Hôm nay,  

Cuộc Đấu Tranh Cắt Viện Trợ Hoa Kỳ Cho Việt Nam

29/07/200400:00:00(Xem: 7382)
Alan Boyd (Asia Times) -- Văn Hiền dịch (VNN)
Cựu tổng thống Bill Clinton từng tự hào cho rằng đó là một trong những thành công ngoại giao của chính phủ ông trong lịch sử của chính sách đối ngoại. Thật ra, đó chỉ là vấn đề thời gian khi Hoa Thịnh Đốn bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1994, một biến cố làm phật lòng phía bảo thủ cũng như những người Việt Nam tỵ nạn ở ngoại quốc.
Tuần này (20-7-2004, VNN) Hạ viện Hoa Kỳ đã biểu quyết với tỷ số 323 phiếu thuận trên 45 phiếu chống đạo luật về Nhân quyền Việt Nam. Theo luật này thì những khoản trợ giúp không phải là viện trợ nhân đạo sẽ bị đình lại cho đến khi Việt Nam chứng tỏ họ muốn thực thi dân chủ cũng như tôn trọng quyền tự do cá nhân. Theo đạo luật này, được dân biểu Cộng hòa Chris Smith đơn vị New Jersey đệ trình, nhà cầm quyền Việt Nam đang "theo đuổi một chính sách đàn áp, phân biệt đối xử và sỉ nhục đối với những ai diễn tả sự bất đồng chính kiến, quan điểm của mình đối với chính sách nhà nước hay của đảng một cách ôn hòa."
Đạo luật này không cho phép Washington gia tăng những khoản viện trợ ngoài vấn đề nhân đạo cho Việt Nam quá mức hiện nay là 40 triệu Mỹ kim, ngoại trừ khi Hà Nội trả tự do cho những tù nhân chính trị hay tôn giáo và cải tiến chính sách nhân quyền của họ hiện nay. Một cách quan trọng hơn, luật này gây áp lực kinh tế gián tiếp bằng cách cho phép tổng thống quyền phủ quyết những số tiền vay nợ ngoài vấn đề nhân đạo của Qũy tiền tệ quốc tế IMF (International Monetery Fund) hay Ngân hàng Thế giới WB (World Bank), cả hai cơ cấu tài chánh này đăng theo đuổi chính sách giúp đỡ rất mạnh mẽ cho Việt Nam. Có một trường hợp ngoại lệ trong vấn đề viện trợ là cho phép Washington chuẩn cấp số tiền mặt lên đến 4 triệu đô la cho những cá nhân hay những nhóm người Việt trong nước trong niên khóa 2004-05 có mục tiêu cổ động cho những quyền tự do căn bản được thế giới công nhận. Một ngân khoản 10 triệu Mỹ kim khác sẽ được sử dụng để tăng cường công suất cho đài Á châu Tự do và ngăn chặn việc Việt Nam phá sóng của mạng lưới cổ động cho việc dân chủ hóa, mạng lưới này được tài trợ trực tiếp từ Washington.
Dân biểu Smith là phó Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Quốc tế có nhiều thẩm quyền, và đã làm việc trong 3 năm qua để thúc đẩy dự luật được hình thành. Tuy đã được Hạ viện thông qua, dự luật này cần phải được thượng viện thông qua thì mới thành luật, và chặng đường này không phải dễ dàng vượt qua. Chính ông Smith cũng thú nhận tại sao mất quá lâu mới thực hiện được đến đây, là vì dự luật này gặp sự chống đối trong từng gia đoạn của nhóm dân biểu nghị sĩ cấp tiến do John Kerry dẫn đầu, người từng nằm trong ban vận động của ông Clinton trong thập niên 1990. Kerry là cựu chỉ huy trưởng một đơn vị Hải quân trong thập niên 1960 tại Đông Dương trước khi ông ta nhảy sang phía chống đối chiến tranh trong giai đoạn sau của cuộc chiến, hiện nay là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ. Vô hiệu hóa một dự luật không phải là việc dễ làm, nhưng luật này có khe hở cho phép Kerry nếu đắc cử tổng thống vào tháng 11, sẽ có quyền phủ quyết đạo luật này một phần hay toàn phần với lý do là việc viện trợ cho Việt Nam sẽ tạo quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam, và sẽ mang lại lợi ích về an ninh cho nước Mỹ. Nhiều chiến lược gia Hoa Kỳ cũng không tán đồng đạo luật, vì cho rằng đạo luật này không tạo thuận lợi cho chính sách của Hoa Kỳ, muốn có sự hiện diện Hải quân tại hải phận Nam Việt Nam như là lực lượng có khả năng đương đầu nhanh chóng với Trung Quốc trước những căng thẳng tại Đài Loan cũng như tại Nam Hải. Một tiến trình tạo tin tưởng đã được cẩn thận thực hiện bằng cuộc viếng thăm của chiến hạm Hoa Kỳ tại cảng Sàigòn hồi tháng 11 năm ngoái, là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai phía từng là thù địch trong gần 3 thập niên. Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, một trong những nhân vật cứng rắn của chính phủ Bush gặp gỡ bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà tại Ngũ giác đài trong tuần đó, được coi như là thể hiện chính sách hậu chiến của Hoa Kỳ.

Hơn 58 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ và 3 triệu người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến kéo dài 20 năm, nhưng 60% số người Việt Nam ngày nay sinh ra sau chiến tranh, một luận điểm được nhắc đi nhắc lại bởi cựu tướng lãnh Colin Powell, hiện là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ. Bộ Ngoại giao rất miễn cưỡng trong vấn đề tranh cãi vì dự luật dựa trên căn bản những báo cáo của bộ Ngoại giao về vấn đề Nhân quyền, trù dập chính trị, và những đường lối Tôn giáo mập mờ cũng như chuyện cố tình ém nhẹm vấn đề đàn áp người Thượng thiểu số tại Việt Nam. Hôm tháng Hai 2004, phụ tá Ngoại giao Matthew Daley báo cáo trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện rằng Hà Nội cần phải có thái độ thành thật giữ lời hứa nhiều hơn nữa về vấn đề cải thiện quyền tự do cá nhân nếu họ muốn có quan hệ gần gũi hơn với Washington. Ông Daley nói rằng: "Mặc dù Việt Nam ít đàn áp hơn so với 10 năm trước đây, nhưng vẫn còn những ngăn cấm về tự do ngôn luận, báo chí và hội họp... nói chung thì chính sách về nhân quyền của Việt Nam còn rất tồi tệ." Tuy nhiên ông Daley cũng cẩn trọng tránh phản ứng quá đáng của những nhà làm luật lưu ý rằng có nhiều chỉ dấu tốt tại Việt Nam vì sự tái hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng quốc tế. Ông nói: "Việc tiếp tục cảnh giác của chính phủ Hoa Kỳ và những cơ quan khác sẽ đóng vai trò quan trọng trong vấn đề thúc đẩy những chỉ dấu tốt phát huy thêm. Những cố gắng nhằm tái cô lập hay trừng phạt với những hình thức ngăn chận có thể sẽ trì hoãn những mục tiêu cũng như quyền lợi dài hạn của Hoa Kỳ tại Việt Nam".
Chắc chắn Hà Nội sẽ coi đạo luật này như một đe dọa. Tháng này họ đã thả hai nhà phản kháng lớn tuổi là Đại tá (cộng sản) Phạm Quế Dương và Tiến sĩ Trần Khuê với ngụ ý rằng họ đón nhận những lời chỉ trích của bộ Ngoại giao Mỹ về tình trạng đàn áp tại Việt Nam hiện nay một cách nghiêm chỉnh. Đảng Cộng sản cầm quyền bình luận trong mục quan điểm trên báo Nhân Dân rằng đạo luật này "gây ra những ảnh hưởng xấu đối với quan hệ song phương". Nhưng thật ngạc nhiên là lời lẽ của báo Nhân dân không thô bỉ như những lần trước, có thể rằng họ đánh giá là nó có thể gây nên những tổn thất về kinh tế hay chăng" Những đầu tư của các công ty của Mỹ tại Việt Nam chỉ ở mức độ bình thường so với những quốc gia khác trong vùng, có khoảng 350 công ty Hoa Kỳ đăng bộ tại Việt Nam, nhưng tổng số tiền đầu tư chỉ có khoảng chừng 1.5 tỷ Mỹ kim. Gần 70% hàng xuất cảng của Việt Nam nhập vào Mỹ trong năm nay, tăng từ con số không hồi năm 1994, khi Bill Clinton mới bãi bỏ lệnh cấm vận từ hồi năm 1975. Kể từ khi hiệp ước thương mại song phương được ký kết vào tháng Mười hai năm 2001, Hoa Kỳ bán sang Việt Nam những hàng hoá như nông cơ, nông cụ, phi cơ tăng lên 150%, tổng số trao đổi kinh tế lên đến khoảng 6 tỷ Mỹ kim vào năm 2003. Theo hiệp ước này Việt Nam phải mở cửa thị trường cho hàng hoá Hoa Kỳ và phải cải tổ hàng loạt những ngành kinh tế. Họ bị trễ nãi, nhưng Daley lý luận rằng: "Dù sao thì những vấn đề chậm trễ đã được đưa ra để giải quyết chung cho thấy hai phía hiện đang chú tâm về tương lai thay vì nhìn về quá khứ."
Những quan hệ kinh tế đã gặp khó khăn trước khi có dự luật mới này, một phần vì Việt Nam thành công trong vấn đề xuất cảng, nhưng cũng một phần vì Việt Nam không đạt tiêu chuẩn để gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization).
Những sắc thuế chống lại việc phá giá và những quy định số lượng nhập cảng đã được Washington áp dụng trên một số lớn mặt hàng xuất cảng của Việt Nam đe doạ thị trường của giới sản xuất Hoa Kỳ như Tôm và Tơ Lụa. Vấn đề định số hàng Tơ Lụa lẽ ra được bãi miễn vào tháng Giêng vừa qua nếu Việt Nam hội đủ tiêu chuẩn gia nhập WTO. Vì bị lọt sổ vào WT, tổng số kim ngạch tổn thất cho Việt Nam lên đến 2.5 tỷ trong năm 2003.
Cuộc tranh đấu sôi nổi về dự luật sẽ diễn ra tại Thượng viện với dân biểu Smith cố sức lồng vấn đề dân chủ hóa và lý tưởng Hoa Kỳ vào trong nghị trình của phe bảo thủ trong lúc Hoa Kỳ đang đi vào mùa bầu cử vào tháng 11 năm nay. Trong hiện tại Hà Nội đã bày tỏ lập trường trên mục quan điểm của báo Nhân dân rằng: "Cuộc chiến tranh gây hấn của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã là cao điểm của sự vi phạm nhân quyền và chủ quyền quốc gia."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.