Hôm nay,  

Lễ Cúng Voi Nhập Làng

20/04/200600:00:00(Xem: 2817)

Theo báo quốc nội, tại các buôn làng ở Cao nguyên Trung phần, khi bắt được voi rừng, người Thượng không dẫn ngay con voi ấy vào buôn  mà đưa về bãi thuần dưỡng để tập, rèn dạy. Khoảng 2-3 tháng khi con voi đã khôn ngoan, hiền lành, thuần thục các động tác mới đưa voi vào buôn làng  để sử dụng và làm một lễ cúng voi nhập buôn. Tập tục này được báo Bình Định ghi lại dựa theo tài liệu của báo tỉnh Đắc-Nông với  diễn tiến như sau. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Lễ cúng voi nhập buôn được tổ chức tùy theo khả năng tài chính của gia đình. Lễ lớn, sang trọng thì giết trâu ăn mừng, còn lễ cúng bình  thường thì giết heo, gà. Các lễ vật bắt buộc phải đi kèm theo là 7 ché rượu cần, một chén gạo có cắm đèn sáp, 1 chén cơm, 1 bầu nước, một vài chén lòng lợn, lòng gà...Trước khi cúng cho voi thì thầy cúng phải làm lễ nghi cúng cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Nghi lễ này được tiến hành trong ngôi nhà của chủ voi. Lễ tiết quan trọng nhất  trong buổi cúng này là việc cúng Thần voi.


 


Lễ được tiến hành ở ngoài sân và trên sàn hiên của chủ voi. Con voi lớn đã có công bắt được voi rừng, giúp người thuần dưỡng cũng có mặt trong lễ cúng này. Chiếc giàn cúng làm bằng tre nứa, dựng lên giữa sân, là nơi đặt các lễ vật để làm lễ. Giàn cúng gồm 4 cây nứa nhỏ, sơn màu đỏ bằng huyết heo, gà, phía trên đầu cọc cắm những tua rua vót bằng nứa, treo lủng lẳng những xâu lòng, tai và đuôi heo. Người ta gài miếng phên nứa nhỏ phía trên 4 cái  cọc và đặt đầu heo lên đấy để cúng. Giàn cúng như một "lễ đài" để làm lễ hiến sinh  cho thần voi. Bên dưới giàn cúng người ta cắm một chiếc sừng trâu và đặt một chiếc mâm với đầy đủ lễ vật. Lời khấn thần có nội dung sâu sắc, cô đọng, thể hiện tình cảm quý mến của con người dành cho chú voi, thành viên mới của buôn làng với nội dung như sau: Xin báo với thần Ngoách Ngual, nay ta dẫn con voi mới vào làng. Thần khiến con voi yên tâm ở buôn làng. Thần khiến con voi yên tâm chuyên chở. Voi đừng có sợ hãi đi hoang, voi yên tâm ăn bụi tre làng. Voi ở làng phải sống trăm tuổi, voi phải ngoan trở thành voi thợ. Sau này ta đi săn bắt voi con, bắt sáng được trăm, bắt chiều được nghìn. Buôn làng có sai phạm luật voi, voi đừng đau, đừng bệnh, đừng gay, voi luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh...



 


Cũng theo báo Bình Định, lễ cúng voi nhập buôn làng là lễ quan trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng thần voi của người sắc tộc M'nông. Để tỏ lòng ngưỡng mộ vị thần của loài vật có sức mạnh ghê gớm này, trước khi nhập voi vào gia đình, buôn làng, người M' nông bao giờ cũng tổ chức lễ cúng Thần voi. Qua lễ cúng, dân làng cầu mong sức khỏe cho con voi, sự  bình yên và phát đạt cho chủ voi cùng là để thần linh cùng mọi người chứng giám con voi mới đã nghiễm nhiên trở thành thành viên yêu quý, thành "đứa con" của buôn làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện kể với bạn trong lá thư này là chuyện của những nhà sưu tầm cổ vật tại Sài Gòn, Huế. Những người có lúc đã bỏ cả ăn uống, vui chơi, chỉ miệt mài ngắm nghía, nghiền ngẫm về những "đứa con mấy trăm tuổi", có khi phải bán cả tài sản để mua cho bằng được những cổ vật qúy hiếm có giá trị lịch sử, nhân văn. SGGP viết như sau.
Theo báo quốc nội, trên địa bàn TPSG, ven theo nhiều con đường thường xảy ra các vụ tai nạn giao thông mà nạn nhân bị tử vong, có nhiều miếu thờ. Hiện tượng này bắt nguồn từ quan niệm cho rằng kẻ chết oan, chết trẻ, chết thảm... sẽ linh thiêng, có thể "quậy phá" hoặc báo ứng cho điềm lành nên người dựng miếu thờ để cầu xin chuyện cá nhân.
Theo báo quốc nội, tại vùng đất hoang vu dưới chân núi Chứa Chan ở xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, có một nhà sư xây tịnh thất tu hành. Và cũng trong chốn thanh tu này, 12 năm qua, nhà sư âm thầm nghiên cứu nuôi trồng cây dó bầu (trầm hương) và tạo được nguồn giống của loài cây quý hiếm đó.Từ mảnh đất núi cằn cỗi này
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, trong 1 buổi hội thảo, 1 giáo sư đại học VN đã than rằng "giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong nước đang bị "vắt" rất thê thảm: Nhà nước "vắt", bản thân họ tự "vắt" để kiếm sống. Cuốn vào giảng dạy, làm gì còn thời gian đọc, dù là sách hay. Ngoại ngữ cũng không học".
Theo báo quốc nội, qua tiến trình điều tra khảo cổ học tại cố đô Huế từ 1999 đến nay đã giác hiện nhiều điều mà sử sách chưa hề đề cập. Chẳng hạn lăng Minh Mạng trước kia nằm trên đồi chứ không ở vào địa thế bằng phẳng như hiện nay. Hay tại đây từng tồn tại một hệ thống vườn hoa mà sử sách không nói đến. Tin Nhanh VN ghi nhận những phát giác mới về lăng vua Minh Mạng như sau.
Theo báo Tuổi Trẻ, gần đây, tại VN, cả ở thành thị lẫn vùng nông thôn xuất hiện rất nhiều những ngôi nhà có kiến trúc kiểu đền phủ, điện thờ. Ở những nơi này người ta cầu cúng, hương khói nghi ngút, nến cháy đỏ ngày, đôi khi có cả hát chầu văn, hầu đồng bóng... Phóng viên báo TT ghi nhận về hiện trạng này tại Hà Nội như sau.
Trên địa bàn thành phố Sài Gòn, khu vực các quận Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, nổi tiếng về các quán bar,ngoài các bar "xịn" còn cà phê "nhái" bar thì nhiều vô kể. Tại các quán "xịn", rượu là đồ uống chính còn các loại thức uống khác chỉ là phụ. Ở quán "nhái" thì rượu lại thứ yếu, chỉ đưa ra khi khách có nhu cầu. Bar "nhái" đầu tư ít
Theo báo quốc nội, tuần qua dư luận giới trẻ trong nước lại ồn ào về vụ một nữ ca sĩ trẻ chưa có nhiều người biết tên. Ấy là chuyện đời tư của Nguyễn Hồng Nhung bị một người đàn ông tên Lê Vĩnh Thắng lừa gạt về tình và tiền. Về tình thì chỉ sau một hai ngày gặp nhau, cô ta đã đến khách sạn để "bị Lê Vĩnh Thắng chiếm đoạt ngay".
Theo báo quốc nội, tại Sài Gòn, nạn hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhất là khi trên địa bàn SG đang xuất hiện một số hình thức kinh doanh mới. Đó là nhận định của các chuyên viên của Chi cục quản lý thị trường TP SG. Tin Nhanh Việt Nam ghi nhận hiện trạng này như sau.
Những ngày vưà qua, mực nước lũ tại đồng bằng sông Cửu Long tại miền Tây Nam phần có nơi đã vượt quá mức báo động nguy hiểm. Nhiều trường trung, tiểu học phải cho học sinh tạmnghỉ học do lũ lên cao. Trong tình hình đó, người dân nơi đây sẵn sàng đối mặt với những hiểm nguy, đồng thời chuẩn bị cho vụ mùa sau lụt. Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng tại một số khu vực ở miền Tây trong mùa lũ này như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.