Hôm nay,  

Lễ Cúng Voi Nhập Làng

20/04/200600:00:00(Xem: 2337)

Theo báo quốc nội, tại các buôn làng ở Cao nguyên Trung phần, khi bắt được voi rừng, người Thượng không dẫn ngay con voi ấy vào buôn  mà đưa về bãi thuần dưỡng để tập, rèn dạy. Khoảng 2-3 tháng khi con voi đã khôn ngoan, hiền lành, thuần thục các động tác mới đưa voi vào buôn làng  để sử dụng và làm một lễ cúng voi nhập buôn. Tập tục này được báo Bình Định ghi lại dựa theo tài liệu của báo tỉnh Đắc-Nông với  diễn tiến như sau. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Lễ cúng voi nhập buôn được tổ chức tùy theo khả năng tài chính của gia đình. Lễ lớn, sang trọng thì giết trâu ăn mừng, còn lễ cúng bình  thường thì giết heo, gà. Các lễ vật bắt buộc phải đi kèm theo là 7 ché rượu cần, một chén gạo có cắm đèn sáp, 1 chén cơm, 1 bầu nước, một vài chén lòng lợn, lòng gà...Trước khi cúng cho voi thì thầy cúng phải làm lễ nghi cúng cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Nghi lễ này được tiến hành trong ngôi nhà của chủ voi. Lễ tiết quan trọng nhất  trong buổi cúng này là việc cúng Thần voi.


 


Lễ được tiến hành ở ngoài sân và trên sàn hiên của chủ voi. Con voi lớn đã có công bắt được voi rừng, giúp người thuần dưỡng cũng có mặt trong lễ cúng này. Chiếc giàn cúng làm bằng tre nứa, dựng lên giữa sân, là nơi đặt các lễ vật để làm lễ. Giàn cúng gồm 4 cây nứa nhỏ, sơn màu đỏ bằng huyết heo, gà, phía trên đầu cọc cắm những tua rua vót bằng nứa, treo lủng lẳng những xâu lòng, tai và đuôi heo. Người ta gài miếng phên nứa nhỏ phía trên 4 cái  cọc và đặt đầu heo lên đấy để cúng. Giàn cúng như một "lễ đài" để làm lễ hiến sinh  cho thần voi. Bên dưới giàn cúng người ta cắm một chiếc sừng trâu và đặt một chiếc mâm với đầy đủ lễ vật. Lời khấn thần có nội dung sâu sắc, cô đọng, thể hiện tình cảm quý mến của con người dành cho chú voi, thành viên mới của buôn làng với nội dung như sau: Xin báo với thần Ngoách Ngual, nay ta dẫn con voi mới vào làng. Thần khiến con voi yên tâm ở buôn làng. Thần khiến con voi yên tâm chuyên chở. Voi đừng có sợ hãi đi hoang, voi yên tâm ăn bụi tre làng. Voi ở làng phải sống trăm tuổi, voi phải ngoan trở thành voi thợ. Sau này ta đi săn bắt voi con, bắt sáng được trăm, bắt chiều được nghìn. Buôn làng có sai phạm luật voi, voi đừng đau, đừng bệnh, đừng gay, voi luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh...



 


Cũng theo báo Bình Định, lễ cúng voi nhập buôn làng là lễ quan trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng thần voi của người sắc tộc M'nông. Để tỏ lòng ngưỡng mộ vị thần của loài vật có sức mạnh ghê gớm này, trước khi nhập voi vào gia đình, buôn làng, người M' nông bao giờ cũng tổ chức lễ cúng Thần voi. Qua lễ cúng, dân làng cầu mong sức khỏe cho con voi, sự  bình yên và phát đạt cho chủ voi cùng là để thần linh cùng mọi người chứng giám con voi mới đã nghiễm nhiên trở thành thành viên yêu quý, thành "đứa con" của buôn làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo Đà Nẵng, tại tỉnh Quảng Nam có một làng chiếu nổi tiếng hàng trăm năm qua. Chẳng những người quanh vùng, mà cả người ở xa tận Thừa Thiên- Huế, Quảng Trị cũng biết cái tên của vùng làng nhỏ bé này: Làng Cẩm Nê. Bởi làng này có nghề dệt chiếu truyền thống và nổi tiếng nhiều đời.
Trên địa bàn thành phố Sài Gòn, sau lưng chùa Ấn Quang, trong một khu chung cư cách ngã tư Sư Vạn Hạnh- Bà Hạt không xa, có một xóm quy tụ những gia đình nghèo kiếm sống bằng công việc đục thau nhôm. Với đinh, búa, bánh xe...
Tại tỉnh Quảng Ngãi, bên tả ngạn sông Trà Khúc, có 1 xóm quê có địa danh xóm Ghe, một xóm mà du khách ghé nhà nào cũng có thể gặp én. Dân ở đây đặt tên cho xóm này là "nơi mùa xuân làm tổ". Trong mùa Xuân năm nay, những đàn chim én biệt tăm từ tháng 5, tháng 6 lần lượt trở về. Dân trong xóm vui lên vì khi én trở lại là dấu hiệu của những điềm lành.
Theo báo trong nước, tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi, có đảo Lý Sơn cách đất liền khoảng 30km về phía đông bắc. Đây là hòn đảo có những đặc thù, là nơi trầm tích những tầng tầng văn hóa của nhiều thế hệ cư dân cổ xưa. Các di tích văn hóa và lịch sử hiện vẫn còn tồn tại khá nhiều trên hòn đảo này, trong đó có một giếng nước, mang đậm dấu ấn của truyền kỳ.
Theo báo quốc nội, mỗi độ xuân về, tại các tỉnh miền núi phía Bắc VN, người sắc tộc thiểu số thường háo hức đón lễ hội quan trọng nhất trong năm: Hội Xuống đồng. Hội còn thu hút đông du khách bốn phương. Theo cách gọi của người Tày và Nùng thì đây là hội Lồng Tồng, còn người Dao gọi là hội Lồng Tồng.
Theo báo Thanh Niên, tại một ấp ở tỉnh Bến Tre, có 1 cây bạch mai đã được trồng trên 300 năm. Các vị cố lão tại địa phương vẫn truyền miệng lại rằng hoa nở hoa khoe sắc đến tháng 2, mùi thơm dịu dàng tao nhã, và người dân quanh vùng được đón nhận hương vị mùa xuân và cho rằng vì phước địa nên sinh ra kỳ hoa dị thảo.
Mỗi năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, trên bàn thờ của mọi gia đình người Việt đều bày mâm ngũ quả, với màu sắc rực rỡ, cách bài trí độc đáo mang nhiều ý nghĩa sâu sắc làm cho không khí Tết trở nên thiêng liêng hơn, nhiều sắc màu hơn. Mâm ngũ quả không chỉ khiến quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, mà còn mang ý nghĩa triết học
Theo báo Người Lao Động, tại một số địa phương ở Việt Nam có tục lệ thờ chó đá. Tuy các nhà nghiên cứu nhân văn chưa tìm ra câu trả lời đầy đủ về vị trí con chó trong đời sống tâm linh của người Việt, nhưng ít nhất có thể khẳng định, người Việt Nam xưa và nay đã có tục lệ này. Bằng chứng là trên hồ Trúc Bạch (Hà Nội) đã từng có đền Cẩu Nhi (chó con)
Mỗi lần Tết đến, tại nhiều địa phương ở VN, hoa kiểng rộ nở và được trưng bày tại nhiều hội hoa Xuân, hội chợ mừng Xuân là chuyện thường tình. Nhưng hoa kiểng qua bàn tay và khối óc đam mê của các nghệ nhân để trở thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo mang ý nghiã triết lý về đời sống thì không phải nơi đâu cũng có. Phải cất công tìm kiếm thì mới có được hoa kiểng "độc chiêu".
Theo báo quốc nội, cứ vào cuối năm, trên địa bàn thành phố Sài Gòn có các phiên chợ đặc biệt bán hàng Tết. Những phiên chợ này không diễn ra tại những ngôi chợ trung tâm của các quận, mà tập trung tại những địa danh quen thuộc với cư dân Sài Gòn như: Chợ lá dong ông Tạ, chợ "tài lộc" Hải Thượng Lãn Ông, chợ thư pháp Trương Định.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.