Hôm nay,  

Cháy Rừng: Mây Lửa, Lốc Xoáy Lửa Và Bão Lửa

23/08/202400:00:00(Xem: 2499)

chay rung

Cháy rừng không chỉ là những ngọn lửa hung hiểm lan rộng và thiêu đốt xung quanh. Những đám cháy lớn có thể tự tạo ra một “hệ thống thời tiết” riêng. Nếu không bị chế ngự, “hung thần” sẽ nuốt chửng mọi thứ trên đường đi. (Nguồn: pixabay.com)


Đám cháy Park Fire ở California đã tạo ra ít nhất một cơn lốc xoáy lửa, còn được gọi là lốc lửa, xoáy lửa hoặc vòi rồng lửa. Nhưng lốc xoáy lửa là gì, và có thực sự đáng sợ như cái tên không?
 
Cháy rừng không chỉ là những đám cháy hung hiểm lan rộng ra xung quanh, mà còn có thể tự tạo ra cả một hệ thống thời tiết riêng biệt, gọi là “fire weather system” (xin tạm dịch là “hệ thống thời tiết của đám cháy,” có gió, mây, bão…). Trong hệ thống này, một loại mây đặc biệt được hình thành gọi là “pyrocumulonimbus” (Cumulonimbus Flammagenitus cloud – CbFg – một loại mây vũ tích hình thành phía trên một nguồn nhiệt và thường có hình nấm, chẳng hạn như hỏa hoạn, núi lửa phun trào, hoặc nổ hạt nhân…). NASA gọi hiện tượng này là “rồng mây phun lửa” vì có thể phóng ra những tia sét mạnh mẽ xuống mặt đất, gây ra thêm nhiều đám cháy mới và đôi khi còn tạo ra lốc xoáy lửa.
 
Kiểu thời tiết gây hỏa hoạn đã góp phần gây ra nhiều đám cháy đi vào lịch sử, như Đám cháy Black Saturday năm 2009 thiêu rụi hơn một triệu acres rừng ở Úc và các đám cháy rừng trên khắp Bờ Tây Hoa Kỳ năm 2020. Đặc biệt trong tình hình Trái đất ngày càng nóng lên (global warming), những trận bão lửa (firestorms) ngày càng phổ biến.
 
Bão lửa được hình thành như thế nào?
 
Bão lửa được hình thành qua quá trình đối lưu (convective process), hiện tượng nhiệt độ tăng lên khiến cho không khí nóng bay lên cao. Trong quá trình này, cột không khí ẩm nằm phía trên một đám cháy trở nên cực kỳ nóng, bốc lên cao và di chuyển vào tầng khí quyển rồi nguội dần ở đó. Khi không khí nguội đi, hơi nước sẽ ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ, tạo ra các đám mây lửa, hay còn gọi là mây pyrocumulus (pyrocumulus clouds, hay flammagenitus cloud).

Dù đều được hình thành bởi quá trình đối lưu, nhưng khác những đám mây trắng mịn như bông mà ta thường thấy hàng ngày, mây lửa không mang màu trắng mà có màu xám hoặc nâu, vì tro, khói và bụi bặm từ đám cháy bên dưới bị cuốn vào các luồng không khí. Những đám mây lửa có thể vươn cao đến gần 6 dặm (khoảng 9.6 km).
 
Khi đám cháy vẫn tiếp tục hoành hành, dòng không khí nóng bốc lên lại tiếp tục đẩy khói và bụi lên cao vào phần bên dưới của tầng bình lưu (tầng cao hơn, nằm ngay bên trên tầng đối lưu), tạo ra những cụm mây lửa lớn hơn nữa, gọi là mây pyrocumulonimbus, gọi tắt là pyroCbs.
 
Mặc dù trông giống như những đám mây dông thông thường, nhưng mây pyroCbs thật sự là hung thần. Những “hung thần” này vẫn bị “trói chân” ở chỗ đám cháy đã sinh ra chúng, nên tức tối khạc ra lửa và sét, khiến cho đám cháy bên dưới càng bạo phát. Hơn nữa, sét từ các đám mây pyroCbs thường có điện tích dương, khiến bão kéo dài dai dẳng hơn chứ hiếm khi tạo ra mưa để dập lửa.
 
Trong những trường hợp tồi tệ hơn, các cụm mây pyroCbs có thể tạo ra lốc xoáy lửa, khi dòng không khí nóng bốc lên rất nhanh và bị xoắn lại. Lốc xoáy lửa thường chỉ tồn tại trong vài phút và có chiều cao không quá 150 feet (khoảng 45 mét), nhưng với tốc độ gió lên đến 140 dặm/giờ (khoảng 225 km/h), chúng có thể diệt sạch bất kỳ thứ gì nằm trên đường đi của mình.
 
Những trận bão lửa tàn khốc nhất gần đây
 
Thời tiết hỏa hoạn sản sinh ra những đám cháy rừng tàn khốc nhất gần đây. Năm 2009, Đám cháy Black Saturday ở tiểu bang Victoria, Úc, đã tạo ra các cụm mây pyroCb cao hơn 9 dặm (khoảng 14.5 km) và “quậy” ra thêm các đám cháy mới thiêu trụi hơn một triệu acres (hơn 400,000 ha đất). Đám cháy Black Saturday đã cướp đi sinh mạng của 173 người, trở thành thảm họa cháy rừng chết chóc nhất kể từ năm 1788.
 
Năm 2017, một đám cháy rừng còn lớn hơn nữa xảy ra ở British Columbia, tạo ra 5 trận bão lửa gần như là cùng lúc. Khi khói bay lên cao, các hạt carbon đen trong khói hấp thụ năng lượng mặt trời, khiến cho cột khói càng nóng hơn nữa và tiếp tục bay cao và xa hơn. Kết quả là, bão lửa đã đẩy khói lên tới 14 dặm (khoảng 22.5 km) vào thẳng tầng bình lưu. Nhiều nghiên cứu cho thấy các cột khói này tương đương với những cột khói từ một vụ phun trào núi lửa thông thường, và tồn tại trong bầu khí quyển suốt gần 9 tháng trời.
 
Tại Hoa Kỳ, tiểu bang California cũng từng chứng kiến nhiều sự kiện kinh hoàng có mây pyroCb. Trong Đám cháy Carr gần thành phố Redding vào tháng 7/2018, một lốc xoáy lửa đã “ra đời” với tốc độ lên đến 143 dặm/giờ (khoảng 230 km/h), và là thủ phạm gây ra 4 trong số 8 cái chết liên quan đến đám cháy này. Vào tháng 8/2020, Bắc Cali trải qua một mùa “rực lửa” với hàng loạt những cảnh báo về lốc xoáy lửa trong các đám cháy rừng.
 
Bão lửa không chỉ gây hại cho môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Khói từ các đám cháy rừng chứa nhiều không khí độc hại và các hạt bụi nhỏ li ti, có thể gây ra nhiều bệnh về hô hấp và tim mạch. Nên khi bão lửa khiến cho đám cháy lan rộng, khói lại càng dày đặc, không khí càng ô nhiễm nghiêm trọng.
 
Liệu hỏa hoạn và lốc xoáy lửa sẽ ngày càng nhiều?
 
Biến đổi khí hậu đang làm cho các đám cháy rừng ngày càng lớn hơn và dữ dội hơn. Các khoa học gia tin rằng hành tinh này sẽ chứng kiến nhiều trận bão lửa hơn. Năm 2019, Úc đã ghi nhận số lượng bão lửa nhiều bằng con số tổng cộng của 20 năm trước đó. Ngày 7/9/2020, một đám mây pyrocumulus gần Fresno, California, đã “vươn mình” lên tới 10 dặm (khoảng 16 km) đến tầng bình lưu. Đây là một kỷ lục đối với một đám cháy rừng ở Bắc Mỹ, và rất có thể đã mang một lượng lớn khí thải carbon (carbon emissions, gồm khí CO2 và nhiều loại khí nhà kính khác) vào tầng bình lưu.
 
Các khoa học gia tin rằng các trận bão lửa thải ra nhiều chất ô nhiễm vào thượng tầng khí quyển. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ về những ảnh hưởng của bão lửa đến tình hình biến đổi khí hậu, chẳng hạn như liệu chúng có phá hư tầng ozone bằng những cột khói khổng lồ hay không, hay những cột khói này có tác dụng làm mát tạm thời khi chặn bớt ánh sáng mặt trời.
 
Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ là chìa khóa giúp chúng ta hiểu được tác động thực sự của những trận bão lửa khi phải đối mặt với sự hâm nóng toàn cầu (global warming).
 
Nguồn: “How wildfires unleash fire clouds—and even fire tornadoes” được đăng trên trang Nationalgeographic.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
FBI đã nhận được thông tin cho thấy “các cuộc biểu tình có vũ khí” đang được lên kế hoạch tại tất cả 50 thủ phủ của tiểu bang và Điện Capitol Hoa Kỳ tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn trong những ngày trước lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng Thống đắc cử Joe Biden vào 20 tháng 1, theo thông tin nội bộ mà CNN có được cho biết hôm Thứ Hai, 11 tháng 1 năm 2021.
Thứ Hai, 11 tháng 1 năm 2021 Thượng Nghị Sĩ Dave Min (Dân Chủ-Irvine) đã gửi lá thư tới Bộ Trưởng Tư Pháp California Xavier Becerra và Chánh Biện Lý Quận Cam Todd Spitzer thúc giục truy tố tới mức tối đa đối với những người nổi dậy là những người đã tham gia vào cuộc đảo chánh của Điện Capitol Hoa Kỳ hôm Thứ Tư tuần tước, theo bản thông cáo báo chí của vị nghị sĩ này cho biết.
Nhiều giờ sau khi hình ảnh cho thấy đám đông đang tràn vào Điện Capitol, ít nhất một quận đã chứng kiện số người ghi danh vào Đảng Cộng Hòa đã sút giảm, theo báo OC Register cho biết hôm Thứ Hai, 11 tháng 1 năm 2021. Điều này có nghĩa gì? Có thể sự thay đổi đang đến. Nhiều giờ sau khi các bản tin trên thế giới cho thấy những người ủng hộ TT Trump đã phá rào cản tràn vào Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ như một phần của nỗ lực để ngăn chận việc chứng nhận bầu cử ngày 3 tháng 11, theo Dân Biểu Chad Mayes của Inland Empire cho biết chiếc điện thoại của ông đã bắt đầu vỡ tung.
Chính phủ Trump hôm Thứ Hai, 11 tháng 1 năm 2021, đã tái chỉ định Cuba như là “nhà nước bảo trợ của khủng bố,” áp đặt thêm các trừng phạt mới mà có thể làm què quặt cam kết của Tổng Thống đắc cử Joe Biden để làm mới lại mối quan hệ với đảo quốc cộng sản, theo bản tin AP cho biết hôm Thứ Hai.
Hạ Viện Hoa Kỳ hôm Thứ Hai đã tiến gần tới việc luận tội Tổng Thống Donald Trump lần thứ hai chưa bao giờ có trước đây, lần này là vì sự xúi giục của ông đối với những người ủng hộ ông xâm chiếm Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ trong thời gian Quốc Hội đang đếm phiếu Cử Tri Đoàn vào tuần trước, theo bản tin của CNBC cho biết hôm Thứ Hai, 11 tháng 1 năm 2021.
Bạn đã đến Washington D.C. để tham gia cuộc bạo loạn tại Quốc Hội, đã xông vào tòa quốc hội hay chỉ đơn giản là vượt qua các rào chắn không được phép bước sang hay leo lên bậc thềm tòa quốc hội, nay có thể đang ở nhà và nghĩ rằng mình đã thoát tội. Có phải vậy không?
WASHINGTON (VB - 11/1/2021) --- Đã có khoảng 120 người bị bắt vì bị nhận diện ra đã tham dự bạo loạn ở tòa nhà Quốc Hội, phần lớn là bị nhận diện qua hình ảnh và băng video. Hầu hết người bị bắt là người ủng hộ TT Trump lâu năm, theo tin AP, và không thấy có ai là Antifa trà trộn vào.
Nhiều ty sở cảnh sát trên toàn quốc đã mở các cuộc điều tra các cảnh sát ở nhiều cấp để tìm cho ra họ có dính vào vụ xâm chiếm Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn hôm 6 tháng 1 hay không, theo bản tin của Yahoo News cho biết hôm Chủ Nhật, 10 tháng 1 năm 2021. Ngày càng có nhiều cuộc điều tra theo sau tuyên bố từ Sở Cảnh Sát Thành Phố Seattle hôm Thứ Sáu rằng có 2 cảnh sát của họ đã bị ngưng chức trong khi chờ điều tra các cáo buộc rằng họ đã ở thủ đô Washington trong thời gian các sự kiện hỗn loạn.
Theo Snopes trang mạng kiểm chứng tin tức thật hay giả, xác nhận Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Chris Miller đã nói chuyện với Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Thượng nghị sĩ Mitch McConnell và Chuck Schumer, để kích hoạt lực lượng bảo vệ.
Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi tuyên bố các nhà lập pháp Dân Chủ đang tiến tới nỗ lực truất phế Tổng Thống Donald Trump khỏi chức vụ nhiều ngày sau khi ông xúi giục bạo loạn tại tòa nhà Quốc Hội, theo bản tin của báo Politico cho biết hôm Chủ Nhật, 10 tháng 1 năm 2021.
“Rõ ràng là Luật An Ninh Quốc Gia đang được sử dụng để loại bỏ giới bất đồng chính kiến và các quan điểm chính trị đối lập,” theo tuyên bố chung đọc được từ Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mikie Pompeo, Ngoại Trưởng Úc Marise Payne, Ngoại Trưởng Anh Dominic Raab, và Ngoại Trưởng Canada Francois-Philippe Champagne. “Chúng tôi kêu gọi các viên chức Hong Kong và Trung Quốc hãy tôn trọng các quyền được luật pháp bảo vệ và sự tự do của người dân Hong Kong không phải sợ hãi bị bắt và bị bỏ tù.”
huyện nghe rất lạ đã xảy ra vài ngày nay tại Hà Nội: thay vì diễn tập quân đội, công an để bảo vệ an ninh cho người dân và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước thì Đảng CSVN lại tổ chức diễn tập để bảo vệ cho chính Đảng trong các ngày Đại Hội 13 sắp tới, mà một trong những tình huống được giả định dựng ra là chống lại dân oan khiếu kiện vì nhà cửa và đất đai ruộng vườn bị đảng cướp mất, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 10 tháng 1 năm 2021.
Lá cờ Việt Nam Cộng hòa đã và đang là biểu tượng cho những sự kiện của người Mỹ gốc Việt. Vốn đã mang tính dân tộc chủ nghĩa cao, tính biểu tượng của nó rất mạnh trong cộng đồng người tị nạn trong thập niên 1970, 1980. Nó không chỉ là căn cước và lịch sử của họ, đang bị chế độ mới ở Việt Nam xóa đi, mà nó còn là sự cần thiết cho họ vì có quá ít – nếu không nói là không có gì hết – những biểu hiện cho căn cước và lịch sử của họ ở Mỹ như là bảo tàng, tượng đài, sự công nhận, sự tưởng niệm,… Lá cờ và quốc ca Việt Nam Cộng hòa là điều trong số rất ít những điều giữ cho căn cước và ký ức chính trị của cộng đồng người tị nạn sống còn.
Nhưng chúng ta không nên có ảo tưởng về những gì mà Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ phải đối mặt khi nhậm chức. Trong nhiệm kỳ tổng thống và một trận đại dịch mà chính quyền sắp mãn nhiệm đã làm rất ít để chống chọi, Trump để lại những vết hằn sâu thẳm. Những tổn thương kinh tế sẽ không thể hàn gắn trong một sớm một chiều, và nếu không có sự hỗ trợ toàn diện vào thời điểm cần thiết quan trọng này – bao gồm hỗ trợ cho các chính quyền địa phương và tiểu bang thiếu ngân khoản – thì nỗi đau sẽ còn kéo dài. Tất nhiên, các đồng minh lâu đời của Mỹ sẽ hoan nghênh sự trở lại thế giới nơi Hoa Kỳ đứng lên đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, đồng thời hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề toàn cầu như đại dịch và biến đổi khí hậu. Nhưng, lại một lần nữa, sẽ là ngu ngốc nếu cho rằng thế giới không thay đổi một cách triệt để. Xét cho cùng, Mỹ đã cho thấy mình là một đồng minh không đáng tin cậy. Đúng như vậy, Hiến pháp Hoa Kỳ và 50 tiểu bang đã tồn tại và bảo vệ nền dân chủ thoát ra kh
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.