Hôm nay,  

Lễ Cúng Voi Nhập Làng

20/04/200600:00:00(Xem: 2340)

Theo báo quốc nội, tại các buôn làng ở Cao nguyên Trung phần, khi bắt được voi rừng, người Thượng không dẫn ngay con voi ấy vào buôn  mà đưa về bãi thuần dưỡng để tập, rèn dạy. Khoảng 2-3 tháng khi con voi đã khôn ngoan, hiền lành, thuần thục các động tác mới đưa voi vào buôn làng  để sử dụng và làm một lễ cúng voi nhập buôn. Tập tục này được báo Bình Định ghi lại dựa theo tài liệu của báo tỉnh Đắc-Nông với  diễn tiến như sau. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Lễ cúng voi nhập buôn được tổ chức tùy theo khả năng tài chính của gia đình. Lễ lớn, sang trọng thì giết trâu ăn mừng, còn lễ cúng bình  thường thì giết heo, gà. Các lễ vật bắt buộc phải đi kèm theo là 7 ché rượu cần, một chén gạo có cắm đèn sáp, 1 chén cơm, 1 bầu nước, một vài chén lòng lợn, lòng gà...Trước khi cúng cho voi thì thầy cúng phải làm lễ nghi cúng cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Nghi lễ này được tiến hành trong ngôi nhà của chủ voi. Lễ tiết quan trọng nhất  trong buổi cúng này là việc cúng Thần voi.


 


Lễ được tiến hành ở ngoài sân và trên sàn hiên của chủ voi. Con voi lớn đã có công bắt được voi rừng, giúp người thuần dưỡng cũng có mặt trong lễ cúng này. Chiếc giàn cúng làm bằng tre nứa, dựng lên giữa sân, là nơi đặt các lễ vật để làm lễ. Giàn cúng gồm 4 cây nứa nhỏ, sơn màu đỏ bằng huyết heo, gà, phía trên đầu cọc cắm những tua rua vót bằng nứa, treo lủng lẳng những xâu lòng, tai và đuôi heo. Người ta gài miếng phên nứa nhỏ phía trên 4 cái  cọc và đặt đầu heo lên đấy để cúng. Giàn cúng như một "lễ đài" để làm lễ hiến sinh  cho thần voi. Bên dưới giàn cúng người ta cắm một chiếc sừng trâu và đặt một chiếc mâm với đầy đủ lễ vật. Lời khấn thần có nội dung sâu sắc, cô đọng, thể hiện tình cảm quý mến của con người dành cho chú voi, thành viên mới của buôn làng với nội dung như sau: Xin báo với thần Ngoách Ngual, nay ta dẫn con voi mới vào làng. Thần khiến con voi yên tâm ở buôn làng. Thần khiến con voi yên tâm chuyên chở. Voi đừng có sợ hãi đi hoang, voi yên tâm ăn bụi tre làng. Voi ở làng phải sống trăm tuổi, voi phải ngoan trở thành voi thợ. Sau này ta đi săn bắt voi con, bắt sáng được trăm, bắt chiều được nghìn. Buôn làng có sai phạm luật voi, voi đừng đau, đừng bệnh, đừng gay, voi luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh...



 


Cũng theo báo Bình Định, lễ cúng voi nhập buôn làng là lễ quan trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng thần voi của người sắc tộc M'nông. Để tỏ lòng ngưỡng mộ vị thần của loài vật có sức mạnh ghê gớm này, trước khi nhập voi vào gia đình, buôn làng, người M' nông bao giờ cũng tổ chức lễ cúng Thần voi. Qua lễ cúng, dân làng cầu mong sức khỏe cho con voi, sự  bình yên và phát đạt cho chủ voi cùng là để thần linh cùng mọi người chứng giám con voi mới đã nghiễm nhiên trở thành thành viên yêu quý, thành "đứa con" của buôn làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo Tuổi Trẻ, tại tỉnh Hưng Yên thuộc miền Bắc VN có một xã mà cư dân nghèo đã kiếm sống bằng nghề nấu cơm nắm. Xã này hiện thu hút 3 ngàn - 5 ngàn lao động thường xuyên, chính yếu là gia đình nghèo, vừa nắm cơm vừa đi bán. Giờ đây những nắm cơm muối vừng của xã này đã có mặt khắp nơi ở Hà Nội, khách mua chính yếu là công nhân viên chức, học sinh, sinh viên nghèo.
Theo ghi nhận của Thời báo Kinh Tế VN, từ sau Tết Bính Tuất, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Sài Gòn và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đã phải đối mặt với tình trạng thiếu công nhân. Không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà ngay cả các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp và khu chế xuất đều chung nỗi lo tìm lao động.
Theo tài liệu báo Lao Động, từ những năm đầu thế kỷ 15 -16, theo chân những lưu dân Bắc Việt mở cõi về phương Nam, nhiều ngành thủ công mỹ nghệ ra đời và phát triển trên vùng đất Quảng Nam. Hàng trăm năm thịnh vượng, thăng trầm, nhưng một số làng nghề Quảng Nam vẫn được gìn giữ theo truyền thống cha truyền con nối cho đến ngày nay.
Theo báo quốc nội, tại tỉnh Bình Định, bánh tráng có từ lâu lắm, tương truyền khi dẫn quân thần tốc tiến ra Bắc, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã nghĩ ra cách để chế ra thứ lương khô quân vừa ăn vừa hành quân, không phải nấu nướng...
Theo báo quốc nội, tại Tây nguyên, có nhà thờ Chánh tòa Kon Tum được người dân gọi gần gũi là nhà thờ Gỗ. Nhà thờ này được xây dựng ở trung tâm thị xã từ năm 1913, tới năm 1918 thì hoàn thành. Công trình này là sự kết hợp giữa phong cách châu Âu và nét văn hóa Tây Nguyên. Báo Bình Định viết về nhà thờ này như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, xích lô ở Huế có những đặc trưng khác với xích lô tại một số thành phố của VN. Một nhà nghiên cứu về Huế nhận xét rằng: "Xích lô Huế vừa phải, chừng mực, không cao quá để bị gió lật, không thấp quá để chẳng thấy lấp lánh dòng sông, không rộng quá để đôi lứa lắc đầu, không hẹp quá để ngại ngùng ai đó.
Tại trung tâm thành phố Sài Gòn, có một con phố không bao giờ ngủ, đó là khu "Tây balô" thuộc khu vực phường Phạm Ngũ Lão, quận 1. Suốt đêm luôn dập dìu những người trẻ tuổi, có người tìm đến phố này như một nhu cầu giao tiếp, nhưng cũng có kẻ xem như một chốn ăn chơi, tìm cảm giác lạ. Ban đêm ở khu phố này còn có nhiều dân nghèo kiếm sống.
Theo báo Thanh Niên, những năm gần đây, tại miền Bắc VN, con mèo trở thành một món thương phẩm thuộc loại "hàng độc", quý hiếm với một cái giá rất cao so với mức sống khốn khổ của thường dân. Mèo đang bị săn lùng, thu gom tại miền Trung và theo những chuyến xe về phương Bắc. Nhiều người gọi mèo bằng cái tên "tiểu hổ"
Theo báo quốc nội, tại ngoại ô thành phố Đà Lạt, có 1 thác nước nằm cách quốc lộ 20B khoảng 2.7km về phía đông, thuộc ấp Túy Sơn, xã Xuân Thọ. Có nhiều tên gọi khác nhau dành cho thác nước này: Thác Đạ Sar, Long Nhân, Hang Cọp, Thiên Thai. Cạnh thác có hang đá rộng mà người sắc tộc Chill gọi là Hang Cọp vì tương truyền có cọp ở đây.
Miền Tây Nam phần được xem là một trong những vựa trái cây lớn nhất của cả VN. Bên cạnh những loại cây ăn trái nổi danh, thời gian gần đây, một số nhà vườn ở miền Tây đã tìm tòi nhân giống để tạo ra những loại cây ăn trái lạ.Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, những loại trái cây lạ này đã được các thương lái và những nghệ nhân tạo hình trái cây "săn" đón để thiết kế mâm ngũ quả chưng trên bàn thờ tổ tiên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.