Hôm nay,  

Neuralink Và Bước Đột Phá Trong Công Nghệ Thần Kinh

04/04/202500:00:00(Xem: 1290)

Neuralink
Một người liệt từ vai trở xuống đã làm được điều không tưởng: điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ nhờ chip cấy trong não bộ. Thành công này tạo nên bước ngoặt mới trong công nghệ kết nối não bộ – máy tính, nhưng cũng đặt ra những lo ngại sâu xa về quyền riêng tư. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
 
Gắn một con chip vào trong não để chuyển suy nghĩ thành lệnh điều khiển máy tính nghe như truyện khoa học viễn tưởng – nhưng với Noland Arbaugh, đó lại là sự thật.
 
Tháng 1 năm 2024, đúng tám năm sau vụ tai nạn khiến anh bị liệt từ vai trở xuống, Noland (30 tuổi) trở thành người đầu tiên được cấy thiết bị này bởi Neuralink, công ty công nghệ thần kinh do tỷ phú Elon Musk sáng lập.
 
Dù một số công ty khác cũng đã phát triển và cấy ghép chip đọc suy nghĩ trong não bộ, nhưng ca phẫu thuật của Noland gây tiếng vang vì gắn liền với cái tên Elon Musk.
 
Noland cho rằng điều quan trọng không phải là bản thân anh cũng không phải Musk, mà chính là ý nghĩa khoa học đằng sau dự án. Anh chia sẻ với BBC: “Tôi biết rõ những nguy cơ của việc này. Nhưng dù kết quả tốt hay xấu, tôi vẫn thấy mình đang giúp ích cho đời. Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, thì tôi sẽ góp phần vào thành công của Neuralink. Còn nếu có điều gì tồi tệ xảy ra, họ cũng sẽ học hỏi từ đó.
 
Mất kiểm soát, mất luôn sự riêng tư
 
Sau tai nạn năm 2016, Noland từng nghĩ rằng cuộc sống của mình coi như đã kết thúc, sẽ không còn cơ hội được học hành, làm việc hay chơi game nữa.
 
Anh tâm sự: “Mất hết khả năng điều khiển cơ thể, mất cả không gian riêng, và điều đó vô cùng khó chịu. Bạn phải học cách dựa vào người khác trong từng việc nhỏ nhặt nhất.
 
Con chip của Neuralink mở ra hy vọng mới khi cho phép Noland điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ. Đây là một dạng công nghệ gọi là giao diện não bộ – máy tính (brain-computer interface, viết tắt là BCI), hoạt động bằng cách phát hiện những xung điện cực nhỏ mà não bộ phát ra khi người dùng nghĩ đến việc cử động. Các tín hiệu này sau đó được chuyển đổi tín hiệu điều khiển máy tính, chẳng hạn như di chuyển con trỏ chuột.
 
BCI là một lĩnh vực đầy phức tạp mà giới khoa học đã theo đuổi trong suốt nhiều thập niên. Và khi Elon Musk bước vào cuộc chơi, công nghệ này – cùng tên tuổi Noland – lập tức trở thành tiêu điểm truyền thông.
 
Chính nhờ đó, Neuralink thu hút được nguồn vốn đầu tư khổng lồ, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ các chuyên gia, nhất là về mức độ an toàn và giá trị thực tiễn của một thủ thuật y khoa có tính xâm lấn cao như vậy.
 
Khi ca phẫu thuật của Noland được công bố, giới khoa học gọi đó là “một cột mốc quan trọng,” nhưng cũng khuyến cáo rằng cần có thời gian để đánh giá hiệu quả thực sự và độ an toàn – nhất là khi Elon Musk rất giỏi lôi kéo truyền thông.
 
Tại thời điểm đó, Elon Musk chỉ đăng ngắn gọn trên mạng xã hội: “Kết quả ban đầu cho thấy khả năng phát hiện tín hiệu nơ-ron rất đáng khích lệ.” Tuy nhiên, theo lời Noland (từng trò chuyện trực tiếp với Musk trước và sau khi mổ), thì ông chủ Tesla rất lạc quan và hào hứng. Anh kể lại: “Tôi nghĩ ông ấy cũng phấn khởi giống tôi.” Dù vậy, anh vẫn nhấn mạnh rằng Neuralink không chỉ xoay quanh người sáng lập: “Tôi không xem đây là thiết bị của Elon Musk,” mà là thành quả của cả một tập thể khoa học
 
Còn liệu thế giới có nghĩ vậy, nhất là khi Musk ngày càng có ảnh hưởng lẫn tai tiếng trong giới chính trị Hoa Kỳ, thì vẫn chưa thể nói trước.
 
Có một điều không thể chối cãi: thiết bị này đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của Noland. Sau khi tỉnh dậy từ ca phẫu thuật, Noland phát hiện một điều khó tin: chỉ cần tưởng tượng mình nhúc nhích ngón tay, anh đã có thể điều khiển con trỏ chuột trên màn hình. Anh cho biết: “Thật lòng mà nói, tôi không biết mình nên kỳ vọng cái gì – nghe cứ như phim khoa học viễn tưởng.
 
Nhưng khi nhìn thấy các tín hiệu thần kinh hiện ra trên màn hình – xung quanh là những kỹ sư Neuralink đang hân hoan vui mừng – anh bắt đầu nhận ra rằng mình thật sự có thể điều khiển máy tính chỉ bằng suy nghĩ.
 
Không chỉ vậy, theo thời gian, khả năng sử dụng thiết bị của Noland càng ngày càng tiến bộ. Giờ đây anh đã có thể chơi cờ và cả trò chơi điện tử. Noland xúc động chia sẻ: “Tôi chơi trò chơi điện tử từ nhỏ tới lớn. Khi bị liệt, tôi buộc phải từ bỏ sở thích này. Giờ thì khác rồi, tôi thậm chí còn đang thắng bạn bè. Một điều mà đáng lẽ ra không thể nào xảy ra, nhưng nay đã trở thành sự thật.
 
Nguy cơ về quyền riêng tư
 
Dù Noland là minh chứng sống động cho tiềm năng to lớn của công nghệ trong việc thay đổi cuộc sống, nhưng theo các chuyên gia, công nghệ này cũng ẩn chứa những mặt trái đáng lo ngại, đặc biệt là về quyền riêng tư.
 
Anil Seth, giáo sư chuyên ngành Thần Kinh Học tại Đại học Sussex cảnh báo: “Một trong những vấn đề lớn nhất là quyền riêng tư. Khi chúng ta truyền tải tín hiệu não bộ ra ngoài thì về cơ bản, người khác sẽ không chỉ biết chúng ta đang làm gì, mà còn nắm rõ chân tơ kẽ tóc từng suy nghĩ, niềm tin và cảm xúc của chúng ta. Một khi bạn có thể đọc được những gì bên trong đầu người khác, thì chẳng còn ranh giới nào cho sự riêng tư cá nhân.
 
Về phần mình, Noland không lo lắng điều đó. Trái lại, anh còn kỳ vọng công nghệ này sẽ còn tiến xa hơn, chẳng hạn như điều khiển xe lăn, hoặc thậm chí là một robot hình người trong tương lai.
 
Dù vậy, quá trình sử dụng chip Neuralink cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Có lúc con chip bị lệch khỏi vị trí kết nối khiến Noland mất khả năng điều khiển máy tính. “Lúc đó tôi thấy rất suy sụp,” anh kể lại. “Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ dùng lại được Neuralink nữa.
 
Rất may, sau đó các kỹ sư đã điều chỉnh phần mềm, khôi phục kết nối, và thậm chí còn cải thiện hiệu quả hoạt động. Nhưng trục trặc này cho thấy những giới hạn vẫn còn tồn tại trong công nghệ.
 
Cả một ngành công nghiệp mới
 
Neuralink không phải là công ty duy nhất khám phá lĩnh vực kết nối não bộ với công nghệ số. Một trong những cái tên nổi bật khác là công ty Synchron, với thiết bị mang tên Stentrode, được thiết kế để hỗ trợ những người mắc bệnh thần kinh vận động.
 
Thay vì cần phải làm phẫu thuật mở hộp sọ để cấy chip, thiết bị của Synchron không yêu cầu phẫu thuật xâm lấn sâu. Thay vào đó, chip được luồn vào cơ thể qua tĩnh mạch ở cổ, rồi theo mạch máu di chuyển đến não thông qua mạch máu.
 
Giống Neuralink, thiết bị này cũng kết nối đến vùng não điều khiển các cử động của cơ thể. Giám đốc Công Nghệ Riki Bannerjee cho biết: “Thiết bị có thể phát hiện ra người dùng có nghĩ đến việc gõ tay hay không để tạo ra tín hiệu vận động kỹ thuật số.
 
Tín hiệu đó sau đó được chuyển thành tín hiệu máy tính, cho phép người dùng điều khiển các thiết bị công nghệ bằng suy nghĩ. Hiện đã có 10 người đang sử dụng thiết bị này.
 
Một người tên Mark tiết lộ với BBC rằng ông là người đầu tiên trên thế giới dùng thiết bị này kết hợp với kính Apple Vision Pro. Nhờ vậy, ông có thể “du lịch ảo” đến những địa danh xa xôi, từ đứng dưới thác nước tại Úc đến đi dạo trên núi ở New Zealand.
 
Mark cho biết: “Tôi có thể hình dung trong tương lai, công nghệ này sẽ tạo ra thay đổi lớn cho những ai bị liệt, bất kể là bị liệt phần nào.
 
Với Noland, anh chỉ đồng ý tham gia nghiên cứu trong sáu năm, sau đó thì vẫn chưa biết sẽ thế nào. Nhưng dù tương lai ra sao, anh vẫn tin rằng trải nghiệm của mình chỉ là bước khởi đầu. Noland nói: “Hiểu biết về não bộ hiện chưa được bao nhiêu, và công nghệ này mở ra cơ hội để chúng ta học hỏi thêm được rất nhiều điều.
 
Nguồn: “The man with a mind-reading chip in his brain - thanks to Elon Musk” được đăng trên trang BBC.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nói đến tuổi già thì ai mà không băn khuăn, lo ngại. Già có nghĩa là ốm yếu, bệnh hoạn, xấu xí, mất năng lực, không còn hữu dụng, mất khả năng, phải trong cậy vào người khác, nghèo khó, buồn nãn, cô đơn trong căn phòng hiu quạnh ngày nầy qua ngày nọ để chờ đến lúc ra đi theo ông theo bà...
Gã khổng lồ truyền thông China (Trung Cộng) Huawei đi trước khoảng hai năm so với phần còn lại của thế giới về công nghệ 5G. Liệu tập đoàn - và qua đó là China - sẽ sớm kiểm soát thế giới bằng công nghệ tương lai có lẽ là quan trọng nhất? Một tài liệu ZDFinfo xem xét tình hình.
WASHINGTON (VB) --- Bản báo cáo mới của CDC (Trung Tâm Phòng Chống Bệnh Hoa Kỳ) phổ biến hôm 17/8/2020 cho thấy trong tuần lễ cuối tháng 6/2020, có tới 40% người thành niên Hoa Kỳ báo cáo đang gặp khủng hoảng tâm lý... Và 11% nói họ nghiêm túc suy xét về chuyện tự sát trong tháng qua (tháng 7/2020).
Viết tặng đại tá Trần Đình Vỵ và đại tá y sĩ Hoàng Cơ Lân... Tiếng súng tàn nhẫn bắn vào các ông già chúng tôi nếu là tiếng AK 47 của cộng sản đã đành. Sao lại có cả tiếng súng M16. Bác Hoàng Cơ Lân, dưới nhãn quan của tôi là người chiến binh hãnh diện của VNCH. Ông là y sĩ nhưng sống trong hồn chiến binh Mũ Đỏ.
Đảng Dân Chủ đã mở đại hội 4 năm một lần của họ vào tối Thứ Hai, 17 tháng 8 năm 2020 trên hệ thống mạng khi họ cố gắng tìm cách tạo cảm hứng từ chiếc vé mới của Joe Biden và Kamala Harris vào lúc khi mà người Mỹ bị phân tâm bởi đại dịch vi khuẩn corona và khủng hoảng kinh tế đã tạo ra, theo bản tin của CNN cho biết.
Các trường hợp truyền nhiễm vi khuẩn corona đã xuất hiện trong các trường học từ lớp Mẫu Giáo tới lớp 12 mà đã tái mở cửa, nhưng chính phủ liên bang không theo dõi các vụ lây lan này, và một số tiểu bang không báo cáo công khai, gây khó khăn để xác định bằng cách nào vi khuẩn lan truyền, theo các chuyên gia cho biết, theo NBC News cho biết hôm Thứ Hai, 17 tháng 8 năm 2020.
Duyên phòng Mã Lai đã bắn chết 1 ngư dân Việt Nam là người có tàu cố tình đâm vào tàu tuần tra tại Biển Đông, theo một viên chức cho biết hôm Thứ Hai, 17 tháng 8 năm 2020. Sự kiện đã xảy ra trong vùng biển Mã Lai, nơi các ngư dân địa phương đã phàn nàn trong quá khứ về việc các tàu đánh cá Việt Nam làm thiệt hại các mạng lưới của họ.
Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới đã bắt đầu ngoài khơi Hawaii hôm Thứ Hai, 17 tháng 8 năm 2020 khi căng thẳng ngoại giao giữa Hoa Kỳ cùng các đồng minh của mình và TQ về tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Spahn cho biết vào tối Chủ nhật trên đài truyền hình ZDF "heute Journal" ngày càng có nhiều sự lây lan từ những người trở về từ du lịch, nhưng cũng có những đợt bùng phát địa phương trên khắp đất nước, chủ yếu liên quan đến các lễ kỷ niệm/tiệc tùng. Chính trị gia CDU nhấn mạnh: “Đó là điều chúng tôi phải để mắt tới ngoài việc đi du lịch.
ATLANTA, Georgia (VB) --- Tình hình Bưu điện giao thư và bưu kiện chậm lại, gây nỗi lo rằng bầu cử qua thư đang bị phá hoại để có lợi cho chính phủ Trump. Bee Nguyen, nữ dân biểu tiểu bang Georgia, đề nghị một biện pháp khẩn cấp cho tiểu bang Georgia nhằm các lá phiếu bầu qua thư đóng dấu đúng hạn (nhưng tới trễ vì Bưu điện) sẽ được đếm.
Sau nhiều tháng thất vọng vì thiếu thử nghiệm và chậm trễ, một thử nghiệm nước miếng mới có thể giúp người Mỹ một chọn lựa nhanh và rẻ tiền hơn để biết họ có bị lây Covid-19 hay không, theo bản tin hôm Chủ Nhật, 16 tháng 8 năm 2020 của CNN tường trình.
Tổng Thống Donald Trump đã tìm cách cải tổ lại cuộc bầu cử mùa thu 2 ngày trước Đại Hội Toàn Quốc Đảng Dân Chủ, hôm Thứ Bảy cho rằng các chỉ dấu kinh tế và đại dịch chính đã đi theo hướng có lợi cho ông, trong khi cố gắng chuyển sự đổ lỗi vấn đề tài trợ Bưu Điện Hoa Kỳ cho Đảng Dân Chủ và bác bỏ thừa nhận các nỗ lực của chính phủ của ông để phá hoại cơ quan bưu điện 3 tháng trước Ngày Bầu Cử, theo CNN cho biết hôm 16 tháng 8 năm 2020.
Với cuộc khủng hoảng mà Bưu Điện Hoa Kỳ đang đối diện trước cuộc bầu cử tổng thống, điều mới nhất mà John Herter nhận được trong lá thư hôm Thứ Bảy là hình thức yêu cầu lá phiếu bầu vắng mặt với hình mặt của TT Donald Trump trên đó, theo bản tin của CNN cho biết hôm Chủ Nhật, 16 tháng 8 năm 2020.
Hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Bangkok của Thái Lan hôm Chủ Nhật, 16 tháng 8 năm 2020 để đòi hỏi cải tổ chính trị. Những người biểu tình muốn sửa đổi hiến pháp và cũng kêu gọi cải tổ chế độ quân chủ -- một chủ đề nhạy cảm tại Thái Lan.
Biden, cựu PTT và là đối thủ của Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, đã bày tỏ sự đau buồn đối với sự mất mát của Trump - trong một tweet vào sáng Chủ Nhật, 16 tháng 8 năm 2020. Robert Trump, 71 tuổi, đã qua đời vào tối Thứ Bảy sau khi vào bệnh viện tại Thành Phố New York, theo hãng thông tấn Mỹ AP cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.