Hôm nay,  

Lễ Cúng Voi Nhập Làng

20/04/200600:00:00(Xem: 2598)

Theo báo quốc nội, tại các buôn làng ở Cao nguyên Trung phần, khi bắt được voi rừng, người Thượng không dẫn ngay con voi ấy vào buôn  mà đưa về bãi thuần dưỡng để tập, rèn dạy. Khoảng 2-3 tháng khi con voi đã khôn ngoan, hiền lành, thuần thục các động tác mới đưa voi vào buôn làng  để sử dụng và làm một lễ cúng voi nhập buôn. Tập tục này được báo Bình Định ghi lại dựa theo tài liệu của báo tỉnh Đắc-Nông với  diễn tiến như sau. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Lễ cúng voi nhập buôn được tổ chức tùy theo khả năng tài chính của gia đình. Lễ lớn, sang trọng thì giết trâu ăn mừng, còn lễ cúng bình  thường thì giết heo, gà. Các lễ vật bắt buộc phải đi kèm theo là 7 ché rượu cần, một chén gạo có cắm đèn sáp, 1 chén cơm, 1 bầu nước, một vài chén lòng lợn, lòng gà...Trước khi cúng cho voi thì thầy cúng phải làm lễ nghi cúng cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Nghi lễ này được tiến hành trong ngôi nhà của chủ voi. Lễ tiết quan trọng nhất  trong buổi cúng này là việc cúng Thần voi.


 


Lễ được tiến hành ở ngoài sân và trên sàn hiên của chủ voi. Con voi lớn đã có công bắt được voi rừng, giúp người thuần dưỡng cũng có mặt trong lễ cúng này. Chiếc giàn cúng làm bằng tre nứa, dựng lên giữa sân, là nơi đặt các lễ vật để làm lễ. Giàn cúng gồm 4 cây nứa nhỏ, sơn màu đỏ bằng huyết heo, gà, phía trên đầu cọc cắm những tua rua vót bằng nứa, treo lủng lẳng những xâu lòng, tai và đuôi heo. Người ta gài miếng phên nứa nhỏ phía trên 4 cái  cọc và đặt đầu heo lên đấy để cúng. Giàn cúng như một "lễ đài" để làm lễ hiến sinh  cho thần voi. Bên dưới giàn cúng người ta cắm một chiếc sừng trâu và đặt một chiếc mâm với đầy đủ lễ vật. Lời khấn thần có nội dung sâu sắc, cô đọng, thể hiện tình cảm quý mến của con người dành cho chú voi, thành viên mới của buôn làng với nội dung như sau: Xin báo với thần Ngoách Ngual, nay ta dẫn con voi mới vào làng. Thần khiến con voi yên tâm ở buôn làng. Thần khiến con voi yên tâm chuyên chở. Voi đừng có sợ hãi đi hoang, voi yên tâm ăn bụi tre làng. Voi ở làng phải sống trăm tuổi, voi phải ngoan trở thành voi thợ. Sau này ta đi săn bắt voi con, bắt sáng được trăm, bắt chiều được nghìn. Buôn làng có sai phạm luật voi, voi đừng đau, đừng bệnh, đừng gay, voi luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh...



 


Cũng theo báo Bình Định, lễ cúng voi nhập buôn làng là lễ quan trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng thần voi của người sắc tộc M'nông. Để tỏ lòng ngưỡng mộ vị thần của loài vật có sức mạnh ghê gớm này, trước khi nhập voi vào gia đình, buôn làng, người M' nông bao giờ cũng tổ chức lễ cúng Thần voi. Qua lễ cúng, dân làng cầu mong sức khỏe cho con voi, sự  bình yên và phát đạt cho chủ voi cùng là để thần linh cùng mọi người chứng giám con voi mới đã nghiễm nhiên trở thành thành viên yêu quý, thành "đứa con" của buôn làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo Người Lao Động, liên tục những ngày qua, tại miền Tây Nam phần, rất nhiều người hiếu kỳ từ khắp nơi kéo đến ấp An Thuận, xã Phú Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long để chứng kiến một cụ bà có thể nổi trên mặt nước. Cụ bà này tên làTrần Thị Đang, tuy đã 82 tuổi, nhưng rất khỏe mạnh, cách đây 12 năm, trong 1 lần xuống sông
Theo báo quốc nội, tại Lào Cai, miền Bắc VN, cơ quan điều tra của công an CSVN địa phương vừa khởi tố 8 người trong vụ án làm giả 500 ngôi mộ để nhận nửa tỷ đồng tiền đền bù giải tỏa đất của 1 dự án. Cầm đầu đường dây này lại là 1 cán bộ địa phương. Báo Công An CSVN ghi nhận diễn tiến vụ việc này như sau.
Tại tỉnh Hà Tây, miền Bắc VN, có 1 ngôi làng "nổi tiếng" về sản xuất hàng giả. Đó là làng Ngọc Động, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín. Từ nhiều năm nay, người dân nơi đây kiếm sống bằng nguồn hàng giả dán mác đủ loại. Làng này còn được các làng lân cận đặt cho biệt danh "làng buôn xuyên Đông Dương". Các sản phẩm như khoan, bạt, áo mưa...
Theo báo quốc nội, tại Sài Gòn, vẽ móng tay là một trong những dịch vụ đang thu hút nhiều phụ nữ trẻ theo học nhất hiện nay.Với sự ra đời của hàng loạt kỹ thuật làm đẹp và trang trí móng mới như: vẽ tranh trên móng, vẽ móng nổi, đính hạt đá, điêu khắc tạo hình, dán đề can... những người thợ làm móng đã biến những chiếc móng bình thường, đôi khi thô kệch thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Tại Sài Gòn, ngay sau khi kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học kết thúc vào ngày 8 tháng 6, các trung tâm luyện thi đại học đã đồng loạt khai giảng nhộn nhịp đón sĩ tử đến ghi danh các khóa luyện thi cấp tốc trong vòng 3 tuần lễ. Đa số thí sinh theo học tại các trung tâm luyện thi là học sinh từ các tỉnh đến, còn học sinh tại Sài Gòn thì luyện thi tại các lò riêng của các giảng viên giỏi.
Theo báo quốc nội, sau đợt khô hạn kéo dài, khu vực đồng bằng sông Cửu Long tại miền Tây Nam phần đang bước vào mùa mưa. Nước từ những trận mưa lớn đầu mùa đang khoét sâu các vết nứt ven sông, liên tiếp gây nên các vụ sạt lở lớn. Cư dân sống ven sông luôn lo sợ với hiểm họa này. Mới đây, tại thành phố Cần Thơ xảy ra 3 vụ sạt lở lớn , SGGP ghi nhận tình trạng sạt lở tại miền Tây như sau.
Theo báo quốc nội, tại huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, có làng Dư Dụ nổi tiếng về nghề đúc tượng Phật bằng gỗ. Làng nghề này có lịch sử mấy trăm năm, tưởng đã mai một vì đời sống của dân làng phải đối mặt với bao khó khăn, nhưng thời gian gần đây lại thịnh hành, biến vùng quê nghèo trở thành một địa điểm hấp dẫn những ai muốn tìm hiểu nguồn cơn linh khí cõi Phật.
Mùa thi tuyển sinh viên vào các trường đại học trong nước đến gần, các Trung tâm luyện thi ở các thành phố Sài Gòn, Hà Nội đang nóng dần lên, các sĩ tử dồn hết thời gian vào ôn thi đại học thì các lò luyện thi cấp tốc càng nóng. Tuy nhiên không phải ai ra thành phố ôn thi cũng vì mục đích duy nhất là "mua kiến thức".
Tại Sài Gòn, giới kinh doanh địa ốc ví nghề này như canh bạc, có ăn có thua. Không ít người chưa kịp ăn đã bị thua khi mua đất đụng phải nằm trong khu vực bị giải tỏa, mua đất chưa kịp bán đã giảm giá. Ngoài tư nhân kinh doanh đất, nhiều công ty địa ốc phá sản tính tốn nhữngsai lầm trong kinh doanh. Báo TT viết như sau.
Trong vùng biển thuộc tỉnh Khánh Hòa, có hòn đảo Bình Hưng là đảo xa nhất nằm về phía cực Nam của tỉnh này. Đây là 1 xóm đảo có 319 gia đình với khoảng1,600 người. Trẻ em ở đây không chỉ phải vất vả kiếm tiền phụ giúp gia đình mà còn mong ước được đi học. Báo Khánh Hòa ghi nhận về tình cảnh của trẻ em trên đảo này như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.