tiếng thét gào tang thương
Theo báo quốc nội, tại thành phố Sài Gòn, những người yêu cổ thư đã cùng nhau thành lập một câu lạc bộ để thảo luận, chia sẻ thông tin về sách cổ. Mỗi tuần, họ gặp nhau một lần. Có khi để bàn về giá trị của một đầu sách vừa tìm được, có khi chỉ để trao đổi cách giữ gìn những trang sách úa vàng theo thời gian
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hàng trăm năm nay, người dân phường Xuân Hà, Thanh Khê, vẫn thường gạt sang một bên những cái rùng mình khi nghĩ tới cái chết giữa mênh mông biển cả để giữ lấy nghề câu mực ở đại dương. Chấp nhận đi biển là chấp nhận "hồn treo cột buồm", sự thi gan với biển
Theo báo quốc nội, ở làng Yên Thành thuộc vùng Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình có chùa Nhất Trụ, trước cửa chùa vẫn còn một cột kinh Lăng Nghiêm bằng đá hình bát giác, những chữ còn đọc được cho &nbsp; biết cột kinh được làm vào năm Lê Đại Hành thứ 16 (năm 995), trải qua ngàn năm, gió mưa bão lụt, mà cột kinh vẫn đứng thẳng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.