Hôm nay,  

Lễ Cúng Voi Nhập Làng

20/04/200600:00:00(Xem: 2604)

Theo báo quốc nội, tại các buôn làng ở Cao nguyên Trung phần, khi bắt được voi rừng, người Thượng không dẫn ngay con voi ấy vào buôn  mà đưa về bãi thuần dưỡng để tập, rèn dạy. Khoảng 2-3 tháng khi con voi đã khôn ngoan, hiền lành, thuần thục các động tác mới đưa voi vào buôn làng  để sử dụng và làm một lễ cúng voi nhập buôn. Tập tục này được báo Bình Định ghi lại dựa theo tài liệu của báo tỉnh Đắc-Nông với  diễn tiến như sau. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Lễ cúng voi nhập buôn được tổ chức tùy theo khả năng tài chính của gia đình. Lễ lớn, sang trọng thì giết trâu ăn mừng, còn lễ cúng bình  thường thì giết heo, gà. Các lễ vật bắt buộc phải đi kèm theo là 7 ché rượu cần, một chén gạo có cắm đèn sáp, 1 chén cơm, 1 bầu nước, một vài chén lòng lợn, lòng gà...Trước khi cúng cho voi thì thầy cúng phải làm lễ nghi cúng cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Nghi lễ này được tiến hành trong ngôi nhà của chủ voi. Lễ tiết quan trọng nhất  trong buổi cúng này là việc cúng Thần voi.


 


Lễ được tiến hành ở ngoài sân và trên sàn hiên của chủ voi. Con voi lớn đã có công bắt được voi rừng, giúp người thuần dưỡng cũng có mặt trong lễ cúng này. Chiếc giàn cúng làm bằng tre nứa, dựng lên giữa sân, là nơi đặt các lễ vật để làm lễ. Giàn cúng gồm 4 cây nứa nhỏ, sơn màu đỏ bằng huyết heo, gà, phía trên đầu cọc cắm những tua rua vót bằng nứa, treo lủng lẳng những xâu lòng, tai và đuôi heo. Người ta gài miếng phên nứa nhỏ phía trên 4 cái  cọc và đặt đầu heo lên đấy để cúng. Giàn cúng như một "lễ đài" để làm lễ hiến sinh  cho thần voi. Bên dưới giàn cúng người ta cắm một chiếc sừng trâu và đặt một chiếc mâm với đầy đủ lễ vật. Lời khấn thần có nội dung sâu sắc, cô đọng, thể hiện tình cảm quý mến của con người dành cho chú voi, thành viên mới của buôn làng với nội dung như sau: Xin báo với thần Ngoách Ngual, nay ta dẫn con voi mới vào làng. Thần khiến con voi yên tâm ở buôn làng. Thần khiến con voi yên tâm chuyên chở. Voi đừng có sợ hãi đi hoang, voi yên tâm ăn bụi tre làng. Voi ở làng phải sống trăm tuổi, voi phải ngoan trở thành voi thợ. Sau này ta đi săn bắt voi con, bắt sáng được trăm, bắt chiều được nghìn. Buôn làng có sai phạm luật voi, voi đừng đau, đừng bệnh, đừng gay, voi luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh...



 


Cũng theo báo Bình Định, lễ cúng voi nhập buôn làng là lễ quan trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng thần voi của người sắc tộc M'nông. Để tỏ lòng ngưỡng mộ vị thần của loài vật có sức mạnh ghê gớm này, trước khi nhập voi vào gia đình, buôn làng, người M' nông bao giờ cũng tổ chức lễ cúng Thần voi. Qua lễ cúng, dân làng cầu mong sức khỏe cho con voi, sự  bình yên và phát đạt cho chủ voi cùng là để thần linh cùng mọi người chứng giám con voi mới đã nghiễm nhiên trở thành thành viên yêu quý, thành "đứa con" của buôn làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, khi giá xăng dầu tăng 800 - 1 ngàn đồng/lít vào đầu tháng 7, nhiều người làm việc trong các công sở, trường học, bệnh viện đã bỏ xe máy để chuyển sang đi xe buýt. Theo Trung tâm Quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng Sở Giao thông công chánh TPSG, từ đầu tháng 7 đến nay, lượng khách đi xe buýt tăng khoảng 12.3% so với cùng kỳ tháng 6.
Theo tài liệu của báo Cần Thơ, tại miền Tây Nam phần VN, vùng Thất Sơn của tỉnh An Giang có vô số dược liệu quý như: đậu khấu, sa nhơn, chỉ xác, đỗ trọng... Ngay từ đầu thế kỷ 20, vùng Thất Sơn đã có nhiều thầy thuốc, đạo sĩ chuyên đi hái thuốc, sắc thuốc để trị bịnh cứu người. Nhờ trải qua nhiều năm thực nghiệm
Theo báo quốc nội, thời gian gần đây, trên thị trường Sài Gòn, Hà Nội, nhiều mặt hàng giả đồ chơi trẻ em nhái kiểu dáng của các hãng sản xuất có uy tín để tung ra thị trường với giá thấp hơn, làm các nhà sản xuất hợp pháp phải lao đao. Báo quốc nội phân tích rằng những hàng giả này không những gây thiệt hại cho các doanh nghiệp mà còn là mối nguy hại cho các gia đình vì rằng đồ chơi trẻ em là "những mặt hàng rất nhạy cảm và đòi hỏi phải bảo đảm an toàn, cần phải được cơ quan chức năng cấp phép cho sản xuất".
Theo báo Tuổi Trẻ, nông dân Đà Lạt đã than rằng những tuần qua là thời khắc thê lương chưa từng có trong lịch sử gần 90 năm cây cà rốt xuất hiện. Rau được trồng trong các eo núi sâu ở vùng Đa Quý, Trại Mát, Sồng Sơn, Phước Thành, Thạnh Mỹ... không bán được, bởi thương lái đột ngột biến mất, chỉ vì cà rốt Trung Quốc đang tràn ngập thị trường VN.
Cách đây 255 năm, trong cuộc quyết đấu đầu tiên giữa voi và cọp (năm 1750) tại cồn Dã Viên trên sông Hương, 40 con voi đã giết chết 18 con cọp trước sự chứng kiến của chúa Nguyễn Phúc Khốt và triều thần ngồi xem trên 12 chiếc thuyền. Sau này, để bảo đảm an toàn, năm Canh Dần (1830), vua Minh Mạng đã hạ chiếu cho xây dựng một đấu trường lớn gần đồi Long Thọ phía Tây kinh thành Huế lấy tên là "Hổ quyền".
Hàng năm, cứ đến tháng 7, các trường đại học, cao đẳng tại VN tổ chức thi tuyển sinh viên năm thứ nhất. Theo quy định, một thí sinh có thể tham dự 3 đợt thi tuyển vào 3 trường diễn ra vào thượng tuần, trung tuần và hạ tuần của tháng này. Và trong mùa thi, cùng với hàng trăm ngàn thí sinh từ các tỉnh đổ về những thành phố lớn có tổ chức thi tuyển, là các bậc phụ huynh đưa con em mình đi thi.
Theo báo quốc nội, các tỉnh miền Trung đang trải qua mùa khô hạn nguy kịch nhất từ năm 1998 đến nay. Tại nhiều khu vực, trời nắng như đổ lửa, các cánh đồng nứt toác, sông ngòi đa số nhiễm mặn. Con người đã phải lấy nước "chết" ở các hồ thủy lợi để duy trì sự sống cho mình và đàn gia súc. Tại tỉnh Quảng Bình, Tin Nhanh VN cho biết: từ tháng 6 đến nay, tỉnh này hầu như không mưa, trời lại nắng gắt nên 1/6 dân số của tỉnh (khoảng 135,450 người) đang khắc khoải vì thiếu nước sinh hoạt.
Theo báo quốc nội, tại miền núi tỉnh Thanh Hóa, tỉnh địa đầu khu vực phía Bắc của Miền Trung, có 1 dòng suối nhỏ mà người dân địa phương gọi là suốí cá thần. Tuy dòng suối có hàng nghìn con cá, có con nặng hơn 10 kg và hiền đến mức "ai cũng có thể bắt được bằng tay không" nhưng người dân ở đây không ai dám ăn thịt cá. Họ coi đây là "cá thần", nếu ăn thịt sẽ gặp điều không may.
Theo báo SGGP, trên địa bàn tỉnh Bình Định, có 1 làng chài mà phần lớn ngư dân ngư dân ở đây xưa nay sinh sống bằng cái nghề đầy mạo hiểm, nghề săn cá mập. Đó là làng Hưng Lương, một làng chài ven biển thuộc xã đảo Nhơn Lý, thành phố Qui Nhơn . Làng có vài trăm nóc nhà, chưa đến 2 ngàn người, nằm lặng lẽ trên một động cát lớn, bên những rừng dương và tiếng sóng biển xô bờ rì rầm. Báo SGGP ghi nhận về làng chài này như sau.
Theo báo Người Lao Động, gần 1 năm nay, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, có sân chọi trâu Long Bình, quận 9, đã trở thành địa điểm thu hút khá đông khách đến xem. Để có những pha đấu đầy kịch tính, người huấn luyện trâu chọi đã đổ không ít mồ hôi, công sức. Trong một phóng sự về nghề dạy trâu chọi, phóng viên báo NLĐ đã ghi nhận như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.