Hôm nay,  

Neuralink Và Bước Đột Phá Trong Công Nghệ Thần Kinh

04/04/202500:00:00(Xem: 2920)

Neuralink
Một người liệt từ vai trở xuống đã làm được điều không tưởng: điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ nhờ chip cấy trong não bộ. Thành công này tạo nên bước ngoặt mới trong công nghệ kết nối não bộ – máy tính, nhưng cũng đặt ra những lo ngại sâu xa về quyền riêng tư. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
 
Gắn một con chip vào trong não để chuyển suy nghĩ thành lệnh điều khiển máy tính nghe như truyện khoa học viễn tưởng – nhưng với Noland Arbaugh, đó lại là sự thật.
 
Tháng 1 năm 2024, đúng tám năm sau vụ tai nạn khiến anh bị liệt từ vai trở xuống, Noland (30 tuổi) trở thành người đầu tiên được cấy thiết bị này bởi Neuralink, công ty công nghệ thần kinh do tỷ phú Elon Musk sáng lập.
 
Dù một số công ty khác cũng đã phát triển và cấy ghép chip đọc suy nghĩ trong não bộ, nhưng ca phẫu thuật của Noland gây tiếng vang vì gắn liền với cái tên Elon Musk.
 
Noland cho rằng điều quan trọng không phải là bản thân anh cũng không phải Musk, mà chính là ý nghĩa khoa học đằng sau dự án. Anh chia sẻ với BBC: “Tôi biết rõ những nguy cơ của việc này. Nhưng dù kết quả tốt hay xấu, tôi vẫn thấy mình đang giúp ích cho đời. Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, thì tôi sẽ góp phần vào thành công của Neuralink. Còn nếu có điều gì tồi tệ xảy ra, họ cũng sẽ học hỏi từ đó.
 
Mất kiểm soát, mất luôn sự riêng tư
 
Sau tai nạn năm 2016, Noland từng nghĩ rằng cuộc sống của mình coi như đã kết thúc, sẽ không còn cơ hội được học hành, làm việc hay chơi game nữa.
 
Anh tâm sự: “Mất hết khả năng điều khiển cơ thể, mất cả không gian riêng, và điều đó vô cùng khó chịu. Bạn phải học cách dựa vào người khác trong từng việc nhỏ nhặt nhất.
 
Con chip của Neuralink mở ra hy vọng mới khi cho phép Noland điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ. Đây là một dạng công nghệ gọi là giao diện não bộ – máy tính (brain-computer interface, viết tắt là BCI), hoạt động bằng cách phát hiện những xung điện cực nhỏ mà não bộ phát ra khi người dùng nghĩ đến việc cử động. Các tín hiệu này sau đó được chuyển đổi tín hiệu điều khiển máy tính, chẳng hạn như di chuyển con trỏ chuột.
 
BCI là một lĩnh vực đầy phức tạp mà giới khoa học đã theo đuổi trong suốt nhiều thập niên. Và khi Elon Musk bước vào cuộc chơi, công nghệ này – cùng tên tuổi Noland – lập tức trở thành tiêu điểm truyền thông.
 
Chính nhờ đó, Neuralink thu hút được nguồn vốn đầu tư khổng lồ, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ các chuyên gia, nhất là về mức độ an toàn và giá trị thực tiễn của một thủ thuật y khoa có tính xâm lấn cao như vậy.
 
Khi ca phẫu thuật của Noland được công bố, giới khoa học gọi đó là “một cột mốc quan trọng,” nhưng cũng khuyến cáo rằng cần có thời gian để đánh giá hiệu quả thực sự và độ an toàn – nhất là khi Elon Musk rất giỏi lôi kéo truyền thông.
 
Tại thời điểm đó, Elon Musk chỉ đăng ngắn gọn trên mạng xã hội: “Kết quả ban đầu cho thấy khả năng phát hiện tín hiệu nơ-ron rất đáng khích lệ.” Tuy nhiên, theo lời Noland (từng trò chuyện trực tiếp với Musk trước và sau khi mổ), thì ông chủ Tesla rất lạc quan và hào hứng. Anh kể lại: “Tôi nghĩ ông ấy cũng phấn khởi giống tôi.” Dù vậy, anh vẫn nhấn mạnh rằng Neuralink không chỉ xoay quanh người sáng lập: “Tôi không xem đây là thiết bị của Elon Musk,” mà là thành quả của cả một tập thể khoa học
 
Còn liệu thế giới có nghĩ vậy, nhất là khi Musk ngày càng có ảnh hưởng lẫn tai tiếng trong giới chính trị Hoa Kỳ, thì vẫn chưa thể nói trước.
 
Có một điều không thể chối cãi: thiết bị này đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của Noland. Sau khi tỉnh dậy từ ca phẫu thuật, Noland phát hiện một điều khó tin: chỉ cần tưởng tượng mình nhúc nhích ngón tay, anh đã có thể điều khiển con trỏ chuột trên màn hình. Anh cho biết: “Thật lòng mà nói, tôi không biết mình nên kỳ vọng cái gì – nghe cứ như phim khoa học viễn tưởng.
 
Nhưng khi nhìn thấy các tín hiệu thần kinh hiện ra trên màn hình – xung quanh là những kỹ sư Neuralink đang hân hoan vui mừng – anh bắt đầu nhận ra rằng mình thật sự có thể điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ.
 
Không chỉ vậy, theo thời gian, khả năng sử dụng thiết bị của Noland càng ngày càng tiến bộ. Giờ đây anh đã có thể chơi cờ và cả trò chơi điện tử. Noland xúc động chia sẻ: “Tôi chơi trò chơi điện tử từ nhỏ tới lớn. Khi bị liệt, tôi buộc phải từ bỏ sở thích này. Giờ thì khác rồi, tôi thậm chí còn đang thắng bạn bè. Một điều mà đáng lẽ ra không thể nào xảy ra, nhưng nay đã trở thành sự thật.
 
Nguy cơ về quyền riêng tư
 
Dù Noland là minh chứng sống động cho tiềm năng to lớn của công nghệ trong việc thay đổi cuộc sống, nhưng theo các chuyên gia, công nghệ này cũng ẩn chứa những mặt trái đáng lo ngại, đặc biệt là về quyền riêng tư.
 
Anil Seth, giáo sư chuyên ngành Thần Kinh Học tại Đại học Sussex cảnh báo: “Một trong những vấn đề lớn nhất là quyền riêng tư. Khi chúng ta truyền tải tín hiệu não bộ ra ngoài thì về cơ bản, người khác sẽ không chỉ biết chúng ta đang làm gì, mà còn nắm rõ chân tơ kẽ tóc từng suy nghĩ, niềm tin và cảm xúc của chúng ta. Một khi bạn có thể đọc được những gì bên trong đầu người khác, thì chẳng còn ranh giới nào cho sự riêng tư cá nhân.
 
Về phần mình, Noland không lo lắng điều đó. Trái lại, anh còn kỳ vọng công nghệ này sẽ còn tiến xa hơn, chẳng hạn như điều khiển xe lăn, hoặc thậm chí là một robot hình người trong tương lai.
 
Dù vậy, quá trình sử dụng chip Neuralink cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Có lúc con chip bị lệch khỏi vị trí kết nối khiến Noland mất khả năng điều khiển máy tính. “Lúc đó tôi thấy rất suy sụp,” anh kể lại. “Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ dùng lại được Neuralink nữa.
 
Rất may, sau đó các kỹ sư đã điều chỉnh phần mềm, khôi phục kết nối, và thậm chí còn cải thiện hiệu quả hoạt động. Nhưng trục trặc này cho thấy những giới hạn vẫn còn tồn tại trong công nghệ.
 
Cả một ngành công nghiệp mới
 
Neuralink không phải là công ty duy nhất khám phá lĩnh vực kết nối não bộ với công nghệ số. Một trong những cái tên nổi bật khác là công ty Synchron, với thiết bị mang tên Stentrode, được thiết kế để hỗ trợ những người mắc bệnh thần kinh vận động.
 
Thay vì cần phải làm phẫu thuật mở hộp sọ để cấy chip, thiết bị của Synchron không yêu cầu phẫu thuật xâm lấn sâu. Thay vào đó, chip được luồn vào cơ thể qua tĩnh mạch ở cổ, rồi theo mạch máu di chuyển đến não thông qua mạch máu.
 
Giống Neuralink, thiết bị này cũng kết nối đến vùng não điều khiển các cử động của cơ thể. Giám đốc Công Nghệ Riki Bannerjee cho biết: “Thiết bị có thể phát hiện ra người dùng có nghĩ đến việc gõ tay hay không để tạo ra tín hiệu vận động kỹ thuật số.
 
Tín hiệu đó sau đó được chuyển thành tín hiệu máy tính, cho phép người dùng điều khiển các thiết bị công nghệ bằng suy nghĩ. Hiện đã có 10 người đang sử dụng thiết bị này.
 
Một người tên Mark tiết lộ với BBC rằng ông là người đầu tiên trên thế giới dùng thiết bị này kết hợp với kính Apple Vision Pro. Nhờ vậy, ông có thể “du lịch ảo” đến những địa danh xa xôi, từ đứng dưới thác nước tại Úc đến đi dạo trên núi ở New Zealand.
 
Mark cho biết: “Tôi có thể hình dung trong tương lai, công nghệ này sẽ tạo ra thay đổi lớn cho những ai bị liệt, bất kể là bị liệt phần nào.
 
Với Noland, anh chỉ đồng ý tham gia nghiên cứu trong sáu năm, sau đó thì vẫn chưa biết sẽ thế nào. Nhưng dù tương lai ra sao, anh vẫn tin rằng trải nghiệm của mình chỉ là bước khởi đầu. Noland nói: “Hiểu biết về não bộ hiện chưa được bao nhiêu, và công nghệ này mở ra cơ hội để chúng ta học hỏi thêm được rất nhiều điều.
 
Nguồn: “The man with a mind-reading chip in his brain - thanks to Elon Musk” được đăng trên trang BBC.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Âm nhạc dễ đi vào lòng người, với hình bóng mẹ, qua lời ca và dòng nhạc, mỗi khi nghe, thấm vào tận đáy lòng. Trước năm 1975, có nhiều ca khúc viết về mẹ. Ở đây, tôi chỉ đề cập đến những ca khúc tiêu biểu, quen thuộc đã đi vào lòng người từ ngày sống trên quê hương và hơn bốn thập niên qua ở hải ngoại.
Một bản phúc trình mới phổ biến từ viện nghiên cứu Center for the Study of Hate and Extremism tại đại học California State University San Bernadino cho thấy thành phố Vancouver (Canada) có trường hợp tội phạm chống người gốc Á trong năm 2020 cao hơn bất kỳ thành phố nào ở Bắc Mỹ.
Cho đến hôm nay ngày 8 tháng 5 năm 2021, thì quả thật, tình yêu của ông có một tuổi đời thật dài 77 năm cả một đời người và con đường mưa nho nhỏ cũng thật thênh thang hàng vạn dặm từ Việt Nam sang Lào về Bắc vào Nam và cuối cùng vượt Thái Bình Dương để dừng chân ở Hoa Kỳ.
Ấn Độ báo cáo tử vong hàng ngày cao nhất – 4,187 người – hôm Thứ Bảy, 8 tháng 5 năm 2021, nhiều tuần lễ trong đợt tái phát vi khuẩn corona tồi tệ nhất thế giới mà đã khiến nhiều người không có giường nằm, không có oxy và thuốc điều trị trong các bệnh viện, theo bản tin của Đài NPR tường thuật hôm Thứ Bảy.
Một vụ nổ bom gần một trường nữ sinh tại quận có đa số tín đồ Shiite thuộc phía tây thủ đô Kabul hôm Thứ Bảy, 8 tháng 5 năm 2021, giết chết ít nhất 30 người, phần nhiều là các học sinh trẻ tuổi từ 11 đến 15, theo AP mà NBC News trích thuật cho biết hôm Thứ Bảy. Taliban đã lên án vụ tấn công và bác bỏ bất cứ trách nhiệm nào liên quan đến vụ này.
Ba người đã bị bắn chết và một người khác bị thương trong một vụ nổ súng và cháy tại một căn nhà vào sáng Thứ Bảy, 8 tháng 5 năm 2021, bên ngoài Baltimore thuộc tiểu bang Maryland, theo các viên chức cho biết qua tường thuật của CNN hôm Thứ Bảy.
Những bà mẹ Việt xưa nay rất chơn chất thật thà, rất đơn sơ giản dị cả đời lo cho chồng con quên cả thân mình. Sử Việt nghìn năm đương đầu với giặc Tàu, trăm năm chống giặc Tây. Những bà mẹ Việt bao lần âm thầm gạt lệ tiễn chồng con ra trận, người đi rất ít quay về. Những bà mẹ âm thầm ôm nỗi đau, nỗi nhớ thương da diết.
Trước công luận, Eisenhower lập luận là cuộc chiến không còn nằm trong khuôn khổ chống thực dân mà mang một hình thức chiến tranh ủy nhiệm để chống phong trào Cộng Sản đang đe doạ khắp thế giới. Dân chúng cần nhận chân ra vấn đề bản chất của Việt Minh là Cộng Sản và chỉ nhân danh đấu tranh giành độc lập cho Việt Nam; quan trọng nhất là phải xem ông Hồ chí Minh là một cánh tay nối dài của Liên Xô. Đó là lý do cộng đồng quốc tế cần phải tiếp tục hỗ trợ cho Pháp chiến đấu.
Dù vẫn còn tại thế e Trúc Phương cũng không có cơ hội để dự buổi toạ đàm (“Sự Trở Lại Của Văn Học Đô Thị Miền Nam”) vào ngày 19 tháng 4 vừa qua. Ban Tổ Chức làm sao gửi thiệp mời đến một kẻ vô gia cư, sống ở đầu đường xó chợ được chớ? Mà lỡ có được ai quen biết nhắn tin về các buổi hội thảo (tọa đàm về văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975) chăng nữa, chưa chắc ông Nguyễn Thế Kỷ – Chủ Tịch Hội Đồng Lý Luận, Phê Bình Văn Học, Nghệ Thuật – đã đồng ý cho phép Trúc Phương đến tham dự với đôi dép nhựa dưới chân. Tâm địa thì ác độc, lòng dạ thì hẹp hòi (chắc chỉ nhỏ như sợi chỉ hoặc cỡ cây tăm là hết cỡ) mà tính chuyện hoà hợp hay hoà giải thì hoà được với ai, và huề sao được chớ!
QUẬN CAM (VB - 8/5/2021) --- Dân số California giảm hơn 182,000 người trong năm 2020, lần đầu tiên tiểu bang này giảm dân số kể từ khi thành lập năm 1850 trong làn sóng di dân khắp Hoa Kỳ đổ xô về California tìm vàng và cơ hội ở miền Tây.
Ngày Lễ Mẹ là một ngày lễ truyền thống ở Hoa Kỳ và ở một số nước trên thế giới để tôn vinh người mẹ. / Mother’s Day is a traditional holiday in the United States and in some countries around the world to honor mothers.
Sau khi đọc lá thư kết thúc cuộc gây quỹ kéo dài 12 giờ của Stand With Asians trên Facebook Live; lá thư đã truyền cảm hứng cho Giám đốc Kevin Seo của Công ty Littlefield, và bức thư được thâu hình thâu âm thành một video để có thể lan truyền rộng rãi. Video gồm những những bức ảnh của những ngày đầu tiên những đứa trẻ người Mỹ gốc Á và Đảo Thái Bình Dương đặt chân đến Hoa Kỳ cùng với mẹ, bà và cả những người cha đơn thân đã nuôi dạy chúng. Trong số các bức ảnh có nhà thiết kế nội thất Kahi Lee và mẹ cô, Cathy Kimm; nhà sáng lập hai công ty Bites and Bashes, Crystal và Julie Coser; cũng như cặp mẹ và con gái người Việt hiện được giới sử dụng truyền thông xã hội yêu thích The Mama Mai và Jeannie Mai. Cả Quyenzi và mẹ của cô cũng xuất hiện trong video, được quay tại căn nhà kiểu Pháp ở ngay tại quận Cam, California. Ở cuối video là lời kêu gọi hành động: #MakeAsiansVisible hay #NgườiMỹGốcÁLênTiếng bằng cách hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận trực tiếp giúp đỡ cộng đồng người Mỹ gốc Á AAPI:
Ấn Độ tiếp tục phá kỷ lục đối với số người bị lây nhiễm và chết vì Covid-19, theo bản tin của CBS News tường thuật hôm Thứ Sáu, 7 tháng 5 năm 2021. Hôm Thứ Sáu Bộ Y Tế Ấn Độ nói rằng 414,188 trường hợp mới được xác nhận và 3,915 người chết mới được thêm vào tổng số tử vong 234,000 người.
Dân số California đã giảm trong năm 2020 lần đầu tiên kể từ khi các phỏng đoán dân số tiểu bang đã bắt đầu được ghi nhận vì tử vong Covid-19, sự sút giảm di dân và sinh suất thấp hơn, theo Bộ Tài Chánh California cho biết qua tường thuật của CNN hôm Thứ Sáu, 7 tháng 5 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.