Hôm nay,  

Lễ Cúng Voi Nhập Làng

20/04/200600:00:00(Xem: 2571)

Theo báo quốc nội, tại các buôn làng ở Cao nguyên Trung phần, khi bắt được voi rừng, người Thượng không dẫn ngay con voi ấy vào buôn  mà đưa về bãi thuần dưỡng để tập, rèn dạy. Khoảng 2-3 tháng khi con voi đã khôn ngoan, hiền lành, thuần thục các động tác mới đưa voi vào buôn làng  để sử dụng và làm một lễ cúng voi nhập buôn. Tập tục này được báo Bình Định ghi lại dựa theo tài liệu của báo tỉnh Đắc-Nông với  diễn tiến như sau. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Lễ cúng voi nhập buôn được tổ chức tùy theo khả năng tài chính của gia đình. Lễ lớn, sang trọng thì giết trâu ăn mừng, còn lễ cúng bình  thường thì giết heo, gà. Các lễ vật bắt buộc phải đi kèm theo là 7 ché rượu cần, một chén gạo có cắm đèn sáp, 1 chén cơm, 1 bầu nước, một vài chén lòng lợn, lòng gà...Trước khi cúng cho voi thì thầy cúng phải làm lễ nghi cúng cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Nghi lễ này được tiến hành trong ngôi nhà của chủ voi. Lễ tiết quan trọng nhất  trong buổi cúng này là việc cúng Thần voi.


 


Lễ được tiến hành ở ngoài sân và trên sàn hiên của chủ voi. Con voi lớn đã có công bắt được voi rừng, giúp người thuần dưỡng cũng có mặt trong lễ cúng này. Chiếc giàn cúng làm bằng tre nứa, dựng lên giữa sân, là nơi đặt các lễ vật để làm lễ. Giàn cúng gồm 4 cây nứa nhỏ, sơn màu đỏ bằng huyết heo, gà, phía trên đầu cọc cắm những tua rua vót bằng nứa, treo lủng lẳng những xâu lòng, tai và đuôi heo. Người ta gài miếng phên nứa nhỏ phía trên 4 cái  cọc và đặt đầu heo lên đấy để cúng. Giàn cúng như một "lễ đài" để làm lễ hiến sinh  cho thần voi. Bên dưới giàn cúng người ta cắm một chiếc sừng trâu và đặt một chiếc mâm với đầy đủ lễ vật. Lời khấn thần có nội dung sâu sắc, cô đọng, thể hiện tình cảm quý mến của con người dành cho chú voi, thành viên mới của buôn làng với nội dung như sau: Xin báo với thần Ngoách Ngual, nay ta dẫn con voi mới vào làng. Thần khiến con voi yên tâm ở buôn làng. Thần khiến con voi yên tâm chuyên chở. Voi đừng có sợ hãi đi hoang, voi yên tâm ăn bụi tre làng. Voi ở làng phải sống trăm tuổi, voi phải ngoan trở thành voi thợ. Sau này ta đi săn bắt voi con, bắt sáng được trăm, bắt chiều được nghìn. Buôn làng có sai phạm luật voi, voi đừng đau, đừng bệnh, đừng gay, voi luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh...



 


Cũng theo báo Bình Định, lễ cúng voi nhập buôn làng là lễ quan trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng thần voi của người sắc tộc M'nông. Để tỏ lòng ngưỡng mộ vị thần của loài vật có sức mạnh ghê gớm này, trước khi nhập voi vào gia đình, buôn làng, người M' nông bao giờ cũng tổ chức lễ cúng Thần voi. Qua lễ cúng, dân làng cầu mong sức khỏe cho con voi, sự  bình yên và phát đạt cho chủ voi cùng là để thần linh cùng mọi người chứng giám con voi mới đã nghiễm nhiên trở thành thành viên yêu quý, thành "đứa con" của buôn làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, tại VN, tình trạng khan hiếm phiên dịch diễn ra từ nhiều năm nay. Sự khan hiếm sẽ tiếp tục trong thời gian tới trước nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động. Nhiều doanh nghiệp đặt hàng tuyển nhân viên phiên dịch tiếng Hoa, Nhật, Anh nhưng trung tâm môi giới luôn không có người cung ứng. Thậm chí có những doanh nghiệp tuyển chức danh phiên dịch trong suốt 1 năm mà vẫn không tìm được người.
Tại miền Tây Nam phần, nếu nghìn xưa "sông sâu bên lở bên bồi" thì nay ở đồng bằng sông Cửu Long tình hình đã khác: "Sông sâu lở cả hai bờ". Trên địa bàn các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, hàng chục gia đình sống hai bên bờ sông đang như ở trước miệng hà bá.
Theo ghi nhận củabáo quốc nội, một số tỉnh miền Trung đang đối mặt với hạn hán. Tại tỉnh Quảng Trị, một nửa trong số 18,500 hecta lúa hè thu gieo cấy trên toàn tỉnh, bị khô hạn, khoảng 4,000 hecta có thể chỉ đạt 50% so với năng suất hàng năm...
Theo báo quốc nội, từ khi có tin cơ quan "chất lượng an toàn thực phẩm Bỉ" khuyến cáo người dân quốc gia này không dùng nước tương Chinsu do VN sản xuất, vì có chứa chất gây ung thư, thì tại các cửa hàng nước chấm tại chợ Bình Tây và một số chợ khác trên địa bàn thành phố Sài Gòn, mặt hàng này bán chậm rồi hết bán được. Tại chợ Bình Tây, trong mấy ngày vưà qua, hầu như tiểu thương ở đây không ai bán được mối nào, kể cả nước tương thương hiệu khác.
“Mất ăn mất ngủ vì đồ thêu, tóc bạc cũng vì đồ thêu”, anh Phan Văn Thắng- nhà sưu tầm tranh thêu cổ ở Huế- kết lại chuỗi ngày lăn lóc sưu tầm tranh thêu cổ của mình bằng một câu ví von dí dỏm.... Phóng viên Diễm Châu của báo NetCodo của xứ Huế mở đầu bài viết về một nghệ sĩ thơ mộng như thế -- người say mê sưu tập các tranh thêu cổ.
Theo báo quốc nội, thời gian gần đây, khu nghĩa trang Bình Hưng Hoà (quận Tân Phú, TPSG) đã biến thành chợ tình của các "nàng ma nữ". Tại đây, vào buổi tối, gái mại dâm cứ lượn lờ, liên tục rà theo những vị khách đi đường bằng những lời mời chào. Về khuya, dọc con đường cắt ngang khu nghĩa trang vẫn còn lác đác cảnh các "nàng ma nữ" chập chờn trên đoạn đường đầy âm khí.
Vào tháng 7, tại VN, trong khi các trường trung học tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 10, cũng là lúc hoạt động "chạy" trường cho các bé mầm non bắt đầu sôi động. Tại Hà Nội, Sài Gòn, nhiều trường mẫu giáo ở trung tâm thành phố đã thu hút phụ huynh, với mức giá lên tới hàng triệu đồng. Tin Nhanh VN ghi nhận về cuộc chạy trường cho con của một số phụ huynh tại HN qua đoạn ký sự như sau.
Những năm gần đây, tại VN, số lượng phim sản xuất ngày càng nhiều với tốc độ ngày càng nhanh. Những tưởng với những điều kiện thuận lợi như vậy, cơ hội hành nghề dành cho những sinh viên ngành điện ảnh sau khi ra trường sẽ trở nên rộng mở hơn, thế nhưng thực tế không phải vậy. Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này như sau.
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, tại miền Tây, trong tâm trí các võ sư thời nay khó mà quên được những công phu quyền cước và những trận thượng đài của các võ sư một thời vang bóng vào thập niên 60, 70 của thế kỷ trước. Nào là ông Sáu Cường miệt Sa Đéc, Đồng Tháp thành danh với bộ pháp "cuồng phong tảo diệp cước"; Đoàn Tâm Ảnh nổi danh với công phu "nhất dương chỉ"
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, kể từ khi phim Nam Hàn được khán giả trong nước ưa chuộng, thì mốt nhuộm tóc hoe hoe hoặc hung hung, mặc áo 2-3 lớp, thậm chí màu sắc đối chọi nhau của các diễn viên trong phim đã trở thành mốt Việt. Đó là chưa kể đến cung cách cũng như biểu hiện ngôn ngữ. Trong phim Nam Hàn, hầu như cả nữ lẫn nam diễn viên khi biểu lộ sự bực bội
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.