Hôm nay,  

Neuralink Và Bước Đột Phá Trong Công Nghệ Thần Kinh

04/04/202500:00:00(Xem: 2923)

Neuralink
Một người liệt từ vai trở xuống đã làm được điều không tưởng: điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ nhờ chip cấy trong não bộ. Thành công này tạo nên bước ngoặt mới trong công nghệ kết nối não bộ – máy tính, nhưng cũng đặt ra những lo ngại sâu xa về quyền riêng tư. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
 
Gắn một con chip vào trong não để chuyển suy nghĩ thành lệnh điều khiển máy tính nghe như truyện khoa học viễn tưởng – nhưng với Noland Arbaugh, đó lại là sự thật.
 
Tháng 1 năm 2024, đúng tám năm sau vụ tai nạn khiến anh bị liệt từ vai trở xuống, Noland (30 tuổi) trở thành người đầu tiên được cấy thiết bị này bởi Neuralink, công ty công nghệ thần kinh do tỷ phú Elon Musk sáng lập.
 
Dù một số công ty khác cũng đã phát triển và cấy ghép chip đọc suy nghĩ trong não bộ, nhưng ca phẫu thuật của Noland gây tiếng vang vì gắn liền với cái tên Elon Musk.
 
Noland cho rằng điều quan trọng không phải là bản thân anh cũng không phải Musk, mà chính là ý nghĩa khoa học đằng sau dự án. Anh chia sẻ với BBC: “Tôi biết rõ những nguy cơ của việc này. Nhưng dù kết quả tốt hay xấu, tôi vẫn thấy mình đang giúp ích cho đời. Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, thì tôi sẽ góp phần vào thành công của Neuralink. Còn nếu có điều gì tồi tệ xảy ra, họ cũng sẽ học hỏi từ đó.
 
Mất kiểm soát, mất luôn sự riêng tư
 
Sau tai nạn năm 2016, Noland từng nghĩ rằng cuộc sống của mình coi như đã kết thúc, sẽ không còn cơ hội được học hành, làm việc hay chơi game nữa.
 
Anh tâm sự: “Mất hết khả năng điều khiển cơ thể, mất cả không gian riêng, và điều đó vô cùng khó chịu. Bạn phải học cách dựa vào người khác trong từng việc nhỏ nhặt nhất.
 
Con chip của Neuralink mở ra hy vọng mới khi cho phép Noland điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ. Đây là một dạng công nghệ gọi là giao diện não bộ – máy tính (brain-computer interface, viết tắt là BCI), hoạt động bằng cách phát hiện những xung điện cực nhỏ mà não bộ phát ra khi người dùng nghĩ đến việc cử động. Các tín hiệu này sau đó được chuyển đổi tín hiệu điều khiển máy tính, chẳng hạn như di chuyển con trỏ chuột.
 
BCI là một lĩnh vực đầy phức tạp mà giới khoa học đã theo đuổi trong suốt nhiều thập niên. Và khi Elon Musk bước vào cuộc chơi, công nghệ này – cùng tên tuổi Noland – lập tức trở thành tiêu điểm truyền thông.
 
Chính nhờ đó, Neuralink thu hút được nguồn vốn đầu tư khổng lồ, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ các chuyên gia, nhất là về mức độ an toàn và giá trị thực tiễn của một thủ thuật y khoa có tính xâm lấn cao như vậy.
 
Khi ca phẫu thuật của Noland được công bố, giới khoa học gọi đó là “một cột mốc quan trọng,” nhưng cũng khuyến cáo rằng cần có thời gian để đánh giá hiệu quả thực sự và độ an toàn – nhất là khi Elon Musk rất giỏi lôi kéo truyền thông.
 
Tại thời điểm đó, Elon Musk chỉ đăng ngắn gọn trên mạng xã hội: “Kết quả ban đầu cho thấy khả năng phát hiện tín hiệu nơ-ron rất đáng khích lệ.” Tuy nhiên, theo lời Noland (từng trò chuyện trực tiếp với Musk trước và sau khi mổ), thì ông chủ Tesla rất lạc quan và hào hứng. Anh kể lại: “Tôi nghĩ ông ấy cũng phấn khởi giống tôi.” Dù vậy, anh vẫn nhấn mạnh rằng Neuralink không chỉ xoay quanh người sáng lập: “Tôi không xem đây là thiết bị của Elon Musk,” mà là thành quả của cả một tập thể khoa học
 
Còn liệu thế giới có nghĩ vậy, nhất là khi Musk ngày càng có ảnh hưởng lẫn tai tiếng trong giới chính trị Hoa Kỳ, thì vẫn chưa thể nói trước.
 
Có một điều không thể chối cãi: thiết bị này đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của Noland. Sau khi tỉnh dậy từ ca phẫu thuật, Noland phát hiện một điều khó tin: chỉ cần tưởng tượng mình nhúc nhích ngón tay, anh đã có thể điều khiển con trỏ chuột trên màn hình. Anh cho biết: “Thật lòng mà nói, tôi không biết mình nên kỳ vọng cái gì – nghe cứ như phim khoa học viễn tưởng.
 
Nhưng khi nhìn thấy các tín hiệu thần kinh hiện ra trên màn hình – xung quanh là những kỹ sư Neuralink đang hân hoan vui mừng – anh bắt đầu nhận ra rằng mình thật sự có thể điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ.
 
Không chỉ vậy, theo thời gian, khả năng sử dụng thiết bị của Noland càng ngày càng tiến bộ. Giờ đây anh đã có thể chơi cờ và cả trò chơi điện tử. Noland xúc động chia sẻ: “Tôi chơi trò chơi điện tử từ nhỏ tới lớn. Khi bị liệt, tôi buộc phải từ bỏ sở thích này. Giờ thì khác rồi, tôi thậm chí còn đang thắng bạn bè. Một điều mà đáng lẽ ra không thể nào xảy ra, nhưng nay đã trở thành sự thật.
 
Nguy cơ về quyền riêng tư
 
Dù Noland là minh chứng sống động cho tiềm năng to lớn của công nghệ trong việc thay đổi cuộc sống, nhưng theo các chuyên gia, công nghệ này cũng ẩn chứa những mặt trái đáng lo ngại, đặc biệt là về quyền riêng tư.
 
Anil Seth, giáo sư chuyên ngành Thần Kinh Học tại Đại học Sussex cảnh báo: “Một trong những vấn đề lớn nhất là quyền riêng tư. Khi chúng ta truyền tải tín hiệu não bộ ra ngoài thì về cơ bản, người khác sẽ không chỉ biết chúng ta đang làm gì, mà còn nắm rõ chân tơ kẽ tóc từng suy nghĩ, niềm tin và cảm xúc của chúng ta. Một khi bạn có thể đọc được những gì bên trong đầu người khác, thì chẳng còn ranh giới nào cho sự riêng tư cá nhân.
 
Về phần mình, Noland không lo lắng điều đó. Trái lại, anh còn kỳ vọng công nghệ này sẽ còn tiến xa hơn, chẳng hạn như điều khiển xe lăn, hoặc thậm chí là một robot hình người trong tương lai.
 
Dù vậy, quá trình sử dụng chip Neuralink cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Có lúc con chip bị lệch khỏi vị trí kết nối khiến Noland mất khả năng điều khiển máy tính. “Lúc đó tôi thấy rất suy sụp,” anh kể lại. “Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ dùng lại được Neuralink nữa.
 
Rất may, sau đó các kỹ sư đã điều chỉnh phần mềm, khôi phục kết nối, và thậm chí còn cải thiện hiệu quả hoạt động. Nhưng trục trặc này cho thấy những giới hạn vẫn còn tồn tại trong công nghệ.
 
Cả một ngành công nghiệp mới
 
Neuralink không phải là công ty duy nhất khám phá lĩnh vực kết nối não bộ với công nghệ số. Một trong những cái tên nổi bật khác là công ty Synchron, với thiết bị mang tên Stentrode, được thiết kế để hỗ trợ những người mắc bệnh thần kinh vận động.
 
Thay vì cần phải làm phẫu thuật mở hộp sọ để cấy chip, thiết bị của Synchron không yêu cầu phẫu thuật xâm lấn sâu. Thay vào đó, chip được luồn vào cơ thể qua tĩnh mạch ở cổ, rồi theo mạch máu di chuyển đến não thông qua mạch máu.
 
Giống Neuralink, thiết bị này cũng kết nối đến vùng não điều khiển các cử động của cơ thể. Giám đốc Công Nghệ Riki Bannerjee cho biết: “Thiết bị có thể phát hiện ra người dùng có nghĩ đến việc gõ tay hay không để tạo ra tín hiệu vận động kỹ thuật số.
 
Tín hiệu đó sau đó được chuyển thành tín hiệu máy tính, cho phép người dùng điều khiển các thiết bị công nghệ bằng suy nghĩ. Hiện đã có 10 người đang sử dụng thiết bị này.
 
Một người tên Mark tiết lộ với BBC rằng ông là người đầu tiên trên thế giới dùng thiết bị này kết hợp với kính Apple Vision Pro. Nhờ vậy, ông có thể “du lịch ảo” đến những địa danh xa xôi, từ đứng dưới thác nước tại Úc đến đi dạo trên núi ở New Zealand.
 
Mark cho biết: “Tôi có thể hình dung trong tương lai, công nghệ này sẽ tạo ra thay đổi lớn cho những ai bị liệt, bất kể là bị liệt phần nào.
 
Với Noland, anh chỉ đồng ý tham gia nghiên cứu trong sáu năm, sau đó thì vẫn chưa biết sẽ thế nào. Nhưng dù tương lai ra sao, anh vẫn tin rằng trải nghiệm của mình chỉ là bước khởi đầu. Noland nói: “Hiểu biết về não bộ hiện chưa được bao nhiêu, và công nghệ này mở ra cơ hội để chúng ta học hỏi thêm được rất nhiều điều.
 
Nguồn: “The man with a mind-reading chip in his brain - thanks to Elon Musk” được đăng trên trang BBC.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nơi đây, chúng ta sẽ chú trọng về Diệt tưởng (diệt đây là diệt trừ, diện tận, đoạn diệt, tịch diệt). Hoàn toàn không có ý nói rằng kinh nào hay nhiều, hoặc hay ít ra sao, vì thực tế kinh nào trong nhóm 20 kinh dẫn trên cũng dùng làm phương tiện giải thoát được. Nhưng chú trọng về Diệt tưởng sẽ nêu bật lên ý nơi đầu bài: “sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” (sinh diệt vô thường đã diệt rồi, Niết bàn an lạc hiện ra). Pháp tu Đoạn diệt được Đức Phật gọi là “pháp vắn tắt” – nghĩa là, không tu loanh quanh, không tu dài dòng, chỉ tu pháp này là đủ, không cần học thêm gì nhiều. Trong Tạng Pali, Kinh SN 23.34 ghi lời Đức Phật dạy pháp đoạn diệt
Cảnh sát trưởng của một thành phố nhỏ ở Mississippi bị mất việc sau khi một đoạn băng ghi âm bị rò rỉ trong đó ông khoe đã giết 13 người trong công việc và sử dụng những lời nói xấu kỳ thị sắc tộc và thù ghét đồng tính.
CALIFORNIA Một đám cháy rừng gần Công viên Quốc gia Yosemite ở Mỹ đang lan rộng và bùng phát thành một trong những đám cháy lớn nhất trong năm ở California, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển ngày 23 tháng 7 năm 2022.
Nhà đương cuộc Hà Nội chỉ muốn mọi người biết đến và tôn thờ một đôi dép râu duy nhất của Hồ Chí Minh thôi nhưng dân Việt sẽ không bao giờ quên số phận thảm thương của hằng triệu sinh linh (chả may) buộc phải xỏ chân vào cái thứ dép oan nghiệt này...
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói với ABC News rằng hai công dân Mỹ được cho là chiến đấu cho Ukraine đã tử trận ở miền đông Ukraine: “Chúng tôi có thể xác nhận cái chết gần đây của hai công dân Mỹ ở vùng Donbass của Ukraine. Chúng tôi đã liên lạc với các gia đình và cung cấp tất cả các hỗ trợ lãnh sự có thể." Bộ Ngoại giao đã không tiết lộ thêm bất kỳ chi tiết nào khác.
Luật sư Andrew Đỗ, chủ tịch hội đồng giám sát Orange County tổ chức họp báo lúc 1:30 chiều thứ sáu ngày 22/7/2022 tại trụ sở của trung tâm dịch vụ cộng đồng quận hạt 15496 Magnolia, thành phố Westminster, California...
TP Garden Grove kính mời cộng đồng tham dự buổi chiếu phim ngoài trời miễn phí với bộ phim “Spider-man: No Way Home”
Con nhớ vào năm 2005, từ Ấn Độ, con đến tu học và lập nghiệp tại Hoa Kỳ. Vâng lời dạy của Cố Hòa thượng Mãn Giác, Hòa thượng Như Minh đã thay Ôn đứng ra lo các giấy tờ định cư của con và đưa con về Chùa Phước Hậu (Wisconsin) làm trụ trì. Năm 2010, con xin phép Hòa thượng cho con rời Wisconsin, khăn gói hành lý về xứ ấm California để đi học và lập chùa Hương Sen. Rồi từ chùa cũ sang chùa mới Hương Sen hiện nay, Hòa thượng cũng đóng vai trò như một vị thầy tinh thần của Hương Sen, đã từ bi đến tham dự và ban đạo từ trong các buổi lễ, tiệc chay gây quỹ và khóa tu của Chùa Hương Sen.
Thưa thầy Tuệ Sỹ, Từ năm 1975 tới nay, gần 50 năm. Đã lâu, chúng ta chưa có dịp gặp lại. Vườn chùa cũ đã xa. Một mình với quê hương tù ngục rồi lưu lạc, tôi nhớ mình nhiều lần kêu “Ôn ơi, Ôn ơi!” Kêu Ôn ơi Ôn ơi sau khi người từ trần đột ngột tháng Năm năm 1984. Kêu Ôn ơi ôn ơi bên khu mộ trong vườn chùa Già Lam khi từ giã quê hương. Kêu Ôn ơi ôn ơi một ngày tháng Chín năm 1988 khi nhận tin hai thầy Trí Siêu, Tuệ Sỹ lãnh án tử hình ở quê nhà.
Thưa thầy Tuệ Sỹ, Từ năm 1975 tới nay, gần 50 năm. Đã lâu, chúng ta chưa có dịp gặp lại. Vườn chùa cũ đã xa. Một mình với quê hương tù ngục rồi lưu lạc, tôi nhớ mình nhiều lần kêu “Ôn ơi, Ôn ơi!” Kêu Ôn ơi Ôn ơi sau khi người từ trần đột ngột tháng Năm năm 1984. Kêu Ôn ơi ôn ơi bên khu mộ trong vườn chùa Già Lam khi từ giã quê hương. Kêu Ôn ơi ôn ơi một ngày tháng Chín năm 1988 khi nhận tin hai thầy Trí Siêu, Tuệ Sỹ lãnh án tử hình ở quê nhà.
Giăng biểu ngữ. Cầm bảng. Biểu tình. Hăm dọa… Chiến thắng. Thất vọng. Reo hò. Giận dữ. Cười, Khóc. …như một trận đấu football chuyện nghiệp chung kết hoặc trận túc cầu vô địch quốc tế, nhưng tệ hơn vì hai bên thua và thắng, từ cầu thủ cho đến người ủng hộ sinh lòng oán hận nhau. Chuyện này tạm gọi là “Trận Đấu Bầu,” mà trọng tài là chín thẩm phán Tối Cao Pháp Viện. Nói cho công bằng, cả hai phe: giữ bầu và phá bầu đều có lý do chính đáng, đều có thể thuyết phục đa số nếu cả hai phe đừng ngoan cố chèn ép lẫn nhau, có lẽ vì lòng hiếu thắng hơn là lợi ích, vì lợi ích trực tiếp ở nơi người có bầu hoang, bầu không được thừa nhận, không phải thuộc về đa số người không có kinh hoặc đã tắt kinh. Trong thiên nhiên ngàn năm vẫn vậy, từ chiếc nụ nở thành hoa cho đến khi đơm trái, biết bao nhiêu ong bướm dập dìu, mang phấn nhụy đi reo rắc dòng dõi khắp nơi trên mặt đất.
Ngày 24 tháng 6 năm 2022, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (TCPV) đã lật lại phán quyết của vụ Roe v. Wade năm 1973, án lệ quy định quyền phá thai theo hiến pháp. Phán quyết này được cho là sẽ dẫn đến lệnh cấm phá thai ở gần một nửa số tiểu bang Hoa Kỳ, dù thời điểm có hiệu lực sẽ khác nhau. Một số bang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa đã ngay lập tức cấm hoặc hạn chế nghiêm ngặt việc phá thai; ở một số bang khác, các hạn chế phá thai sẽ có hiệu lực trễ hơn. Trong khi đó, một số bang dưới sự lãnh đạo của Đảng Dân Chủ cũng đã nhanh chóng tiến hành các bước để bảo vệ quyền tiếp cận phá thai. Quyết định của TCPV cũng mang đến nguy cơ châm ngòi cho các cuộc chiến pháp lý giữa các tiểu bang về việc liệu những người cung cấp dịch vụ và giúp đỡ phụ nữ phá thai có thể bị kiện hoặc truy tố hay không.
Đệ nhất phu nhân Ukraine, Olena Zelenska đã có mặt ở Hoa Kỳ từ đầu tuần để tham dự một loạt cuộc họp song phương cấp cao. Chuyến thăm Hoa Kỳ của bà diễn ra 4 tháng sau khi chồng bà, Tổng thống Volodymyr Zelensky, có bài phát biểu qua mạng video trước Quốc hội Mỹ, thúc giục thêm viện trợ thiết bị quân sự.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.