Hôm nay,  

Màu Son Cũ

12/05/202517:42:00(Xem: 1470)

[Để nhớ lại một màu son]

 

đinh cuong minh hoa
Minh họa Đinh Cường



Người đàn bà trẻ tìm thấy đoạn văn viết ngắn dưới đây trên trang mạng riêng của Mẹ, bằng tiếng Việt Nam, khi chị vào máy tìm hồ sơ cá nhân của Mẹ để cung cấp cho “Nhà Già”. Chị đọc tiếng Việt không rành lắm, chữ hiểu, chữ không, Chị mang đoạn viết sang trang Google để dịch sang tiếng Anh cho thấu đáo hơn:

 

Tôi nhớ, cách đây hơn bốn mươi năm, khi bỏ nước ra đi, vốn liếng tôi mang theo trong túi hành lý có hai trăm ($200.-) Mỹ kim, và gần một ngàn đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa. Có một tờ 500, một tờ 100 và vài tờ 20, vài tờ 5 đồng, tờ 1 đồng. Số tiền này để lẫn lộn vào nhau trong một cái phong bì. Cái phong bì nhét vào trong một cái túi vải trong đó có cuốn Kim Vân Kiều, cuốn Chinh Phụ Ngâm, một cái áo dài, hai bộ quần áo ngắn, cây son, cái lược. Đó là cái vốn vật chất cho một phụ nữ vừa bước vào tuổi 30, trên con đường di tản. Cái vốn tinh thần tôi mang theo được là cha mẹ, Bố 70 tuổi, Mẹ 65.

 

Bây giờ cha mẹ tôi đã theo nhau qua đời ở tuổi 80. Cái vốn vật chất tôi mang theo thì những đồng tiền VNCH chỉ còn lại vài tờ 1 đồng (Chúng thất lạc chứ không phải tôi tiêu mất) hai cuốn sách vẫn còn trên kệ, chiếc áo dài vẫn giữ trong ngăn kéo, mỗi độ Tết về lại được mang ra, cầm giơ lên, giũ xuống rồi ướm thử lại vào mình với cả nỗi ngậm ngùi. Cây son đã bạc màu, cái màu Terracotta ngọt ngào đã khô queo, đặt nhẹ lên đôi môi(nhưng không tô) ngậm ngùi nhớ lại ngày thật xa xôi đó, ai đã chọn cho màu son đẹp đến nao lòng, thế này! Nhớ lại kỷ niệm một lần tôi đi vắng, người yêu tôi tới nhà không gặp, đã cầm một thỏi son trên bàn phấn của tôi, viết lên mặt gương: “Em đâu rồi?” Tôi về đọc thấy hạnh phúc đến lịm người. Tôi giữ mấy chữ đó đến cả mấy tháng trên gương, lúc chùi đi,muốn khóc. Bây giờ mỗi lần soi (trong tưởng tượng) lại chiếc gương dĩ vãng cái hình ảnh của ba chữ đó vẫn lung linh trong ký ức tôi và vẫn “muốn khóc”. Thật là may mắn, tôi được trưởng thành trong một thế hệ chưa có điện thoại cầm tay, ngay cả đến điện thoại bàn, tư gia cũng hiếm có, vì nếu có,những người yêu nhau làm sao được hưởng những cảm xúc lãng mạn của mấy chữ viết bằng son môi trên mặt gương soi. Bây giờ vào những ngày cuối năm, chờ Tết đến, nhìn vào trong gương ở một ngôi nhà cách quê hương mình cả một đại dương, đôi khi, tôi ngậm ngùi hỏi khẽ: “Anh đâu rồi?”

 

Chị ngồi thần người ra khi đọc đoạn văn trên. Đoạn văn này chắc không phải Mẹ viết cho Bố, vì ngày tháng cả gần 40 năm về trước, câu cuối là: “Anh đâu rồi?” Bố lúc đó còn sống mà. Mẹ mình có mối tình này trước khi lấy Bố mình à? Mối tình này như thế đã hơn nửa thế kỷ trôi qua rồi.

 

Mẹ chị vừa bước qua tuổi 90, cụ đã bắt đầu lẫn, không tự săn sóc mình và không dùng máy móc được nữa.

Bố chị mới mất cách đây hai năm và Mẹ chị xuống tinh thần rất nhanh sau khi Bố mất. Bắt đầu là buồn bã, bỏ ăn, thiếu ngủ, sau đi tới trầm cảm.

 

Chị đi làm bán thời gian, giờ còn lại cả ngày chạy xe ngoài đường đưa đón mấy đứa nhỏ, hết trường lớp thì sinh hoạt sau giờ học. Chị không thể luôn ở bên Mẹ. Chị tìm được nhà già cho Mẹ rất gần trường học của con, lại gần nhà nữa, nên ngày nào cũng ghé Mẹ được, Mẹ chị chỉ cần trông thấy chị là cụ yên lòng.

 

Đúng rồi, Chị nhớ có được nghe loáng thoáng trong họ hàng là Mẹ có một mối tình chết trong chiến tranh trước khi lấy Bố Chị. Chị sinh ra và trưởng thành ở Mỹ, Bố chị là người bản xứ nên Chị không biết gì về chiến tranh Việt Nam cả, mặc dù có đại gia đình bên Mẹ là người Việt, được hưởng nhiều phong tục tập quán của người Việt, Chị vẫn thấy mình vẫn là một người bản xứ hơn là người Việt Nam. Chị tần ngần trước cái màn hình nhỏ, thấy thương Mẹ quá, Mẹ thân và yêu mình lắm, thế mà chẳng bao giờ Mẹ kể chuyện “ngày xưa của Mẹ” cho mình nghe. Không biết bây giờ Mẹ còn đủ minh mẫn để nhớ lại không?

 

Mấy ngày không ngủ được về cái trang Mẹ viết trong máy điện toán, Chị muốn làm một việc gì đó cho Mẹ vui và để trí nhớ Mẹ trở lại. Cuối cùng sau hai tuần lễ Chị nghĩ ra được một cách, và Chị thử xem có giúp Mẹ tỉnh táo hơn không? Chị lên mạng tìm màu son Terracotta, màu hồng của đất. Chị tìm mua được một cây son pha giữa màu hồng và màu nâu nhạt. Khi Chị có thỏi son trên tay, Chị cứ thử đi thử lại trên môi mình mấy lần, nhìn ngắm cái màu son hồng nhàn nhạt pha nâu, thật nhẹ nhàng và ấm áp. Chị nghĩ tới mối tình rất xa xưa của hai người còn rất trẻ ở một đất nước xa xăm nào đó. Rồi mối tình đó bị chết trong chiến tranh… Bất giác Chị ứa hai hàng nước mắt, thương Mẹ và thương cả người thanh niên xa lạ nào đó.

 

Chị vào Viện Dưỡng Lão thăm Mẹ, Chị đưa Mẹ ra ngồi ở chiếc băng trong vườn hoa của viện. Đợi Mẹ ngồi năm mười phút, hỏi han Mẹ vài câu, chị lấy trong túi ra thỏi son đặt vào tay Mẹ khẽ nói:

 

“Me ơi! Con có cái này cho Mẹ.”

 

Mẹ chị cúi xuống nhìn thỏi son con mới đặt vào tay, chị vội giúp Mẹ mở nắp rồi vặn cây son lên cho Mẹ nhìn rõ màu hồng nâu nhàn nhạt của son.

Chị thấy Mẹ mình ngồi im lặng không nói gì, phải đến năm bảy phút sau Mẹ mới hỏi:

-       Ai đưa cho con?

Chị bối rối mất mấy giây, rồi cũng nói được:

-       Con tìm thấy trong ngăn kéo quần áo cũ của Mẹ.

Mắt Mẹ chị sáng hẳn lên, long lanh như có tra nước vào:

-       Thật hả con?

-       Còn tốt lắm mẹ ạ.

Chị nói xong, cầm thỏi son thoa nhẹ lên môi Mẹ, màu son hồng nhạt làm khuôn mặt Mẹ chị trông tươi hẳn lên. Chị thấy Mẹ khẽ nhắm mắt lại, Mẹ giơ tay nắm chặt bàn tay Chị, hai giọt lệ rất nhỏ nhưng rất long lanh ứa ra ở khóe mắt Mẹ. Chị vít đầu Mẹ ngả vào vai mình, nước mắt chị cũng ứa ra.

 

Buổi chiều đang xuống ở chung quanh hai người.

 

tmt

Tháng 4-2025

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Biết bao nhiêu bài viết về Mẹ, công ơn sinh thành, hy sinh của người Mẹ vào ngày lễ Mẹ, nhưng hôm nay là ngày Father’s Day, ngày của CHA, tôi tìm mãi chỉ được một vài bài đếm trên đầu ngón tay thôi. Tại sao vậy?
Hôm nay giống như một ngày tựu trường. Đơn giản, vắng một thời gian không ngồi ở lớp học, nay trở lại, thế là tựu trường. Ngày còn bé, mỗi lần nghỉ hè xong, lên lớp mới, trong lòng vừa hồi hộp vừa vui sướng. Có bao nhiêu chuyện để dành chờ gặp bạn là kể tíu tít. Nhưng bên cạnh đó là nỗi lo khi sắp gặp các thầy cô mới… Mỗi năm đều có ngày tựu trường như vậy, nói chung là khá giống nhau, trong đời học sinh. Nhưng cái ngày tựu trường này thật quá khác. Người ta nhìn nhau không dám cười, không dám chào hỏi. Sự e dè này, dường như mỗi người đã được tập luyện qua một năm. Một năm “học chính trị” trong cái gọi là hội trường mà tiền thân là cái rạp hát.
Cái tên Michelin không xa lạ gì với chúng ta. Vỏ lốp chiếc xe tôi đang dùng cũng mang tên Michelin. Sao hai thứ chẳng có liên quan chi lại trùng tên. Nếu tôi nói chúng tuy hai mà một chắc mọi người sẽ ngây người tưởng tôi… phiếm.
Phi là một người bạn đạt được những điều trong đời mà biết bao người không có. Là một tấm gương sống sao cho ra sống để chết đi không có gì hối tiếc. Là một niềm hy vọng cho sự tử tế vốn ngày càng trở nên xa xỉ ở nước Mỹ mà tôi đang tiếp tục sống.
Có một lần đó thầy kể lại chuyện rằng, thầy có một phật tử chăm chỉ tu học, đã hơn 10 năm, theo thầy đi khắp nơi, qua nhiều đạo tràng, chuyên tu chuyên nghe rất thành kính. Nhưng có một lần đó phật tử đứng gần thầy, nghe thầy giảng về phát bồ đề tâm, sau thầy có đặt một vài câu hỏi kiểm tra coi thính chúng hiểu bài tới đâu? Cô vội xua xua tay, “bạch thầy, những điều thầy giảng, con hiểu hết, con hiểu hết mà. Con nhớ nhập tâm. Nhưng đừng, thầy đừng có hỏi, bị là con không biết trả lời làm sao đâu.” Có lẽ là cô hiểu ý mà cô chưa sẵn sàng hệ thống sắp xếp thứ tự lại các ý tưởng.
Ở xứ ấy, người ta ngủ đến trưa mới dậy. Chàng nhớ thế khi nghĩ về mùa xuân, mùa hạ, mùa thu khi còn bé, mỗi lần nghĩ thế, đều lấy làm ngạc nhiên, và lấy làm ngạc nhiên về sự ngạc nhiên ấy. Thế mà giữa một thành phố châu Âu, chàng lại gặp chúng. Trên nền tường trắng và mặt biển xanh, giữa những màu xanh và trắng, chỉ hai màu ấy, đôi khi xanh và đỏ, chàng gặp lại chúng, hồ hởi, tưng bừng, nó và chàng như hai thằng bạn thời mặc quần xà lỏn nay gặp nhau
Lơ đảng nhìn mây trời và đèn đường, tôi từ tốn chuyển xe sang tuyến trái để cua. Cha tôi thường nói, “Con phải tập bỏ tính lơ đểnh, nếu không, sẽ có ngày gặp phiền phức.” Nhưng lơ đểnh là nơi nghệ sĩ lang thang, ngẫu hứng tìm thấy những sáng tạo không ngờ. Chợt thoáng trong hộp kính nhìn lui, thấy chiếc xe đen nhỏ bắn lên với tốc độ nguy hiểm, tôi chuyển xe về lại bên phải, sau gáy dựng lên theo tiếng rít bánh xe thắng gấp chà xát mặt đường, trong kính chiếu hậu, một chiếc xe hạng trung màu xám đang chao đảo, trơn trợt, trờ tới, chết rồi, một áp lực kinh khiếp đập vào tâm trí trống rỗng, chỉ còn phản xạ tự động hiện diện. Chợt tiếng cha tôi vang lên: “đạp ga đi luôn.” Chân nhấn xuống, chiếc xe lồng lên, chồm tới như con cọp phóng chụp mồi. Giữa mơ hồ mất kiểm soát, tử sinh tích tắc, tôi thoáng nhận ra trước mặt là thành cây cầu bắt qua sông.
Danh đi làm lúc 5 giờ sáng, ra về lúc 2 giờ trưa, từ sở làm đến đây khoảng 10 phút đường phi thuyền bay. Giờ này vắng khách. Những lúc khác, buôn bán khá bận rộn. Áo quần lót ở đây khắn khít thời trang, từ đồ ngủ may bằng vải lụa trong suốt, nhìn xuyên qua, cho đến hàng bằng kim loại nhẹ, mặc lên giống chiến sĩ thời xưa mang áo giáp nhưng chỉ lên giường. Hầu hết khách hàng đến đây vì Emily và Christopher. Người bàn hàng độc đáo. Họ đẹp, lịch sự, làm việc nhanh nhẹn, không lầm lỗi. Cả hai có trí nhớ phi thường. Không bao giờ quên tên khách. Nhớ tất cả món hàng của mỗi người đã mua. Nhớ luôn ngày sinh nhật và sở thích riêng. Ngoài ra, họ có thể trò chuyện với khách về mọi lãnh vực từ triết lý đến khoa học, từ chính trị đến luật pháp, từ du lịch đến nấu ăn… Khách hàng vô cùng hài lòng
Sau hơn ba mươi năm gắn bó với cuộc sống ở Mỹ, ông Hải và bà Lan quyết định về hưu và bắt đầu một chương mới của cuộc đời. Quyết định này, mặc dù bất ngờ với những người xung quanh, lại xuất phát từ một ước mơ giản dị-sống những ngày cuối đời an nhàn tại quê hương. Hai ông bà đã dành dụm được một khoản lương hưu kha khá, cộng thêm số tiền đầu tư từ kế hoạch lương hưu 401k, đủ để họ cảm thấy có thể an tâm sống thoải mái ở Việt Nam.
Má ơi! Thế giới vô thường, thay đổi và biến hoại trong từng phút giây nhưng lòng con thương má thì không biến hoại, không thay đổi, không suy hao. Nguyện cầu ngày đêm cho má, hướng phước lành đến cho má. Cầu chư Phật, chư Bồ Tát, chư hiền thánh tăng ba đời mười phương gia hộ má vượt qua đau bệnh để sống an lạc trong những ngày tháng tuổi già bóng xế.
Truyện đầu tiên kể nơi đây là kể về một tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca. Khi đó, ngài được gọi là một vị Bồ Tát. Ngày xưa rất là xưa, có hai người thợ săn, là hai vị thủ lĩnh của hai ngôi làng gần nhau. Hai vị trưởng làng đã lập một giao ước rằng nếu con của họ tình cờ khác giới tính, họ sẽ sắp xếp cho hai đứa con này kết hôn với nhau. Đó là một thời phần lớn hôn nhân là do sắp xếp của ba mẹ. Một vị trưởng làng có một cậu con trai được đặt tên là Dukūlakumāra, vì cậu bé được sinh ra trong một tấm vải bọc đẹp; vị trưởng làng kia có một cô con gái tên là Pārikā, vì cô bé được sinh ra ở bên kia con sông. Khi chàng trai và cô gái lớn lên, cha mẹ hai bên đã kết hôn cho hai người con này. Tuy nhiên, chàng trai Dukūlakumāra và cô gái Pārikā đã có nhiều kiếp tu, cùng giữ hạnh trong sạch, cho nên cô dâu và chú rể cùng cam kết bí mật với nhau rằng hai người sẽ ở chung nhà như vợ chồng, sẽ yêu thương nhau như vợ chồng nhưng sẽ không làm mất hạnh trong sạch của nhau.
Rõ ràng thằng bé đã thức. Nhưng khi An bước đến bên giường, mắt cu cậu nhắm tịt lại vờ như đang ngủ. An cù vào nách con : — Giả bộ này. Giả bộ này… / Bin uốn éo người, cười khanh khách. An xốc con dậy, hôn vào đôi má phúng phính: / — Con đánh răng rồi ti sữa cho ngoan nhé. Mẹ đi làm đây. / Bin choàng vòng tay nhỏ xíu quanh cổ mẹ, giọng ngọng nghịu: / — Mẹ ứ đii… / Bà đưa tay đỡ lấy cu Bin: / — Sang đây bà bế. Chiều mẹ lại về với Bin nào. / Chỉ nũng nịu với mẹ chút thôi, chứ Bin rất ngoan. Chưa bao giờ em khóc nhè, vòi vĩnh như những đứa trẻ khác. Sự hiểu chuyện của con, nhiều khi làm An nghe buốt lòng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.