Hôm nay,  

Neuralink Và Bước Đột Phá Trong Công Nghệ Thần Kinh

04/04/202500:00:00(Xem: 2161)

Neuralink
Một người liệt từ vai trở xuống đã làm được điều không tưởng: điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ nhờ chip cấy trong não bộ. Thành công này tạo nên bước ngoặt mới trong công nghệ kết nối não bộ – máy tính, nhưng cũng đặt ra những lo ngại sâu xa về quyền riêng tư. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
 
Gắn một con chip vào trong não để chuyển suy nghĩ thành lệnh điều khiển máy tính nghe như truyện khoa học viễn tưởng – nhưng với Noland Arbaugh, đó lại là sự thật.
 
Tháng 1 năm 2024, đúng tám năm sau vụ tai nạn khiến anh bị liệt từ vai trở xuống, Noland (30 tuổi) trở thành người đầu tiên được cấy thiết bị này bởi Neuralink, công ty công nghệ thần kinh do tỷ phú Elon Musk sáng lập.
 
Dù một số công ty khác cũng đã phát triển và cấy ghép chip đọc suy nghĩ trong não bộ, nhưng ca phẫu thuật của Noland gây tiếng vang vì gắn liền với cái tên Elon Musk.
 
Noland cho rằng điều quan trọng không phải là bản thân anh cũng không phải Musk, mà chính là ý nghĩa khoa học đằng sau dự án. Anh chia sẻ với BBC: “Tôi biết rõ những nguy cơ của việc này. Nhưng dù kết quả tốt hay xấu, tôi vẫn thấy mình đang giúp ích cho đời. Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, thì tôi sẽ góp phần vào thành công của Neuralink. Còn nếu có điều gì tồi tệ xảy ra, họ cũng sẽ học hỏi từ đó.
 
Mất kiểm soát, mất luôn sự riêng tư
 
Sau tai nạn năm 2016, Noland từng nghĩ rằng cuộc sống của mình coi như đã kết thúc, sẽ không còn cơ hội được học hành, làm việc hay chơi game nữa.
 
Anh tâm sự: “Mất hết khả năng điều khiển cơ thể, mất cả không gian riêng, và điều đó vô cùng khó chịu. Bạn phải học cách dựa vào người khác trong từng việc nhỏ nhặt nhất.
 
Con chip của Neuralink mở ra hy vọng mới khi cho phép Noland điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ. Đây là một dạng công nghệ gọi là giao diện não bộ – máy tính (brain-computer interface, viết tắt là BCI), hoạt động bằng cách phát hiện những xung điện cực nhỏ mà não bộ phát ra khi người dùng nghĩ đến việc cử động. Các tín hiệu này sau đó được chuyển đổi tín hiệu điều khiển máy tính, chẳng hạn như di chuyển con trỏ chuột.
 
BCI là một lĩnh vực đầy phức tạp mà giới khoa học đã theo đuổi trong suốt nhiều thập niên. Và khi Elon Musk bước vào cuộc chơi, công nghệ này – cùng tên tuổi Noland – lập tức trở thành tiêu điểm truyền thông.
 
Chính nhờ đó, Neuralink thu hút được nguồn vốn đầu tư khổng lồ, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ các chuyên gia, nhất là về mức độ an toàn và giá trị thực tiễn của một thủ thuật y khoa có tính xâm lấn cao như vậy.
 
Khi ca phẫu thuật của Noland được công bố, giới khoa học gọi đó là “một cột mốc quan trọng,” nhưng cũng khuyến cáo rằng cần có thời gian để đánh giá hiệu quả thực sự và độ an toàn – nhất là khi Elon Musk rất giỏi lôi kéo truyền thông.
 
Tại thời điểm đó, Elon Musk chỉ đăng ngắn gọn trên mạng xã hội: “Kết quả ban đầu cho thấy khả năng phát hiện tín hiệu nơ-ron rất đáng khích lệ.” Tuy nhiên, theo lời Noland (từng trò chuyện trực tiếp với Musk trước và sau khi mổ), thì ông chủ Tesla rất lạc quan và hào hứng. Anh kể lại: “Tôi nghĩ ông ấy cũng phấn khởi giống tôi.” Dù vậy, anh vẫn nhấn mạnh rằng Neuralink không chỉ xoay quanh người sáng lập: “Tôi không xem đây là thiết bị của Elon Musk,” mà là thành quả của cả một tập thể khoa học
 
Còn liệu thế giới có nghĩ vậy, nhất là khi Musk ngày càng có ảnh hưởng lẫn tai tiếng trong giới chính trị Hoa Kỳ, thì vẫn chưa thể nói trước.
 
Có một điều không thể chối cãi: thiết bị này đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của Noland. Sau khi tỉnh dậy từ ca phẫu thuật, Noland phát hiện một điều khó tin: chỉ cần tưởng tượng mình nhúc nhích ngón tay, anh đã có thể điều khiển con trỏ chuột trên màn hình. Anh cho biết: “Thật lòng mà nói, tôi không biết mình nên kỳ vọng cái gì – nghe cứ như phim khoa học viễn tưởng.
 
Nhưng khi nhìn thấy các tín hiệu thần kinh hiện ra trên màn hình – xung quanh là những kỹ sư Neuralink đang hân hoan vui mừng – anh bắt đầu nhận ra rằng mình thật sự có thể điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ.
 
Không chỉ vậy, theo thời gian, khả năng sử dụng thiết bị của Noland càng ngày càng tiến bộ. Giờ đây anh đã có thể chơi cờ và cả trò chơi điện tử. Noland xúc động chia sẻ: “Tôi chơi trò chơi điện tử từ nhỏ tới lớn. Khi bị liệt, tôi buộc phải từ bỏ sở thích này. Giờ thì khác rồi, tôi thậm chí còn đang thắng bạn bè. Một điều mà đáng lẽ ra không thể nào xảy ra, nhưng nay đã trở thành sự thật.
 
Nguy cơ về quyền riêng tư
 
Dù Noland là minh chứng sống động cho tiềm năng to lớn của công nghệ trong việc thay đổi cuộc sống, nhưng theo các chuyên gia, công nghệ này cũng ẩn chứa những mặt trái đáng lo ngại, đặc biệt là về quyền riêng tư.
 
Anil Seth, giáo sư chuyên ngành Thần Kinh Học tại Đại học Sussex cảnh báo: “Một trong những vấn đề lớn nhất là quyền riêng tư. Khi chúng ta truyền tải tín hiệu não bộ ra ngoài thì về cơ bản, người khác sẽ không chỉ biết chúng ta đang làm gì, mà còn nắm rõ chân tơ kẽ tóc từng suy nghĩ, niềm tin và cảm xúc của chúng ta. Một khi bạn có thể đọc được những gì bên trong đầu người khác, thì chẳng còn ranh giới nào cho sự riêng tư cá nhân.
 
Về phần mình, Noland không lo lắng điều đó. Trái lại, anh còn kỳ vọng công nghệ này sẽ còn tiến xa hơn, chẳng hạn như điều khiển xe lăn, hoặc thậm chí là một robot hình người trong tương lai.
 
Dù vậy, quá trình sử dụng chip Neuralink cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Có lúc con chip bị lệch khỏi vị trí kết nối khiến Noland mất khả năng điều khiển máy tính. “Lúc đó tôi thấy rất suy sụp,” anh kể lại. “Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ dùng lại được Neuralink nữa.
 
Rất may, sau đó các kỹ sư đã điều chỉnh phần mềm, khôi phục kết nối, và thậm chí còn cải thiện hiệu quả hoạt động. Nhưng trục trặc này cho thấy những giới hạn vẫn còn tồn tại trong công nghệ.
 
Cả một ngành công nghiệp mới
 
Neuralink không phải là công ty duy nhất khám phá lĩnh vực kết nối não bộ với công nghệ số. Một trong những cái tên nổi bật khác là công ty Synchron, với thiết bị mang tên Stentrode, được thiết kế để hỗ trợ những người mắc bệnh thần kinh vận động.
 
Thay vì cần phải làm phẫu thuật mở hộp sọ để cấy chip, thiết bị của Synchron không yêu cầu phẫu thuật xâm lấn sâu. Thay vào đó, chip được luồn vào cơ thể qua tĩnh mạch ở cổ, rồi theo mạch máu di chuyển đến não thông qua mạch máu.
 
Giống Neuralink, thiết bị này cũng kết nối đến vùng não điều khiển các cử động của cơ thể. Giám đốc Công Nghệ Riki Bannerjee cho biết: “Thiết bị có thể phát hiện ra người dùng có nghĩ đến việc gõ tay hay không để tạo ra tín hiệu vận động kỹ thuật số.
 
Tín hiệu đó sau đó được chuyển thành tín hiệu máy tính, cho phép người dùng điều khiển các thiết bị công nghệ bằng suy nghĩ. Hiện đã có 10 người đang sử dụng thiết bị này.
 
Một người tên Mark tiết lộ với BBC rằng ông là người đầu tiên trên thế giới dùng thiết bị này kết hợp với kính Apple Vision Pro. Nhờ vậy, ông có thể “du lịch ảo” đến những địa danh xa xôi, từ đứng dưới thác nước tại Úc đến đi dạo trên núi ở New Zealand.
 
Mark cho biết: “Tôi có thể hình dung trong tương lai, công nghệ này sẽ tạo ra thay đổi lớn cho những ai bị liệt, bất kể là bị liệt phần nào.
 
Với Noland, anh chỉ đồng ý tham gia nghiên cứu trong sáu năm, sau đó thì vẫn chưa biết sẽ thế nào. Nhưng dù tương lai ra sao, anh vẫn tin rằng trải nghiệm của mình chỉ là bước khởi đầu. Noland nói: “Hiểu biết về não bộ hiện chưa được bao nhiêu, và công nghệ này mở ra cơ hội để chúng ta học hỏi thêm được rất nhiều điều.
 
Nguồn: “The man with a mind-reading chip in his brain - thanks to Elon Musk” được đăng trên trang BBC.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thượng Viện hôm Thứ Sáu, 1 tháng 1 năm 2021, đã bỏ phiếu gạt bỏ phủ quyết của Tổng Thống Donald Trump đối với dự luật quốc phòng được biết là National Defense Authorization Act, gửi lời khiển trách của lưỡng đảng tới Tổng Thống trong những ngày cuối cùng tại chức của ông, theo CNN tường trình hôm Thứ Sáu.
Chào em năm 2021. Năm cũ qua đi, năm mới đến và chúng ta mơ ước, hi vọng những ngày sắp tới tươi đẹp hơn. Chỉ có mơ ước, hi vọng và niềm tin là liều thuốc hay nhất để làm cuộc sống đẹp hơn.
Xem như thế thì trẻ con trấn lột bạn học (nhỏ con hơn) cùng lớp, hay cùng trường là chuyện tất nhiên. Nhà nước hiện nay xây dựng trên căn bản cá lớn nuốt cá bé mà. Tụi nhỏ đã “sống và chiến đấu” trong một xã hội như thế nên tự rèn luyện kỹ năng trấn lột ngay từ thuở ấu thời (để sinh tồn) kể thì cũng tốt thôi!
Các luật sư của Phó Tổng thống Mike Pence đã yêu cầu một thẩm phán liên bang hôm thứ Năm bác bỏ yêu cầu từ Dân biểu Louie Gohmert bang Texas nhằm buộc Phó TT Pence bác bỏ các phiếu bầu của các đại cử tri tại một số bang quan trọng vào ngày Quốc hội họp
WASHINGTON (VB - 1/1/2021) --- Hôm Thứ Năm 31/12/2020, báo New York Times loan tin rằng vào mùa thu vừa qua, Tổng Thống Donald Trump đã đổ lỗi cho cậu con rể Jared Kushner rằng nếu Trump thất cử trong cuộc bầu cử Tổng Thống ngày 3/11/2020, thì là lỗi của cậu Kushner. Bởi vì cậu nỗ lực cho xét nghiệm nhiều COVID-19, và Trump không muốn các con số dương tính tăng vọt. Nghĩa là, không xét nghiệm, thì số người dương tính trên thống kê sẽ ít.
Vào tháng 3 năm 2020 vừa qua, hàng triệu công dân Hoa Kỳ, thường trú nhân và người di dân đóng thuế đã bị loại khỏi các khoản trả tiền trực tiếp theo khỏan cứu trợ trước đây. Nhưng khỏan trợ giúp kích thích kinh tế mới nhất vì đại dịch corona sẽ bao gồm các khoản trả tiền trực tiếp lên đến 600 mỹ kim cho mỗi người lớn và trẻ em. Khỏan tiền cứu trợ vi khuẩn corona mới bao gồm các khoản thanh toán trực tiếp lên đến 600 mỹ kim cho mỗi người lớn và trẻ em, bao gồm cả cho các gia đình có nhiều diện di dân khác nhau. Đạo luật CARES, được Quốc hội thông qua vào tháng 3, bao gồm các khoản thanh toán trực tiếp lên đến 1.200 mỹ kim cho mỗi người lớn và 500 mỹ kim cho mỗi trẻ em và cho những cá nhân đã nộp thuế trong hai năm qua với số An sinh Xã hội.
Lễ Giáng Sinh trong tuần qua diễn ra trong không khí ảm đạm của đại dịch trên toàn cầu vẫn còn nhiều bất an khi biến thể mới của vi khuẩn corona được phát hiện tại nhiều nơi. Dù thuốc chích ngừa Covid-19 đã được thực hiện mấy tuần nay, tình hình đại dịch vẫn chưa lắng dịu vì đang trong mùa lạnh và mùa lễ cuối năm với các cuộc tu họp đông người. Trong hoàn cảnh thê lương như thế mọi người dân Mỹ có được một chút an ủi khi tiền trợ cấp Covid-19 đang được gửi tới trực tiếp.
Trong hầu hết các năm, việc xử luận tội tổng thống đứng đầu danh sách cuối năm của những tin lớn nhất. Nhưng trong năm 2020, nó chỉ nằm trong 10 tin hàng đầu. Donald Trump đã bắt đầu một năm như một tổng thống thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ bị luận tội, cùng với Andrew Johnson và Bill Clinton. Hạ Viện đã luận tội Trump về 2 tội: lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc Hội. Phiên xử luận tội tại Thượng Viện đã mở ra hôm 16 tháng 1, với Chánh Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện John Roberts chủ tọa. Có lẽ lãnh vực đáng chú ý nhất của phiên xử là sau khi nghe các trình bày mở đầu bởi các quản đốc Hạ Viện và nhóm biện hộ của Trump, Thượng Viện đã bỏ phiếu không gọi các nhân chứng hay đưa ra các trát đòi. Vào ngày 5 tháng 2, Thượng Viện mà hầu hết là Cộng Hòa đã tha tội cho Trump đối với cả hai điều khoản luận tội. Về Điều I, cáo buộc lạm quyền, 48 thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu có tội và 52 thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu không có tội – TNS Mitt Romney của Utah là TNS Cộng Hòa duy nhất bỏ phiếu kết tội
Thêm một ngày bạc râu tóc / nhẩm từng chữ gió vô thường / trang sách cũ mỏi gân cốt / nghe thiên cổ lạnh buốt xương. / Học vô cùng tâm như nắng / soi khắp cõi chiều rất vàng / đêm Niết bàn vui tịch lặng / ngày Bồ Tát hạnh cưu mang.
“Hoàn toàn hỗn loạn,” theo y tá Tavonia Ekwegh, người điều hành phòng cấp cứu tại Trung Tâm Anaheim Global Medical Center, cho biết. Nhiều lều đã được dựng lên bên ngoài bệnh viện này. “Người dân sẽ chết trong các hành lang của các bệnh viện của chúng ta,” theo Thị Trưởng Los Angeles Garcetti phát biểu. Ông đã gửi thêm cảnh sát để chận đứng các buổi tiệc Đêm Trước Năm Mới. Ông phỏng đoán có khoảng hơn 1,000 cảnh sát sẽ đi tuần trên các con đường.
Hai Dân Biểu Cộng Hòa Hạ Viện nói với CNN rằng họ dự đoán ít nhất 140 đồng viện Cộng Hòa tại Hạ Viện sẽ bỏ phiếu chống việc đếm phiếu cử tri đoàn vào ngày 6 tháng 1 khi Quốc Hội được dự kiến chứng nhận chiến thắng của Tổng Thống đắc cử Joe Biden, theo CNN cho biết hôm Thứ Năm, 31 tháng 12 năm 2020.
Vào lúc 0 giờ, Anh, Iceland và Iceland đã rung chuông đón mừng năm 2021. Đối với Anh Quốc, đây là ngày đầu tiên ra khỏi Liên Âu theo sau cuộc bỏ phiếu Brexit vào năm 2016. Trong thông điệp Năm Mới gửi qua video, Thủ Tướng Anh Boris Johnson gọi sự ra đi của Anh Quốc khỏi Liên Âu là “một khoảnh khắc kỳ diệu đối với đất nước này.” Trong thông điệp video gửi tới quốc dân, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố rằng, “Chung nhau, trong hài hòa… hãy cùng hướng tới tương lai… 2021 sẽ đánh dấu sự bắt đầu của một bình minh mới của nước Pháp, của sự phục hưng Châu Âu. Chúng ta hãy duy trì sự thống nhất, trong đoàn kết, và vinh hạnh về lịch sử, những giá trị và văn hóa của Pháp – hãy tự tin vào tương lai.”
Pháp môn Tịnh độ còn được gọi là pháp môn niệm Phật do bản nguyện của Đức Phật A Di Đà mà thành. Chữ A Di Đà dịch âm từ chữ Phạn Amitābha, chữ Hán dịch là Vô lượng thọ và Vô lượng quang; nghĩa là tuổi sống lâu không số lượng kể, Ngài có hào quang tỏa sáng không lường...
tôi xin kể vài kỷ niệm và đưa ra nhận định về cố Tiến sĩ Lê Phước Sang: "Thứ nhất: ông Lê Phước Sang là một chính khách, thứ hai ông là một lãnh đạo đảng Dân Xã Hòa Hảo, thứ ba ông là một người hoạt động tích cự lãnh vực Văn hóa Hòa Hảo và thứ tư ông là một đạo hữu ngoan đạo Phật giáo Hòa Hảo
Chào Năm Mới mùa Đông sương tuyết / Tết quê người tính nhẩm một năm qua / Lá thu xanh hóa đỏ ngỡ là hoa / Tóc bạc trắng tưởng mình thành tượng đá
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.