Hôm nay,  

Neuralink Và Bước Đột Phá Trong Công Nghệ Thần Kinh

04/04/202500:00:00(Xem: 2620)

Neuralink
Một người liệt từ vai trở xuống đã làm được điều không tưởng: điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ nhờ chip cấy trong não bộ. Thành công này tạo nên bước ngoặt mới trong công nghệ kết nối não bộ – máy tính, nhưng cũng đặt ra những lo ngại sâu xa về quyền riêng tư. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
 
Gắn một con chip vào trong não để chuyển suy nghĩ thành lệnh điều khiển máy tính nghe như truyện khoa học viễn tưởng – nhưng với Noland Arbaugh, đó lại là sự thật.
 
Tháng 1 năm 2024, đúng tám năm sau vụ tai nạn khiến anh bị liệt từ vai trở xuống, Noland (30 tuổi) trở thành người đầu tiên được cấy thiết bị này bởi Neuralink, công ty công nghệ thần kinh do tỷ phú Elon Musk sáng lập.
 
Dù một số công ty khác cũng đã phát triển và cấy ghép chip đọc suy nghĩ trong não bộ, nhưng ca phẫu thuật của Noland gây tiếng vang vì gắn liền với cái tên Elon Musk.
 
Noland cho rằng điều quan trọng không phải là bản thân anh cũng không phải Musk, mà chính là ý nghĩa khoa học đằng sau dự án. Anh chia sẻ với BBC: “Tôi biết rõ những nguy cơ của việc này. Nhưng dù kết quả tốt hay xấu, tôi vẫn thấy mình đang giúp ích cho đời. Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, thì tôi sẽ góp phần vào thành công của Neuralink. Còn nếu có điều gì tồi tệ xảy ra, họ cũng sẽ học hỏi từ đó.
 
Mất kiểm soát, mất luôn sự riêng tư
 
Sau tai nạn năm 2016, Noland từng nghĩ rằng cuộc sống của mình coi như đã kết thúc, sẽ không còn cơ hội được học hành, làm việc hay chơi game nữa.
 
Anh tâm sự: “Mất hết khả năng điều khiển cơ thể, mất cả không gian riêng, và điều đó vô cùng khó chịu. Bạn phải học cách dựa vào người khác trong từng việc nhỏ nhặt nhất.
 
Con chip của Neuralink mở ra hy vọng mới khi cho phép Noland điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ. Đây là một dạng công nghệ gọi là giao diện não bộ – máy tính (brain-computer interface, viết tắt là BCI), hoạt động bằng cách phát hiện những xung điện cực nhỏ mà não bộ phát ra khi người dùng nghĩ đến việc cử động. Các tín hiệu này sau đó được chuyển đổi tín hiệu điều khiển máy tính, chẳng hạn như di chuyển con trỏ chuột.
 
BCI là một lĩnh vực đầy phức tạp mà giới khoa học đã theo đuổi trong suốt nhiều thập niên. Và khi Elon Musk bước vào cuộc chơi, công nghệ này – cùng tên tuổi Noland – lập tức trở thành tiêu điểm truyền thông.
 
Chính nhờ đó, Neuralink thu hút được nguồn vốn đầu tư khổng lồ, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ các chuyên gia, nhất là về mức độ an toàn và giá trị thực tiễn của một thủ thuật y khoa có tính xâm lấn cao như vậy.
 
Khi ca phẫu thuật của Noland được công bố, giới khoa học gọi đó là “một cột mốc quan trọng,” nhưng cũng khuyến cáo rằng cần có thời gian để đánh giá hiệu quả thực sự và độ an toàn – nhất là khi Elon Musk rất giỏi lôi kéo truyền thông.
 
Tại thời điểm đó, Elon Musk chỉ đăng ngắn gọn trên mạng xã hội: “Kết quả ban đầu cho thấy khả năng phát hiện tín hiệu nơ-ron rất đáng khích lệ.” Tuy nhiên, theo lời Noland (từng trò chuyện trực tiếp với Musk trước và sau khi mổ), thì ông chủ Tesla rất lạc quan và hào hứng. Anh kể lại: “Tôi nghĩ ông ấy cũng phấn khởi giống tôi.” Dù vậy, anh vẫn nhấn mạnh rằng Neuralink không chỉ xoay quanh người sáng lập: “Tôi không xem đây là thiết bị của Elon Musk,” mà là thành quả của cả một tập thể khoa học
 
Còn liệu thế giới có nghĩ vậy, nhất là khi Musk ngày càng có ảnh hưởng lẫn tai tiếng trong giới chính trị Hoa Kỳ, thì vẫn chưa thể nói trước.
 
Có một điều không thể chối cãi: thiết bị này đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của Noland. Sau khi tỉnh dậy từ ca phẫu thuật, Noland phát hiện một điều khó tin: chỉ cần tưởng tượng mình nhúc nhích ngón tay, anh đã có thể điều khiển con trỏ chuột trên màn hình. Anh cho biết: “Thật lòng mà nói, tôi không biết mình nên kỳ vọng cái gì – nghe cứ như phim khoa học viễn tưởng.
 
Nhưng khi nhìn thấy các tín hiệu thần kinh hiện ra trên màn hình – xung quanh là những kỹ sư Neuralink đang hân hoan vui mừng – anh bắt đầu nhận ra rằng mình thật sự có thể điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ.
 
Không chỉ vậy, theo thời gian, khả năng sử dụng thiết bị của Noland càng ngày càng tiến bộ. Giờ đây anh đã có thể chơi cờ và cả trò chơi điện tử. Noland xúc động chia sẻ: “Tôi chơi trò chơi điện tử từ nhỏ tới lớn. Khi bị liệt, tôi buộc phải từ bỏ sở thích này. Giờ thì khác rồi, tôi thậm chí còn đang thắng bạn bè. Một điều mà đáng lẽ ra không thể nào xảy ra, nhưng nay đã trở thành sự thật.
 
Nguy cơ về quyền riêng tư
 
Dù Noland là minh chứng sống động cho tiềm năng to lớn của công nghệ trong việc thay đổi cuộc sống, nhưng theo các chuyên gia, công nghệ này cũng ẩn chứa những mặt trái đáng lo ngại, đặc biệt là về quyền riêng tư.
 
Anil Seth, giáo sư chuyên ngành Thần Kinh Học tại Đại học Sussex cảnh báo: “Một trong những vấn đề lớn nhất là quyền riêng tư. Khi chúng ta truyền tải tín hiệu não bộ ra ngoài thì về cơ bản, người khác sẽ không chỉ biết chúng ta đang làm gì, mà còn nắm rõ chân tơ kẽ tóc từng suy nghĩ, niềm tin và cảm xúc của chúng ta. Một khi bạn có thể đọc được những gì bên trong đầu người khác, thì chẳng còn ranh giới nào cho sự riêng tư cá nhân.
 
Về phần mình, Noland không lo lắng điều đó. Trái lại, anh còn kỳ vọng công nghệ này sẽ còn tiến xa hơn, chẳng hạn như điều khiển xe lăn, hoặc thậm chí là một robot hình người trong tương lai.
 
Dù vậy, quá trình sử dụng chip Neuralink cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Có lúc con chip bị lệch khỏi vị trí kết nối khiến Noland mất khả năng điều khiển máy tính. “Lúc đó tôi thấy rất suy sụp,” anh kể lại. “Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ dùng lại được Neuralink nữa.
 
Rất may, sau đó các kỹ sư đã điều chỉnh phần mềm, khôi phục kết nối, và thậm chí còn cải thiện hiệu quả hoạt động. Nhưng trục trặc này cho thấy những giới hạn vẫn còn tồn tại trong công nghệ.
 
Cả một ngành công nghiệp mới
 
Neuralink không phải là công ty duy nhất khám phá lĩnh vực kết nối não bộ với công nghệ số. Một trong những cái tên nổi bật khác là công ty Synchron, với thiết bị mang tên Stentrode, được thiết kế để hỗ trợ những người mắc bệnh thần kinh vận động.
 
Thay vì cần phải làm phẫu thuật mở hộp sọ để cấy chip, thiết bị của Synchron không yêu cầu phẫu thuật xâm lấn sâu. Thay vào đó, chip được luồn vào cơ thể qua tĩnh mạch ở cổ, rồi theo mạch máu di chuyển đến não thông qua mạch máu.
 
Giống Neuralink, thiết bị này cũng kết nối đến vùng não điều khiển các cử động của cơ thể. Giám đốc Công Nghệ Riki Bannerjee cho biết: “Thiết bị có thể phát hiện ra người dùng có nghĩ đến việc gõ tay hay không để tạo ra tín hiệu vận động kỹ thuật số.
 
Tín hiệu đó sau đó được chuyển thành tín hiệu máy tính, cho phép người dùng điều khiển các thiết bị công nghệ bằng suy nghĩ. Hiện đã có 10 người đang sử dụng thiết bị này.
 
Một người tên Mark tiết lộ với BBC rằng ông là người đầu tiên trên thế giới dùng thiết bị này kết hợp với kính Apple Vision Pro. Nhờ vậy, ông có thể “du lịch ảo” đến những địa danh xa xôi, từ đứng dưới thác nước tại Úc đến đi dạo trên núi ở New Zealand.
 
Mark cho biết: “Tôi có thể hình dung trong tương lai, công nghệ này sẽ tạo ra thay đổi lớn cho những ai bị liệt, bất kể là bị liệt phần nào.
 
Với Noland, anh chỉ đồng ý tham gia nghiên cứu trong sáu năm, sau đó thì vẫn chưa biết sẽ thế nào. Nhưng dù tương lai ra sao, anh vẫn tin rằng trải nghiệm của mình chỉ là bước khởi đầu. Noland nói: “Hiểu biết về não bộ hiện chưa được bao nhiêu, và công nghệ này mở ra cơ hội để chúng ta học hỏi thêm được rất nhiều điều.
 
Nguồn: “The man with a mind-reading chip in his brain - thanks to Elon Musk” được đăng trên trang BBC.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 20/9/2022, ngày giỗ của cố Hòa Thượng Thích Mãn Giác (1929-2006), một bậc Cao Tăng đã hiến trọn đời cho lý tưởng phụng sự chánh pháp và dân tộc. Trong nhiều cương vị và trọng nhiệm, cố Hòa Thượng Thích Mãn Giác đã tận tụy đem hết sức mình góp phần xây dựng cho cuộc đời thêm đẹp, Phật Pháp thêm hưng thịnh. Lễ Huy Nhật lần thứ 16 của Hòa Thượng Thích Mãn Giác được tổ chức tại chùa Phổ Đà, thành phố Santa Ana.
Chương trình DACA đã tới lui tại các tòa án kể từ khi nó bắt đầu vào năm 2012. Một luật DACA mới đã được ban hành vào cuối tháng Tám. Ông Biden hy vọng sẽ tiếp tục DACA vì nó bảo vệ những người nhập cư đến Mỹ bất hợp pháp khi còn thơ ấu.
Một câu hỏi phức tạp, gây tranh luận sôi nổi và trở lại Tối Cao Pháp Viện (TCPV) vào mùa thu này: Điều gì sẽ xảy ra khi quyền tự do ngôn luận và quyền công dân xung đột với nhau?
Có một câu hỏi còn bỏ ngỏ cho các chuyên gia và các nghiên cứu gia: Có phải hiện nay có nhiều người Mỹ tin vào các thuyết âm mưu hơn bao giờ hết không? Tốt nghiệp xong bằng Tiến Sĩ Triết Học, Keith Raymond Harris thực hiện một cuộc nghiên cứu về các thuyết âm mưu chỉ ra mối lo ngại rằng việc tập trung vào tìm hiểu bao nhiêu người Mỹ tin tưởng các giả thuyết về âm mưu có thể khiến chúng ta lơ là quên đi những mầm hiểm họa tự các thuyết âm mưu này gieo rắc.
Công ty xe taxi điện tử Uber sẽ hợp tác với National Research and Restoration Center của Bộ Văn Hóa Ukraine để giúp bảo vệ và bảo tồn các địa điểm và hiện vật văn hóa quan trọng có nguy cơ bị hủy hoại, thông qua một phiên bản đặc biệt của ứng dụng Uber có tên là Uber Restore.
Tin RFA, một tàu cá với 12 ngư dân Quảng Ngãi khi đang đánh bắt tại khu vực Trường Sa đã bị nhóm ba người nước ngoài dùng vũ khí khống chế cướp tài sản và một ngư dân Việt Nam bị bắn trọng thương. Mạng báo Người Lao động loan tin ngày 19/9 cho biết vụ việc xảy ra cách đây 10 hôm. Báo dẫn lại trình thuật của những nạn nhân trên tàu bị tấn công là QNg 90962TS.
Theo tin BBC ngày 20/9, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (Bộ đội Biên phòng An Giang) đã tiếp nhận 44 công dân Việt Nam do phía Campuchia trao trả. Theo thông tin ban đầu, đa số công dân Việt Nam trong nhóm này được giải cứu từ các casino hoạt động trá hình khu vực dọc biên giới Tây Nam. Đây là lần thứ ba biên phòng tỉnh An Giang tiếp nhận người Việt từ các casino ở Campuchia trở về nước, với tổng số khoảng 110 người.
Ukraine đã bắt đầu một năm học mới vào ngày 1 tháng 9 trong tình hình đất nước vẫn nằm trong cuộc chiến sinh tồn chống lại cuộc xâm lược của Nga. Đối với hàng triệu học sinh Ukraine, điều này có nghĩa là phải quay trở lại lớp học với viễn cảnh các bài học thường xuyên bị gián đoạn bởi tiếng còi của cuộc không kích. Các trường học không có hầm trú ẩn thích hợp cho cuộc không kích phải đóng cửa.
Trong một bài phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Tổng thống David Panuelo của chính quyền Micronesia cho biết Micronesia hiện đang có “quan ngại lớn” về quyết định của Nhật Bản khi họ đưa ra cái gọi là Hệ Thống Thanh Lọc Chất Lỏng Tân Tiến (Advanced Liquid Processing System – ALPS) để xả nước vào đại dương. Ông nói: “Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước những mối đe dọa khó lường về ô nhiễm hạt nhân, ô nhiễm biển cả và cuối cùng là sự hủy diệt Lục địa Thái Bình Dương Xanh. Các tác động của quyết định này có tính chất xuyên biên giới và liên thế hệ. Là một nguyên thủ quốc gia của Micronesia, tôi không thể cho phép hủy hoại các nguồn tài nguyên đại dương hỗ trợ cho sinh kế của người dân chúng tôi.”
Các cố vấn của Cơ Quan Kiểm Soát Thực Phẩm Và Thuốc Men Hoa Kỳ (FDA) đã bỏ phiếu chống lại việc tung ra loại thuốc thử nghiệm của Spectrum Pharmaceuticals để điều trị cho bệnh nhân mắc một dạng ung thư phổi không thuộc loại tiểu tế bào (non-small cell lung cancer – NSCLC), theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 22 tháng 9 năm 2022.
BUSAN – Nhóm hàng không mẫu hạm Mỹ đã đến Hàn Quốc để cùng các tàu chiến Hàn Quốc tham gia một buổi tập trận biểu dương lực lượng, nhằm gửi cho Bắc Triều Tiên một thông điệp răn đe, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 22 tháng 9 năm 2022. Hàng không mẫu hạm hạt nhân Mỹ USS Ronald Reagan, tàu tuần dương mang hỏa tiễn dẫn đường USS Chancellorsville và tàu khu trục USS Barry, đã cập cảng một căn cứ hải quân ở thành phố cảng Busan, cách thủ đô Seoul 390 km về phía nam.
Nga sẽ bắt đầu kế hoạch sáp nhập khoảng 15% lãnh thổ Ukraine thông qua các cuộc ‘trưng cầu dân ý’ ở 4 khu vực do lực lượng Nga kiểm soát, một động thái mà phương Tây cho là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và sẽ khiến chiến tranh leo thang đáng kể, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 22 tháng 9 năm 2022.
Thái tử Charles lên ngôi hôm thứ bảy 10/09/2022. Thứ bảy là ngày nghỉ nhưng nhà vua không phải nhơn dân lao động nên không cần nghỉ. Vì đang tang lễ Nữ Hoàng nên lễ lên ngôi của Thái tử khá đơn giản. Charles trong tang lễ thi hành những nghi thức với tư cách nhà vua vô cùng long trọng nhưng không vì thế mà uy tín của ông đối với dân Anh được nâng lên. So với Nữ Hoàng, ông khó sánh kịp. Cả với con trai của ông nữa, Hoàng tử William, người sẽ nối ngôi. Nhưng quan trọng là những khó khăn đang chờ ông trước mắt.
Đại Hội Đồng Liên Hiêp Quốc lần thứ 77 đã khai mạc tại New York hôm 20-9-2022, trong bối cảnh thế giới đối mặt với hàng loạt khủng hoảng, đang bị chia rẽ vì nhiều vấn đề: Cuộc chiến Ukraine, khủng hoảng khí hậu, mất an ninh lương thực, khủng hoảng năng lượng, và nạn dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt...
Theo đại diện của Tổng thống Zelenskyy, Nga có gài gián điệp trong lĩnh vực quốc phòng của Ukraine, họ chuyển thông tin đến Moscow và cho phép Nga dự đoán các kế hoạch của Ukraine trên chiến trường. Fedir Venislavskyi nói trong một cuộc họp báo: "Chúng ta không thể đánh giá thấp kẻ thù. Thật không may, tình báo của họ gài nhiều điệp viên, kể cả trong lĩnh vực quốc phòng của chúng ta.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.