Hôm nay,  

Neuralink Và Bước Đột Phá Trong Công Nghệ Thần Kinh

04/04/202500:00:00(Xem: 2224)

Neuralink
Một người liệt từ vai trở xuống đã làm được điều không tưởng: điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ nhờ chip cấy trong não bộ. Thành công này tạo nên bước ngoặt mới trong công nghệ kết nối não bộ – máy tính, nhưng cũng đặt ra những lo ngại sâu xa về quyền riêng tư. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
 
Gắn một con chip vào trong não để chuyển suy nghĩ thành lệnh điều khiển máy tính nghe như truyện khoa học viễn tưởng – nhưng với Noland Arbaugh, đó lại là sự thật.
 
Tháng 1 năm 2024, đúng tám năm sau vụ tai nạn khiến anh bị liệt từ vai trở xuống, Noland (30 tuổi) trở thành người đầu tiên được cấy thiết bị này bởi Neuralink, công ty công nghệ thần kinh do tỷ phú Elon Musk sáng lập.
 
Dù một số công ty khác cũng đã phát triển và cấy ghép chip đọc suy nghĩ trong não bộ, nhưng ca phẫu thuật của Noland gây tiếng vang vì gắn liền với cái tên Elon Musk.
 
Noland cho rằng điều quan trọng không phải là bản thân anh cũng không phải Musk, mà chính là ý nghĩa khoa học đằng sau dự án. Anh chia sẻ với BBC: “Tôi biết rõ những nguy cơ của việc này. Nhưng dù kết quả tốt hay xấu, tôi vẫn thấy mình đang giúp ích cho đời. Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, thì tôi sẽ góp phần vào thành công của Neuralink. Còn nếu có điều gì tồi tệ xảy ra, họ cũng sẽ học hỏi từ đó.
 
Mất kiểm soát, mất luôn sự riêng tư
 
Sau tai nạn năm 2016, Noland từng nghĩ rằng cuộc sống của mình coi như đã kết thúc, sẽ không còn cơ hội được học hành, làm việc hay chơi game nữa.
 
Anh tâm sự: “Mất hết khả năng điều khiển cơ thể, mất cả không gian riêng, và điều đó vô cùng khó chịu. Bạn phải học cách dựa vào người khác trong từng việc nhỏ nhặt nhất.
 
Con chip của Neuralink mở ra hy vọng mới khi cho phép Noland điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ. Đây là một dạng công nghệ gọi là giao diện não bộ – máy tính (brain-computer interface, viết tắt là BCI), hoạt động bằng cách phát hiện những xung điện cực nhỏ mà não bộ phát ra khi người dùng nghĩ đến việc cử động. Các tín hiệu này sau đó được chuyển đổi tín hiệu điều khiển máy tính, chẳng hạn như di chuyển con trỏ chuột.
 
BCI là một lĩnh vực đầy phức tạp mà giới khoa học đã theo đuổi trong suốt nhiều thập niên. Và khi Elon Musk bước vào cuộc chơi, công nghệ này – cùng tên tuổi Noland – lập tức trở thành tiêu điểm truyền thông.
 
Chính nhờ đó, Neuralink thu hút được nguồn vốn đầu tư khổng lồ, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ các chuyên gia, nhất là về mức độ an toàn và giá trị thực tiễn của một thủ thuật y khoa có tính xâm lấn cao như vậy.
 
Khi ca phẫu thuật của Noland được công bố, giới khoa học gọi đó là “một cột mốc quan trọng,” nhưng cũng khuyến cáo rằng cần có thời gian để đánh giá hiệu quả thực sự và độ an toàn – nhất là khi Elon Musk rất giỏi lôi kéo truyền thông.
 
Tại thời điểm đó, Elon Musk chỉ đăng ngắn gọn trên mạng xã hội: “Kết quả ban đầu cho thấy khả năng phát hiện tín hiệu nơ-ron rất đáng khích lệ.” Tuy nhiên, theo lời Noland (từng trò chuyện trực tiếp với Musk trước và sau khi mổ), thì ông chủ Tesla rất lạc quan và hào hứng. Anh kể lại: “Tôi nghĩ ông ấy cũng phấn khởi giống tôi.” Dù vậy, anh vẫn nhấn mạnh rằng Neuralink không chỉ xoay quanh người sáng lập: “Tôi không xem đây là thiết bị của Elon Musk,” mà là thành quả của cả một tập thể khoa học
 
Còn liệu thế giới có nghĩ vậy, nhất là khi Musk ngày càng có ảnh hưởng lẫn tai tiếng trong giới chính trị Hoa Kỳ, thì vẫn chưa thể nói trước.
 
Có một điều không thể chối cãi: thiết bị này đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của Noland. Sau khi tỉnh dậy từ ca phẫu thuật, Noland phát hiện một điều khó tin: chỉ cần tưởng tượng mình nhúc nhích ngón tay, anh đã có thể điều khiển con trỏ chuột trên màn hình. Anh cho biết: “Thật lòng mà nói, tôi không biết mình nên kỳ vọng cái gì – nghe cứ như phim khoa học viễn tưởng.
 
Nhưng khi nhìn thấy các tín hiệu thần kinh hiện ra trên màn hình – xung quanh là những kỹ sư Neuralink đang hân hoan vui mừng – anh bắt đầu nhận ra rằng mình thật sự có thể điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ.
 
Không chỉ vậy, theo thời gian, khả năng sử dụng thiết bị của Noland càng ngày càng tiến bộ. Giờ đây anh đã có thể chơi cờ và cả trò chơi điện tử. Noland xúc động chia sẻ: “Tôi chơi trò chơi điện tử từ nhỏ tới lớn. Khi bị liệt, tôi buộc phải từ bỏ sở thích này. Giờ thì khác rồi, tôi thậm chí còn đang thắng bạn bè. Một điều mà đáng lẽ ra không thể nào xảy ra, nhưng nay đã trở thành sự thật.
 
Nguy cơ về quyền riêng tư
 
Dù Noland là minh chứng sống động cho tiềm năng to lớn của công nghệ trong việc thay đổi cuộc sống, nhưng theo các chuyên gia, công nghệ này cũng ẩn chứa những mặt trái đáng lo ngại, đặc biệt là về quyền riêng tư.
 
Anil Seth, giáo sư chuyên ngành Thần Kinh Học tại Đại học Sussex cảnh báo: “Một trong những vấn đề lớn nhất là quyền riêng tư. Khi chúng ta truyền tải tín hiệu não bộ ra ngoài thì về cơ bản, người khác sẽ không chỉ biết chúng ta đang làm gì, mà còn nắm rõ chân tơ kẽ tóc từng suy nghĩ, niềm tin và cảm xúc của chúng ta. Một khi bạn có thể đọc được những gì bên trong đầu người khác, thì chẳng còn ranh giới nào cho sự riêng tư cá nhân.
 
Về phần mình, Noland không lo lắng điều đó. Trái lại, anh còn kỳ vọng công nghệ này sẽ còn tiến xa hơn, chẳng hạn như điều khiển xe lăn, hoặc thậm chí là một robot hình người trong tương lai.
 
Dù vậy, quá trình sử dụng chip Neuralink cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Có lúc con chip bị lệch khỏi vị trí kết nối khiến Noland mất khả năng điều khiển máy tính. “Lúc đó tôi thấy rất suy sụp,” anh kể lại. “Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ dùng lại được Neuralink nữa.
 
Rất may, sau đó các kỹ sư đã điều chỉnh phần mềm, khôi phục kết nối, và thậm chí còn cải thiện hiệu quả hoạt động. Nhưng trục trặc này cho thấy những giới hạn vẫn còn tồn tại trong công nghệ.
 
Cả một ngành công nghiệp mới
 
Neuralink không phải là công ty duy nhất khám phá lĩnh vực kết nối não bộ với công nghệ số. Một trong những cái tên nổi bật khác là công ty Synchron, với thiết bị mang tên Stentrode, được thiết kế để hỗ trợ những người mắc bệnh thần kinh vận động.
 
Thay vì cần phải làm phẫu thuật mở hộp sọ để cấy chip, thiết bị của Synchron không yêu cầu phẫu thuật xâm lấn sâu. Thay vào đó, chip được luồn vào cơ thể qua tĩnh mạch ở cổ, rồi theo mạch máu di chuyển đến não thông qua mạch máu.
 
Giống Neuralink, thiết bị này cũng kết nối đến vùng não điều khiển các cử động của cơ thể. Giám đốc Công Nghệ Riki Bannerjee cho biết: “Thiết bị có thể phát hiện ra người dùng có nghĩ đến việc gõ tay hay không để tạo ra tín hiệu vận động kỹ thuật số.
 
Tín hiệu đó sau đó được chuyển thành tín hiệu máy tính, cho phép người dùng điều khiển các thiết bị công nghệ bằng suy nghĩ. Hiện đã có 10 người đang sử dụng thiết bị này.
 
Một người tên Mark tiết lộ với BBC rằng ông là người đầu tiên trên thế giới dùng thiết bị này kết hợp với kính Apple Vision Pro. Nhờ vậy, ông có thể “du lịch ảo” đến những địa danh xa xôi, từ đứng dưới thác nước tại Úc đến đi dạo trên núi ở New Zealand.
 
Mark cho biết: “Tôi có thể hình dung trong tương lai, công nghệ này sẽ tạo ra thay đổi lớn cho những ai bị liệt, bất kể là bị liệt phần nào.
 
Với Noland, anh chỉ đồng ý tham gia nghiên cứu trong sáu năm, sau đó thì vẫn chưa biết sẽ thế nào. Nhưng dù tương lai ra sao, anh vẫn tin rằng trải nghiệm của mình chỉ là bước khởi đầu. Noland nói: “Hiểu biết về não bộ hiện chưa được bao nhiêu, và công nghệ này mở ra cơ hội để chúng ta học hỏi thêm được rất nhiều điều.
 
Nguồn: “The man with a mind-reading chip in his brain - thanks to Elon Musk” được đăng trên trang BBC.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đạo Phật đồng hành với dân tộc đã hơn hai ngàn năm nay. Người Việt tiếp xúc với đạo Phật hầu như đủ các trường phái, pháp môn: Bắc tông, Nam tông, nguyên thủy, mật tông. Trong các tông ấy laị chia chi li hơn nữa như: thiền tông ( của cả Bắc lẫn Nam truyền), tịnh độ, kim cang thừa…
Hồ sơ kiện nói, “Ngày càng hùng hổ nhờ sự ủng hộ của Trump dành cho những lời cáo buộc của bà ta -- sự ủng hộ đã đưa bà ta thành ngôi sao trong chính trường, cuộc vận động vu khống của Powel càng ngày càng mạnh” với những lần xuất hiện của bà ta trên truyền thông.
Thành phố Westminster đã chuẩn thuận ngân khoản để giúp đỡ ngắn hạn cho cho cư dân thành phố Westminster đang gặp hoàn cảnh không trả nổi tiền thuê nhà, tiền thuê đất mobile home trong lúc đại dịch. Đây là lần trợ giúp thứ hai kể từ tháng 5 vừa qua.
Con số ngày càng tăng của các nhà lập pháp Cộng Hòa muốn Tổng Thống Donald Trump rời khỏi chức vụ trước ngày 20 tháng 1, với một số các nhà lập pháp hàng đầu nói với CNN rằng họ đang xem xét việc ủng hộ luận tội ông ấy, theo CNN cho biết hôm Thứ Sáu, 8 tháng 1 năm 2021.
Toàn quốc hiện nay ở vào cao điểm nhất đối với số trường hợp mới bị nhiễm vi khuẩn trung bình một ngày, tử vong trung bình một ngày và số người vào bệnh viện trung bình hiện nay, ngay cả trong khi việc thử nghiệm vẫn thấp dưới cao điểm trước mùa lễ. Hoa Kỳ đã báo cáo hơn 4,000 tử vong vì Covid-19 hôm Thứ Năm, theo tài liệu của Đại Học Johns Hopkins. Toàn quốc chưa bao giờ đạt tới mức đó trong một ngày trước đây.
Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi trong một lá thư hôm Thứ Sáu, 8 tháng 1 năm 2021, nói rằng bà đã nói chuyện với Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ Tướng Mark Milley để thảo luận vể Tổng Thống Donald Trump và các mã số nguyên tử, khi các nhà lập pháp Dân Chủ kêu gọi Tổng Thống phải bị truất phế khỏi chức vụ sau khi đám đông ủng hộ Trump bạo động tràn vào tòa nhà Quốc Hội, theo CNN cho biết hôm Thứ Sáu.
“Sau khi xem xét kỹ các Tweets gần đây từ trưng mục @realDonaldTrump và nội dung chung quanh chúng chúng tôi đã vĩnh viễn đóng trương mục này vì nguy cơ xúi giục bạo động thêm nữa,” theo công ty nà cho biết trong một tweet.
Một cảnh sát tòa nhà Quốc Hội đã chết hôm Thứ Năm sau khi ông đã được báo cáo bị đánh vào đầu với bình chữa lửa trong khi đối đầu với đám đông ủng hộ Trump tràn vào Quốc Hội trong thời gian cuộc chứng nhận phiếu Cử Tri Đoàn, theo bản tin Yahoo News cho biết hôm Thứ Sáu, 8 tháng 1 năm 2021.
Một trong những đề tài hấp dẫn mà tôi được “nhe lóm” khi Ba tôi cùng các bạn của Ba tôi đang bàn luận là ông John F. Kennedy – ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ trẻ nhất kể từ thời Hoa Kỳ lập quốc. Từ đó, tôi bắt đầu tò mò và lưu tâm đến phu nhân của những nhân vật quyền lực trên thế giới. Đối với tôi, cạnh một nhân vật đầy uy quyền hoặc một người hùng phải là một phụ nữ xinh đẹp thì bức tranh mới toàn bích.
TT Trump tự ân xá? Cách nay trên 2 năm, vào ngày mồng 4 tháng 6 năm 2018, Tổng thống Trump viết trên tweet:" Như nhiều học giả về pháp luật đã nói, bản thân tôi có quyền tuyệt đối với việc ân xá, nhưng tại sao tôi lại làm vậy khi tôi không làm gì sai?
Tôi tin là nước Mỹ sau bốn năm nhiều biến động dưới thời Tổng thống Trump rồi sẽ bình yên trở lại với Tổng thống Joe Biden. Tôi đã sống qua tám đời tổng thống Mỹ, Cộng hoà cũng như Dân chủ. Những năm dưới sự lãnh đạo của tổng thống Dân chủ từ Jimmy Carter, Bill Clinton cho đến Barack Obama mà không hề thấy nước Mỹ có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa với những giới hạn tự do như ở Việt Nam, Cuba hay Trung Quốc.
Từ những nhận định trên chúng ta thấy tha nhân vừa đem lại hạnh phúc vừa tạo khổ đau cho nhau theo triết lý “Vạn vật tương sinh, tương khắc”. Còn theo giáo lý của nhà Phật thì tùy duyên, tùy hoàn cảnh, tùy Tâm mà “tha nhân” trở thành kẻ thù hay ân nhân của chúng ta.
Ở một đất nước mà “những người uy tín” thường dùng bằng giả, và những vị lãnh đạo quốc gia đều rất “ê a” (hoặc “cờ lờ vờ”) thì sự lờ mờ giữa cân Anh với bảng Anh của một ông nhà báo quốc doanh nào đó … chỉ là chuyện nhỏ – như con thỏ thôi. Có chi nghiêm trọng đâu mà phải rầm rĩ dữ vậy, hả Trời? Sao không nhìn vào những khía cạnh tích cực hơn cho nó vui vẻ cả làng, và cả nước?
Hôm nay, ngày 5.1.2021, liên quan đến việc kết án các nhà báo Việt Nam Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tại Bộ Ngoại giao, bà Bärbel Kofler phát biểu như sau: “Một lần nữa, các nhà hoạt động ở Việt Nam lại bị kết án tù dài hạn vì tranh đấu ôn hòa cho tự do báo chí và tự do bày tỏ ý kiến, cũng như thành lập các công đoàn tự do và độc lập. Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục đường lối đàn áp xã hội dân sự cũng như quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do biểu tình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.