Hôm nay,  

Lễ Cúng Voi Nhập Làng

20/04/200600:00:00(Xem: 2819)

Theo báo quốc nội, tại các buôn làng ở Cao nguyên Trung phần, khi bắt được voi rừng, người Thượng không dẫn ngay con voi ấy vào buôn  mà đưa về bãi thuần dưỡng để tập, rèn dạy. Khoảng 2-3 tháng khi con voi đã khôn ngoan, hiền lành, thuần thục các động tác mới đưa voi vào buôn làng  để sử dụng và làm một lễ cúng voi nhập buôn. Tập tục này được báo Bình Định ghi lại dựa theo tài liệu của báo tỉnh Đắc-Nông với  diễn tiến như sau. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Lễ cúng voi nhập buôn được tổ chức tùy theo khả năng tài chính của gia đình. Lễ lớn, sang trọng thì giết trâu ăn mừng, còn lễ cúng bình  thường thì giết heo, gà. Các lễ vật bắt buộc phải đi kèm theo là 7 ché rượu cần, một chén gạo có cắm đèn sáp, 1 chén cơm, 1 bầu nước, một vài chén lòng lợn, lòng gà...Trước khi cúng cho voi thì thầy cúng phải làm lễ nghi cúng cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Nghi lễ này được tiến hành trong ngôi nhà của chủ voi. Lễ tiết quan trọng nhất  trong buổi cúng này là việc cúng Thần voi.


 


Lễ được tiến hành ở ngoài sân và trên sàn hiên của chủ voi. Con voi lớn đã có công bắt được voi rừng, giúp người thuần dưỡng cũng có mặt trong lễ cúng này. Chiếc giàn cúng làm bằng tre nứa, dựng lên giữa sân, là nơi đặt các lễ vật để làm lễ. Giàn cúng gồm 4 cây nứa nhỏ, sơn màu đỏ bằng huyết heo, gà, phía trên đầu cọc cắm những tua rua vót bằng nứa, treo lủng lẳng những xâu lòng, tai và đuôi heo. Người ta gài miếng phên nứa nhỏ phía trên 4 cái  cọc và đặt đầu heo lên đấy để cúng. Giàn cúng như một "lễ đài" để làm lễ hiến sinh  cho thần voi. Bên dưới giàn cúng người ta cắm một chiếc sừng trâu và đặt một chiếc mâm với đầy đủ lễ vật. Lời khấn thần có nội dung sâu sắc, cô đọng, thể hiện tình cảm quý mến của con người dành cho chú voi, thành viên mới của buôn làng với nội dung như sau: Xin báo với thần Ngoách Ngual, nay ta dẫn con voi mới vào làng. Thần khiến con voi yên tâm ở buôn làng. Thần khiến con voi yên tâm chuyên chở. Voi đừng có sợ hãi đi hoang, voi yên tâm ăn bụi tre làng. Voi ở làng phải sống trăm tuổi, voi phải ngoan trở thành voi thợ. Sau này ta đi săn bắt voi con, bắt sáng được trăm, bắt chiều được nghìn. Buôn làng có sai phạm luật voi, voi đừng đau, đừng bệnh, đừng gay, voi luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh...



 


Cũng theo báo Bình Định, lễ cúng voi nhập buôn làng là lễ quan trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng thần voi của người sắc tộc M'nông. Để tỏ lòng ngưỡng mộ vị thần của loài vật có sức mạnh ghê gớm này, trước khi nhập voi vào gia đình, buôn làng, người M' nông bao giờ cũng tổ chức lễ cúng Thần voi. Qua lễ cúng, dân làng cầu mong sức khỏe cho con voi, sự  bình yên và phát đạt cho chủ voi cùng là để thần linh cùng mọi người chứng giám con voi mới đã nghiễm nhiên trở thành thành viên yêu quý, thành "đứa con" của buôn làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại miền Tây, ở vùng Đồng Tháp Mười, hoạt động săn bắt chuột diễn ra quanh năm nhưng tập trung nhất là vào đầu mùa lũ. Khi nước tràn vào mặt ruộng, chuột đồng rút lên gò cao, sống nấp trong lau sậy um tùm hoặc làm tổ trên những thân cây tràm, cây gáo. Người ta gọi hiện tượng này là nước lên, chuột lên. Báo SGGP viết như sau.
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, hệ thống đường sá ở ngoại thành Sài Gòn đang trong tình trạng hư hại nặng. Nhiều con đường đầy những hố rất sâu, những hòn đá nhô lên giưã hố. Mỗi khi di chuyển trên các đoạn đường này, xe tải, xe gắn máy, trồi lên sụp xuống, lúc ngả sang trái, lúc nghiêng sang phải, lưu thông rất chật vật bởi những vũng sâu bùn sình nhầy nhụa khắp mặt đường.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại nội thành SG có những vũ trường đặc biệt: không gái nhảy, không rượu mạnh, không âm nhạc gầm rú. Đó là những vũ trường chỉ âm thầm hoạt động vào lúc 2-3 giờ chiều hoặc 9-10 giờ sáng. Khách là những quý bà cô đơn đến đây để giải sầu và tâm sự với bạn nhảy là những chàng trai khéo chiều. Tin Nhanh VN ghi nhận như sau.
Trên địa bàn thành phố Sài Gòn, đường Lê Thánh Tôn, quận 1, có rất nhiều hàng quán, chính yếu bán hàng thủ công mỹ nghệ, vải, lụa... phục vụ du khách. Cũng trên con đường này có không dưới hai chục thợ sửa giày, nép mình dưới mái hiên, lùi sâu vào vỉa hè. Chỉ cần một cái bàn con con, hai chiếc ghế nhựa và một số đôi giày cũ cùng keo, kéo, kìm
Tại tỉnh Quảng Trị, có một ông có gần 100 người con của hơn 20 bà vợ, trong đó có 13 bà đang sống chung với ông và các con trong cùng 1 xóm nhà, những bà vợ khác sống tại nhiều nơi từ miền Trung đến miền Nam. Hơn một nửa số vợ của ông đều nằm trong thành phần chết chồng, chồng bỏ. Ông bày tỏ rằng mình chúa ghét những gã đàn ông "quất ngựa truy phong".
Theo ghi nhận của báo quốc nội, ngày nay, tại Sài Gòn và một số thành phố lớn của VN, không chỉ phụ nữ giải phẫu thẩm mỹ để làm đẹp mà đàn ông và cả một số bà lão tuổi lục tuần cũng khoái đi thẩm mỹ viện sửa tướng để "ăn nên làm ra", để gia đình sung túc, để giữ vận may phước lành cho con cháu... Báo Kinh Tế Đô Thị viết như sau.
Theo báo quốc nội, tại TPSG có một họa sĩ đã mở xưởng làm tranh từ cánh bướm. Hàng nghìn cánh bướm ẩn hiện "dệt" nên những bức tranh hoàn chỉnh với nhiều đề tài như phố, làng quê Việt Nam. Tranh làm từ cánh bướm của họa sĩ này, được bày bán ở Diamond Plaza, TPSG, đang là mặt hàng hút khách, đặc biệt là khách chuộng "đồ độc". Tin Nhanh VN viết như sau.
Thành phố Sài Gòn về đêm có nhiều con phố không ngủ với những quán khuya đủ loại: quán trong các ngõ hẻm, quán khuya di động với những xe hủ tiếu bán rong, quán khuya bán cho những thực khách khá giả. Báo Sài Gòn Tiếp Thị viết về các quán khuya ở Sài Gòn như sau.
Trên con đường thiên lý Bắc- Nam, ai qua Đồng Hới thị xã tỉnh lỵ của Quảng Bình vừa trở thành thành phố sẽ gặp "Quảng Bình quan" và Lũy Thầy nằm bên bờ Nhật Lệ. Tại tỉnh này, tỉnh của những di tích- danh thắng nổi tiếng, đã có nhiều di tích bị bỏ quên. Báo SGGP viết như sau.
Theo các nhà nghiên cứu, kiến trúc cổ Sài Gòn trước kia đa phần là những công trình kiến trúc mang phong cách bản địa hoặc mang nét truyền thống Hoa, Khmer... Đến khi người Pháp đến, họ thiết kế đô thị Sài Gòn theo kiểu mẫu đô thị Pháp. Những ngôi nhà và phố xá bản địa, truyền thống biến mất dần hoặc lùi ra ngoại ô và cho đến nay thì gần như không còn
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.