Hôm nay,  

Neuralink Và Bước Đột Phá Trong Công Nghệ Thần Kinh

04/04/202500:00:00(Xem: 1772)

Neuralink
Một người liệt từ vai trở xuống đã làm được điều không tưởng: điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ nhờ chip cấy trong não bộ. Thành công này tạo nên bước ngoặt mới trong công nghệ kết nối não bộ – máy tính, nhưng cũng đặt ra những lo ngại sâu xa về quyền riêng tư. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
 
Gắn một con chip vào trong não để chuyển suy nghĩ thành lệnh điều khiển máy tính nghe như truyện khoa học viễn tưởng – nhưng với Noland Arbaugh, đó lại là sự thật.
 
Tháng 1 năm 2024, đúng tám năm sau vụ tai nạn khiến anh bị liệt từ vai trở xuống, Noland (30 tuổi) trở thành người đầu tiên được cấy thiết bị này bởi Neuralink, công ty công nghệ thần kinh do tỷ phú Elon Musk sáng lập.
 
Dù một số công ty khác cũng đã phát triển và cấy ghép chip đọc suy nghĩ trong não bộ, nhưng ca phẫu thuật của Noland gây tiếng vang vì gắn liền với cái tên Elon Musk.
 
Noland cho rằng điều quan trọng không phải là bản thân anh cũng không phải Musk, mà chính là ý nghĩa khoa học đằng sau dự án. Anh chia sẻ với BBC: “Tôi biết rõ những nguy cơ của việc này. Nhưng dù kết quả tốt hay xấu, tôi vẫn thấy mình đang giúp ích cho đời. Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, thì tôi sẽ góp phần vào thành công của Neuralink. Còn nếu có điều gì tồi tệ xảy ra, họ cũng sẽ học hỏi từ đó.
 
Mất kiểm soát, mất luôn sự riêng tư
 
Sau tai nạn năm 2016, Noland từng nghĩ rằng cuộc sống của mình coi như đã kết thúc, sẽ không còn cơ hội được học hành, làm việc hay chơi game nữa.
 
Anh tâm sự: “Mất hết khả năng điều khiển cơ thể, mất cả không gian riêng, và điều đó vô cùng khó chịu. Bạn phải học cách dựa vào người khác trong từng việc nhỏ nhặt nhất.
 
Con chip của Neuralink mở ra hy vọng mới khi cho phép Noland điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ. Đây là một dạng công nghệ gọi là giao diện não bộ – máy tính (brain-computer interface, viết tắt là BCI), hoạt động bằng cách phát hiện những xung điện cực nhỏ mà não bộ phát ra khi người dùng nghĩ đến việc cử động. Các tín hiệu này sau đó được chuyển đổi tín hiệu điều khiển máy tính, chẳng hạn như di chuyển con trỏ chuột.
 
BCI là một lĩnh vực đầy phức tạp mà giới khoa học đã theo đuổi trong suốt nhiều thập niên. Và khi Elon Musk bước vào cuộc chơi, công nghệ này – cùng tên tuổi Noland – lập tức trở thành tiêu điểm truyền thông.
 
Chính nhờ đó, Neuralink thu hút được nguồn vốn đầu tư khổng lồ, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ các chuyên gia, nhất là về mức độ an toàn và giá trị thực tiễn của một thủ thuật y khoa có tính xâm lấn cao như vậy.
 
Khi ca phẫu thuật của Noland được công bố, giới khoa học gọi đó là “một cột mốc quan trọng,” nhưng cũng khuyến cáo rằng cần có thời gian để đánh giá hiệu quả thực sự và độ an toàn – nhất là khi Elon Musk rất giỏi lôi kéo truyền thông.
 
Tại thời điểm đó, Elon Musk chỉ đăng ngắn gọn trên mạng xã hội: “Kết quả ban đầu cho thấy khả năng phát hiện tín hiệu nơ-ron rất đáng khích lệ.” Tuy nhiên, theo lời Noland (từng trò chuyện trực tiếp với Musk trước và sau khi mổ), thì ông chủ Tesla rất lạc quan và hào hứng. Anh kể lại: “Tôi nghĩ ông ấy cũng phấn khởi giống tôi.” Dù vậy, anh vẫn nhấn mạnh rằng Neuralink không chỉ xoay quanh người sáng lập: “Tôi không xem đây là thiết bị của Elon Musk,” mà là thành quả của cả một tập thể khoa học
 
Còn liệu thế giới có nghĩ vậy, nhất là khi Musk ngày càng có ảnh hưởng lẫn tai tiếng trong giới chính trị Hoa Kỳ, thì vẫn chưa thể nói trước.
 
Có một điều không thể chối cãi: thiết bị này đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của Noland. Sau khi tỉnh dậy từ ca phẫu thuật, Noland phát hiện một điều khó tin: chỉ cần tưởng tượng mình nhúc nhích ngón tay, anh đã có thể điều khiển con trỏ chuột trên màn hình. Anh cho biết: “Thật lòng mà nói, tôi không biết mình nên kỳ vọng cái gì – nghe cứ như phim khoa học viễn tưởng.
 
Nhưng khi nhìn thấy các tín hiệu thần kinh hiện ra trên màn hình – xung quanh là những kỹ sư Neuralink đang hân hoan vui mừng – anh bắt đầu nhận ra rằng mình thật sự có thể điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ.
 
Không chỉ vậy, theo thời gian, khả năng sử dụng thiết bị của Noland càng ngày càng tiến bộ. Giờ đây anh đã có thể chơi cờ và cả trò chơi điện tử. Noland xúc động chia sẻ: “Tôi chơi trò chơi điện tử từ nhỏ tới lớn. Khi bị liệt, tôi buộc phải từ bỏ sở thích này. Giờ thì khác rồi, tôi thậm chí còn đang thắng bạn bè. Một điều mà đáng lẽ ra không thể nào xảy ra, nhưng nay đã trở thành sự thật.
 
Nguy cơ về quyền riêng tư
 
Dù Noland là minh chứng sống động cho tiềm năng to lớn của công nghệ trong việc thay đổi cuộc sống, nhưng theo các chuyên gia, công nghệ này cũng ẩn chứa những mặt trái đáng lo ngại, đặc biệt là về quyền riêng tư.
 
Anil Seth, giáo sư chuyên ngành Thần Kinh Học tại Đại học Sussex cảnh báo: “Một trong những vấn đề lớn nhất là quyền riêng tư. Khi chúng ta truyền tải tín hiệu não bộ ra ngoài thì về cơ bản, người khác sẽ không chỉ biết chúng ta đang làm gì, mà còn nắm rõ chân tơ kẽ tóc từng suy nghĩ, niềm tin và cảm xúc của chúng ta. Một khi bạn có thể đọc được những gì bên trong đầu người khác, thì chẳng còn ranh giới nào cho sự riêng tư cá nhân.
 
Về phần mình, Noland không lo lắng điều đó. Trái lại, anh còn kỳ vọng công nghệ này sẽ còn tiến xa hơn, chẳng hạn như điều khiển xe lăn, hoặc thậm chí là một robot hình người trong tương lai.
 
Dù vậy, quá trình sử dụng chip Neuralink cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Có lúc con chip bị lệch khỏi vị trí kết nối khiến Noland mất khả năng điều khiển máy tính. “Lúc đó tôi thấy rất suy sụp,” anh kể lại. “Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ dùng lại được Neuralink nữa.
 
Rất may, sau đó các kỹ sư đã điều chỉnh phần mềm, khôi phục kết nối, và thậm chí còn cải thiện hiệu quả hoạt động. Nhưng trục trặc này cho thấy những giới hạn vẫn còn tồn tại trong công nghệ.
 
Cả một ngành công nghiệp mới
 
Neuralink không phải là công ty duy nhất khám phá lĩnh vực kết nối não bộ với công nghệ số. Một trong những cái tên nổi bật khác là công ty Synchron, với thiết bị mang tên Stentrode, được thiết kế để hỗ trợ những người mắc bệnh thần kinh vận động.
 
Thay vì cần phải làm phẫu thuật mở hộp sọ để cấy chip, thiết bị của Synchron không yêu cầu phẫu thuật xâm lấn sâu. Thay vào đó, chip được luồn vào cơ thể qua tĩnh mạch ở cổ, rồi theo mạch máu di chuyển đến não thông qua mạch máu.
 
Giống Neuralink, thiết bị này cũng kết nối đến vùng não điều khiển các cử động của cơ thể. Giám đốc Công Nghệ Riki Bannerjee cho biết: “Thiết bị có thể phát hiện ra người dùng có nghĩ đến việc gõ tay hay không để tạo ra tín hiệu vận động kỹ thuật số.
 
Tín hiệu đó sau đó được chuyển thành tín hiệu máy tính, cho phép người dùng điều khiển các thiết bị công nghệ bằng suy nghĩ. Hiện đã có 10 người đang sử dụng thiết bị này.
 
Một người tên Mark tiết lộ với BBC rằng ông là người đầu tiên trên thế giới dùng thiết bị này kết hợp với kính Apple Vision Pro. Nhờ vậy, ông có thể “du lịch ảo” đến những địa danh xa xôi, từ đứng dưới thác nước tại Úc đến đi dạo trên núi ở New Zealand.
 
Mark cho biết: “Tôi có thể hình dung trong tương lai, công nghệ này sẽ tạo ra thay đổi lớn cho những ai bị liệt, bất kể là bị liệt phần nào.
 
Với Noland, anh chỉ đồng ý tham gia nghiên cứu trong sáu năm, sau đó thì vẫn chưa biết sẽ thế nào. Nhưng dù tương lai ra sao, anh vẫn tin rằng trải nghiệm của mình chỉ là bước khởi đầu. Noland nói: “Hiểu biết về não bộ hiện chưa được bao nhiêu, và công nghệ này mở ra cơ hội để chúng ta học hỏi thêm được rất nhiều điều.
 
Nguồn: “The man with a mind-reading chip in his brain - thanks to Elon Musk” được đăng trên trang BBC.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cơ Quan General Services Administration (GSA) đã thông báo cho Tổng Thống đắc cử Joe Biden rằng chính phủ Trump đã sẵn sàng bắt đầu tiến trình chuyển quyền chính thức, theo một lá thư từ Trưởng Cơ Quan GSA Emily Murphy gửi vào xế trưa Thứ Hai, 23 tháng 11 năm 2020 và CNN có được cho biết.
Mùa Giáng Sinh sắp về, nhà nhà đều sửa soạn nhà cửa cho thật đẹp để đón mùa Giáng Sinh, nhưng cũng có một số người nhức đầu, vì có người mướn nhà không trả tiền cho chủ nhà, chủ nhà không tiền trả tiền cho nhà băng, nhà có thể bị nhà băng tịch thu nếu 3 tháng không trả tiền nhà, nhà băng sẽ gửi giấy đến đòi nợ, rồi sẽ bán đấu giá.
Tịnh Xá Giác An tọa lạc tại số 12811 Dale Street, Garden Grove CA 92841 do Đại Đức Thích Giác Châu Trụ Trì vào tối 22 tháng 11 năm 2020 đã bị kẻ xấu dùng sơn đen đến xịt vào tượng Đức Phật Di Lặc và tượng Đức Quan Thế Âm.
Tại Mile Square Park vào lúc 12 giờ trưa Thứ Bảy ngày 21 tháng 11 năm 2020 Tổ Chức Người Mỹ Gốc Việt Ủng Hộ Biden (Vienamese Americans for Biden - VAfB) cùng với các nhóm FB chống Trump Ao Sen và Sự Thật Lề Đường đã tổ chức bữa tiệc mừng chiến thắng của Biden, chương trình có phần trình diễn văn nghệ.
Vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật ngày 22 tháng 11 năm 2020, tại chánh điện Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ số 1612 N. Spurgeon Street, Santa Ana, CA 92701, Tổng Vụ Pháp Chế HĐĐH/ GHPGVNTN/HK do Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê, Tổng Vụ Trưởng đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Lần Thứ Bảy Cố Trung Tướng Tôn Thất Đính.
Một nhà Cộng Hòa quan trọng trong hội đồng bầu cử Michigan được dự đoán sẽ bỏ phiếu chống việc chứng nhận các kết quả bầu cử của tiểu bang này vào Thứ Hai, một lợi ích tiềm ẩn cho nỗ lực thúc đẩy lý thuyết âm mưu của ban vận động Trump để trì hoãn việc hoàn tất các kết quả, theo CNN đưa tin hôm Chủ Nhật, 22 tháng 11 năm 2020.
“Đây là hành vi quá đáng được thực hiện bởi bất cứ một luật sư nào,” theo Christie phát biểu hôm Chủ Nhật, nói rằng các luật sư của Trump đã đưa ra những lời cáo buộc ngông cuồng trước công chúng nhưng cho đến nay thì đã không nêu chúng ra trong tòa án, nơi có các hậu quả đối với việc đưa ra thông tin sai lầm.
Giữa những giờ phút ngự trị bởi các con số khổng lồ chóng mặt, những tranh cãi dao búa, một câu nói của ông Joe Biden đã nhắc nhở tới chiều sâu của một cuộc bầu cử dân chủ: đằng sau mỗi lá phiếu là một con người. Câu nói như một công án thiền. Tường chừng chìm lỉm trong những tiếng la hét, reo hò, bên này giận dữ, bên kia vui mừng.
Tổng thống Donald Trump sau khi lên nhậm chức đã nhanh chóng ký quyết định rút khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và nay nhìn trở lại cuộc tranh cử 2016, tôi tin rằng nếu giả sử bà Hillary Clinton thắng cử, bà cũng khó có thể đưa nước Mỹ gia nhập TPP.
Trong suốt mấy tháng vừa qua, con em chúng ta đã miệt mài tập hát, tập đọc để tham dự cuộc thi Ước Mơ Việt kỳ II. Đến nay, vòng Sơ Kết đã chấm dứt, Ban Tổ Chức rất cảm kích trước sự nhiệt tình của quý phụ huynh và sự hăng hái của các thí sinh. Nhờ vào lòng hảo tâm của quý mạnh thường quân, Ban Tổ Chức đã chuẩn bị được rất nhiều phần thưởng cho các thí sinh.
Cuộc thi Ước Mơ Việt xin trân trọng thông báo lịch sinh hoạt tử nay đến cuối năm 2020. Ngày 20/11/20: Công bố kết quả của kỳ thi Sơ Kết và tài liệu học tập/ thể lệ cuộc thi Chung Kết Ngày 26/11/20: Bắt đầu phát hình các thí sinh của giải HIẾU HỌC Chủ Nhật, 13/12/20, thi Chung Kết qua hình thức trực tuyến.
WASHINGTON (VB - 22/11/2020) -- Thần dược có thể đã tìm ra: Bản tin từ thông tấn WMC cho biết rằng các khoa học gia ở viện nghiên cứu St. Jude tại Tennessee có thể đã tìm ra cách siêu vi COVID-19 giết người và rồi đã biết cách ngăn chận siêu vi này. Siêu vi này hiện đã làm chết hơn 250,000 người tại Mỹ và hơn 1 triệu người toàn cầu.
Tổng giám đốc của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và các hệ thống chị em của nó đã hành động một cách vi hiến trong việc điều tra điều mà ông cho là thành kiến sâu sắc chống lại TT Trump bởi các ký giả của chính ông, theo một chánh án liên bang đã phán quyết qua tường trình của NPR cho biết hôm Thứ Bảy, 21 tháng 11 năm 2020.
Hoa Kỳ đã báo cáo trường hợp truyền nhiễm Covid-19 thứ 12 triệu hôm Thứ Bảy, 21 tháng 11 năm 2020, nhiều ngày sau khi toàn quốc đã vượt quá 250,000 người thiệt mạng vì vi khuẩn corona – là con số lớn nhất trên thế giới, theo bản tin của báo USA Today cho biết hôm Thứ Bảy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.