Hôm nay,  

Cháy Rừng: Mây Lửa, Lốc Xoáy Lửa Và Bão Lửa

23/08/202400:00:00(Xem: 1156)

chay rung

Cháy rừng không chỉ là những ngọn lửa hung hiểm lan rộng và thiêu đốt xung quanh. Những đám cháy lớn có thể tự tạo ra một “hệ thống thời tiết” riêng. Nếu không bị chế ngự, “hung thần” sẽ nuốt chửng mọi thứ trên đường đi. (Nguồn: pixabay.com)


Đám cháy Park Fire ở California đã tạo ra ít nhất một cơn lốc xoáy lửa, còn được gọi là lốc lửa, xoáy lửa hoặc vòi rồng lửa. Nhưng lốc xoáy lửa là gì, và có thực sự đáng sợ như cái tên không?
 
Cháy rừng không chỉ là những đám cháy hung hiểm lan rộng ra xung quanh, mà còn có thể tự tạo ra cả một hệ thống thời tiết riêng biệt, gọi là “fire weather system” (xin tạm dịch là “hệ thống thời tiết của đám cháy,” có gió, mây, bão…). Trong hệ thống này, một loại mây đặc biệt được hình thành gọi là “pyrocumulonimbus” (Cumulonimbus Flammagenitus cloud – CbFg – một loại mây vũ tích hình thành phía trên một nguồn nhiệt và thường có hình nấm, chẳng hạn như hỏa hoạn, núi lửa phun trào, hoặc nổ hạt nhân…). NASA gọi hiện tượng này là “rồng mây phun lửa” vì có thể phóng ra những tia sét mạnh mẽ xuống mặt đất, gây ra thêm nhiều đám cháy mới và đôi khi còn tạo ra lốc xoáy lửa.
 
Kiểu thời tiết gây hỏa hoạn đã góp phần gây ra nhiều đám cháy đi vào lịch sử, như Đám cháy Black Saturday năm 2009 thiêu rụi hơn một triệu acres rừng ở Úc và các đám cháy rừng trên khắp Bờ Tây Hoa Kỳ năm 2020. Đặc biệt trong tình hình Trái đất ngày càng nóng lên (global warming), những trận bão lửa (firestorms) ngày càng phổ biến.
 
Bão lửa được hình thành như thế nào?
 
Bão lửa được hình thành qua quá trình đối lưu (convective process), hiện tượng nhiệt độ tăng lên khiến cho không khí nóng bay lên cao. Trong quá trình này, cột không khí ẩm nằm phía trên một đám cháy trở nên cực kỳ nóng, bốc lên cao và di chuyển vào tầng khí quyển rồi nguội dần ở đó. Khi không khí nguội đi, hơi nước sẽ ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ, tạo ra các đám mây lửa, hay còn gọi là mây pyrocumulus (pyrocumulus clouds, hay flammagenitus cloud).

Dù đều được hình thành bởi quá trình đối lưu, nhưng khác những đám mây trắng mịn như bông mà ta thường thấy hàng ngày, mây lửa không mang màu trắng mà có màu xám hoặc nâu, vì tro, khói và bụi bặm từ đám cháy bên dưới bị cuốn vào các luồng không khí. Những đám mây lửa có thể vươn cao đến gần 6 dặm (khoảng 9.6 km).
 
Khi đám cháy vẫn tiếp tục hoành hành, dòng không khí nóng bốc lên lại tiếp tục đẩy khói và bụi lên cao vào phần bên dưới của tầng bình lưu (tầng cao hơn, nằm ngay bên trên tầng đối lưu), tạo ra những cụm mây lửa lớn hơn nữa, gọi là mây pyrocumulonimbus, gọi tắt là pyroCbs.
 
Mặc dù trông giống như những đám mây dông thông thường, nhưng mây pyroCbs thật sự là hung thần. Những “hung thần” này vẫn bị “trói chân” ở chỗ đám cháy đã sinh ra chúng, nên tức tối khạc ra lửa và sét, khiến cho đám cháy bên dưới càng bạo phát. Hơn nữa, sét từ các đám mây pyroCbs thường có điện tích dương, khiến bão kéo dài dai dẳng hơn chứ hiếm khi tạo ra mưa để dập lửa.
 
Trong những trường hợp tồi tệ hơn, các cụm mây pyroCbs có thể tạo ra lốc xoáy lửa, khi dòng không khí nóng bốc lên rất nhanh và bị xoắn lại. Lốc xoáy lửa thường chỉ tồn tại trong vài phút và có chiều cao không quá 150 feet (khoảng 45 mét), nhưng với tốc độ gió lên đến 140 dặm/giờ (khoảng 225 km/h), chúng có thể diệt sạch bất kỳ thứ gì nằm trên đường đi của mình.
 
Những trận bão lửa tàn khốc nhất gần đây
 
Thời tiết hỏa hoạn sản sinh ra những đám cháy rừng tàn khốc nhất gần đây. Năm 2009, Đám cháy Black Saturday ở tiểu bang Victoria, Úc, đã tạo ra các cụm mây pyroCb cao hơn 9 dặm (khoảng 14.5 km) và “quậy” ra thêm các đám cháy mới thiêu trụi hơn một triệu acres (hơn 400,000 ha đất). Đám cháy Black Saturday đã cướp đi sinh mạng của 173 người, trở thành thảm họa cháy rừng chết chóc nhất kể từ năm 1788.
 
Năm 2017, một đám cháy rừng còn lớn hơn nữa xảy ra ở British Columbia, tạo ra 5 trận bão lửa gần như là cùng lúc. Khi khói bay lên cao, các hạt carbon đen trong khói hấp thụ năng lượng mặt trời, khiến cho cột khói càng nóng hơn nữa và tiếp tục bay cao và xa hơn. Kết quả là, bão lửa đã đẩy khói lên tới 14 dặm (khoảng 22.5 km) vào thẳng tầng bình lưu. Nhiều nghiên cứu cho thấy các cột khói này tương đương với những cột khói từ một vụ phun trào núi lửa thông thường, và tồn tại trong bầu khí quyển suốt gần 9 tháng trời.
 
Tại Hoa Kỳ, tiểu bang California cũng từng chứng kiến nhiều sự kiện kinh hoàng có mây pyroCb. Trong Đám cháy Carr gần thành phố Redding vào tháng 7/2018, một lốc xoáy lửa đã “ra đời” với tốc độ lên đến 143 dặm/giờ (khoảng 230 km/h), và là thủ phạm gây ra 4 trong số 8 cái chết liên quan đến đám cháy này. Vào tháng 8/2020, Bắc Cali trải qua một mùa “rực lửa” với hàng loạt những cảnh báo về lốc xoáy lửa trong các đám cháy rừng.
 
Bão lửa không chỉ gây hại cho môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Khói từ các đám cháy rừng chứa nhiều không khí độc hại và các hạt bụi nhỏ li ti, có thể gây ra nhiều bệnh về hô hấp và tim mạch. Nên khi bão lửa khiến cho đám cháy lan rộng, khói lại càng dày đặc, không khí càng ô nhiễm nghiêm trọng.
 
Liệu hỏa hoạn và lốc xoáy lửa sẽ ngày càng nhiều?
 
Biến đổi khí hậu đang làm cho các đám cháy rừng ngày càng lớn hơn và dữ dội hơn. Các khoa học gia tin rằng hành tinh này sẽ chứng kiến nhiều trận bão lửa hơn. Năm 2019, Úc đã ghi nhận số lượng bão lửa nhiều bằng con số tổng cộng của 20 năm trước đó. Ngày 7/9/2020, một đám mây pyrocumulus gần Fresno, California, đã “vươn mình” lên tới 10 dặm (khoảng 16 km) đến tầng bình lưu. Đây là một kỷ lục đối với một đám cháy rừng ở Bắc Mỹ, và rất có thể đã mang một lượng lớn khí thải carbon (carbon emissions, gồm khí CO2 và nhiều loại khí nhà kính khác) vào tầng bình lưu.
 
Các khoa học gia tin rằng các trận bão lửa thải ra nhiều chất ô nhiễm vào thượng tầng khí quyển. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ về những ảnh hưởng của bão lửa đến tình hình biến đổi khí hậu, chẳng hạn như liệu chúng có phá hư tầng ozone bằng những cột khói khổng lồ hay không, hay những cột khói này có tác dụng làm mát tạm thời khi chặn bớt ánh sáng mặt trời.
 
Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ là chìa khóa giúp chúng ta hiểu được tác động thực sự của những trận bão lửa khi phải đối mặt với sự hâm nóng toàn cầu (global warming).
 
Nguồn: “How wildfires unleash fire clouds—and even fire tornadoes” được đăng trên trang Nationalgeographic.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bạch Ốc đang ngăn chận Giám Đốc Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) là Bác Sĩ Robert Redfield và những viên chức khác của cơ quan này từ việc điều trần trước Ủy Ban Giáo Dục và Lao Động của Hạ Viện về việc tái mở cửa các trường học vào tuần tới, ngay khi tranh luận về việc gửi con em trở lại các lớp học đã bùng lên khắp Hoa Kỳ, theo bản tin CNN cho biết hôm Thứ Sáu, 17 tháng 7 năm 2020. Các viên chức Bạch Ốc đã thông báo cho ủy ban về quyết định của họ trong một email, theo một thành viên trong ủy ban Hạ Viện nói với CNN.
Các nhà lãnh đạo chính trị tại tiểu bang Oregon đã cáo buộc Tổng Thống Donald Trump về việc can thiệp vào việc xử lý các cuộc biểu tình và bạo loạn lan rộng tại thành phố Portland trong cái chết của George Floyd trong khi một cuộc phô trương chính trị để tập hợp những người ủng hộ cơ bản cho ông trước bầu cử tháng 11, theo bản tin Newsweek cho biết hôm Thứ Sáu, 17 tháng 7. Bất chấp sự kêu gọi nhiều lần từ Thống Đốc Oregon Kate Brown và Thị Trưởng Portlan Ted Wheeler đối với các giới chức chính quyền liên bang để rút các viên chức của họ ra khỏi các đường phố của thành phố, chính phủ Trump vẫn duy trì sự cương quyết vào việc giữ sự hiện diện của lực lượng chấp pháp tại Portland.
Hong Kong – Hai hàng không mẫu hạm của Hải Quân Hoa Kỳ đã thực hiện cuộc tập trận hiếm khi xảy ra trên Biển Đông, là lần thứ hai trong tháng này mà nhiều tàu chiến đã xuất hiện trong các vùng biển tranh chấp, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Sáu, 17 tháng 7 năm 2002. Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald và USS Nimitz, tổng cộng hơn 12,000 binh sĩ Hoa Kỳ và những tàu chiến hộ tống đã và đang hoạt động trên Biển Đông tính tới Thứ Sáu, theo Hạm Đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố.
Người viết vốn dị ứng với xã hội chủ nghĩa và cảnh nhà nước lạm dụng quyền lực cho nên nghe đòi mở rộng vai trò của chính quyền để phục vụ xã hội là dán nhãn Mác-Xít theo cách nhìn nhà nước chẳng những không giải quyết mà còn tạo thêm vấn nạn (Government is not the solution to our problem, government is the problem – như Tổng Thống Ronald Reagan phát biểu). Tuy nhiên nghĩ lại thì oan uổng cho thành phần cấp tiến (progressive) khi một số đông trong đó vừa chống tư bản bất công lại chống độc tài cộng sản. Cho nên thiết tưởng cần phân biệt giữa hai mô hình Dân Chủ Xã Hội và Xã Hội Chủ Nghĩa, cọng thêm một khuông mẫu mới là Xã Hội Chủ Nghĩa theo màu sắc Trung Quốc.
Lạ nhỉ! Sao một công dân của một quốc gia Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc mà lại làm đơn xin “vào lại trại cải tạo”, hả Giời? Mà hạnh phúc ở Việt Nam đâu có quá xa vời hay quá tầm tay với của bất cứ ai. Nó tràn lan khắp hang cùng ngõ hẹp và tràn ngập khắp mọi nhà mà. Nơi đất nước này, đã có lúc, hễ ra ngõ là gặp anh hùng. Còn bây giờ, cứ mở mắt ra là thấy ngay hạnh phúc:
Lễ 14-7 hay Quốc khánh hằng năm cử hành trọng thể vì nó tượng trưng sự thống nhứt dân tộc, lịch sử và những giá trị lớn của đất nước. Lễ được cử hành theo truyền thống bằng một cuộc diễn binh lớn trên đại lộ Champs-Élysée, trước Tổng thống, trước nhiều quan khách và đông đảo dân chúng đầy hào hứng. Vì ảnh hưởng đại dịch vũ hán, lễ 14-7 năm nay thay đổi, nhẹ về hình thức, tập trung vào ý nghĩa vinh danh đội ngũ y tế, dân sự và quân sự, đã tận tình vì thiên chức, quên mình trước nguy hiểm chết người, lao mình vào việc chữa bịnh dịch Covid-19 cực kỳ nguy hiểm để cúu mạng người..
Theo kết quả do hãng Gallup khảo sát được công bố vào tháng 8/2018, có tới 51% số người trẻ ở Mỹ và 57% số người theo đảng Dân Chủ thích chủ nghĩa xã hội. Bài viết trước “Vì sao giới trẻ Mỹ nay thích Chủ nghĩa Xã hội?” (Vì sao giới trẻ Mỹ nay thích Chủ nghĩa Xã hội? - BBC News Tiếng Việt) đã giải thích hiện tượng nói trên. Đồng tiền còn có 2 mặt, nói chi một xã hội tự do và đa nguyên nhất thế giới như nước Mỹ, hôm nay xin tiếp tục giải thích về thành phần bảo thủ tại Mỹ.
Thứ Bảy ngày 25 tháng 7, Hội Ung Thư Việt Mỹ có chương trình trợ giúp thực phẩm. Quý vị vui lòng liên lạc để ghi danh lấy hẹn bằng những cách sau:
Đụng đến ngũ uẩn là đụng đến Duy Thức Học, Vi Diệu Pháp, những phần thâm sâu, trừu tượng vào bâc nhất của Phật Giáo. Hai truyền thống Phật Giáo Đại Thừa và Nguyên Thủy cũng giải thích không hoàn toàn giống nhau về ngũ uẩn. Nó phức tạp giống như thế giới phân tâm học của Freud trong khoa học Tây Phương. Với kiến thức sơ cơ của một Phật tử tại gia, tôi cũng “lùng bùng” không kém anh ta
Tình hình đại dịch ở Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu ổn định trong khi nhiều tiểu bang còn đang vật lộn với đà lây lan cao kỷ lục trong tuần qua. Trong khi đó, Biển Đông tiếp tục dậy sóng khi Hoa Kỳ ngảy càng cương quyết chống lại tuyên bố chủ quyền của TQ trên Biển Đông. Ngoài ra tình trạng bất ổn tại Hong Kong sẽ còn kéo dài khi TQ đã áp đặt luận an ninh quốc gia để tước bớt quyền tự do và tự trị của lãnh thổ này.
Các thống kê mới nhất, tính tới ngày 10 tháng 7 năm 2020, cho thấy số người chết vì Covid-19 tại Hoa Kỳ dưới 1,000 mỗi ngày trên toàn quốc, là giảm từ cao điểm trung bình 2,000 tử vong mỗi ngày trong tháng 4. Tuy nhiên, các trường hợp bị lây bệnh một lần nữa lại gia tăng rất đáng kể, là mối lo khi nó có thể cho thấy rằng những gia tăng mạnh trong tử vong do Covid-19 gây ra có thể tiếp diễn. Làm sao so sánh những con số tử vong này với các nguyên nhân khác? Ron Fricker, phân tích gia và chuyên gia quan sát bệnh tật từ Virginia Tech, giải thích làm sao để hiểu mức độ của các tử vong từ Covid-19.
24 tiểu bang và lãnh thổ Hoa Kỳ báo cáo có thêm tử vong vì Covid-19 vào tháng tới nhiều hơn trong tháng trước đó, theo các tiên đoán nhận được bởi Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) cho biết, theo bản tin của báo News Max tường trình hôm 16 tháng 7. Số liệu quốc gia sẽ ở từ 150,000 tới 170,000 người thiệt mạng vào ngày 8 tháng 8. CDC nói rằng Arizona, Florida, Idaho, Montana, Oklahoma, South Carolina, Tennessee, Texas, Utah, the Virgin Islands và West Virginia sẽ báo cáo con số tử vong lớn nhất. Tiên đoán này gồm sự kết hợp dữ liệu từ hơn 20 mô hình toàn quốc và đến lúc những người vào bệnh viện vì vi khuẩn corona và các trường hợp bị lây đạt mức cao mới tại một nửa chục tiểu bang Hoa Kỳ.
Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ Bill Barr đã cảnh cáo mạnh mẽ đối với Hoa Kỳ và thế giới hôm Thứ Năm, 16 tháng 7 năm 2020 liên quan đến điều mà ông cho có thể là “vấn đề quan trọng nhất đối với quốc gia của chúng ta và thế giới trong thế kỷ 21”: Tham vọng toàn cầu của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CCP), theo bản tin của Fox News cho biết. Thảo luận nhiều lãnh vực, gồm các kỹ nghệ kỹ thuật, dược phẩm, và giải trí, Barr mô tả làm sao chính quyền TQ đã “nhảy vào một cuộc tấn công chớp nhoáng kinh tế” nhằm thống trị kinh tế thế giới và thay thế Hoa Kỳ như cường quốc đứng đầu của thế giới. “Đảng CSTQ đã mở chiến dịch phối hợp, khắp tất cả các bộ phận trong chính quyền và xã hội TQ, để khai thác sự cởi mở của các cơ chế của chúng ta để tiêu diệt họ,” theo Barr phát biểu trong một bài diễn văn tại Bảo Tàng Viện Tổng Thống Gerald R. Ford.
Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (NSA), cũng như các đối tác của họ tại Anh và Canada, tất cả đều nói hôm Thứ Năm, 16 tháng 7 năm 2020 rằng họ đang chứng kiến các nỗ lực liên tục bởi các tin tặc Nga để xâm nhập vào các tổ chức đang làm việc đối với thuốc chích ngừa vi khuẩn corona trong tương lai, theo bản tin của Đài NPR cho biết. Các cơ quan tình báo Tây Phương nói rằng họ tin là các tin tặc là một phần của nhóm được biết không chính thức là Cozy Bear của Nga. Các cơ quan tình báo gọi nó là APT29.
Tổng Thống Donald Trump đã tuyên bố các thay thế cho luật môi trường bước ngoặc, trong hành động gây tranh cãi để cho phép các dự án tiếp tục với ít sự giám sát hơn, theo bản tin BBC tiếng Anh cho biết hôm 16 tháng 7. Ông Trump đã giới thiệu các thay đổi đối vớii Luật Bảo Vệ Môi Trường Quốc Gia (NEPA) như là một “bức phá lịch sử.” Ông nói rằng chúng sẽ tăng tốc các duyệt xét những dự án hạ tầng cơ sở lớn. Nhưng các chỉ trích nói rằng những thay đổi đưa đến việc xóa sổ luật tồn tại 50 năm và là sự hiến tặng cho những kẻ gây ô nhiễm. Đã ký thành luật bởi Tổng Thống Richard Nixon vào năm 1970, Luật NEPA được xem là nền tảng của việc bảo vệ môi trường tại Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.