Hôm nay,  

Phim Tài Liệu Ngắn “Đất Lành, Chim Đậu” Về Bức Ảnh Nổi Tiếng Trong Thời Kỳ Chiến Tranh Việt Nam Sẽ Được Công Chiếu Tại Newport Beach

06/05/202510:01:00(Xem: 1548)

OHL_VAALA2


ORANGE COUNTY, CA
— Cuốn phim tài liệu ngắn cảm động và sâu sắc “On Healing Land, Birds Perch” (“Đất Lành, Chim Đậu”),  do Naja Phạm Lockwood đạo diễn, sẽ có buổi công chiếu ra mắt tại Quận Cam vào thứ Sáu, ngày 9 tháng 5, 2025, lúc 7:00 giờ tối tại Rạp Lido, số 3459 via Lido, Newport Beach. Sau buổi chiếu sẽ là phần thảo luận cùng các nhà làm phim và khách mời đặc biệt.  Buổi chiếu phim do Orange County Film Society thực hiện, với sự phối hợp của Newport Beach Film Festival, và Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA).

Bộ phim mang đến góc nhìn chưa từng có về một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất từng đoạt giải Pulitzer, đồng thời khám phá những dư chấn kéo dài của Chiến tranh Việt Nam từ cả hai phía — Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam, bao gồm cả góc nhìn của cộng đồng người Mỹ gốc Việt ngày nay. Năm nay đặc biệt đánh dấu kỷ niệm 50 năm Sài Gòn thất thủ.

“Đất Lành, Chim Đậu” xoay quanh câu chuyện đằng sau bức ảnh chấn động của chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn đại úy Việt Cộng Nguyễn Văn Lém, chỉ hai ngày sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, do nhiếp ảnh gia Eddie Adams của Associated Press chụp. Bộ phim không chỉ kể lại lịch sử mà còn mở ra một “bản hợp xướng đa thanh” (mượn lời Walt Whitman) về nỗi đau và hành trình của người Mỹ.

Đạo diễn Naja Phạm Lockwood chia sẻ:


“Mục tiêu của cuốn phim của tôi không phải để gợi lại những vết thương cũ hay đào sâu thêm những chi tiết giật gân về bức ảnh mang tính biểu tượng đó. Thay vào đó, tôi muốn khám phá hành trình đến Mỹ của chúng tôi với tư cách là những người Mỹ gốc Việt, mang theo những chấn thương cũ, đồng thời tiến về phía trước trên mảnh đất mà tất cả chúng ta coi là quê hương. Chiến tranh không chừa một đứa trẻ nào, ngay cả những em còn quá nhỏ để hiểu được nguồn gốc của nó. Trẻ em thừa hưởng gánh nặng xung đột — không phải do lựa chọn, mà do hoàn cảnh — mang trên vai ký ức của cha mẹ, những chấn thương họ đã trải qua, và nỗi đau chưa bao giờ được chữa lành.”

 

Thông tin về phim:

  • Đạo diễn: Naja Phạm Lockwood
  • Dựng phim: Wesley Lipman
  • Quay phim: Carmen Delaney
  • Nhạc phim: Dylan Trần

Phim do Naja Phạm Lockwood & Julian Cautherley đồng sản xuất; Executive Producers: Geralyn Dreyfous, Judy Korin, Scott Anderson, Donald Young, Lan Cao, Jim và Susan Swartz, Quỹ Gia đình Larry H. Miller và Gail Miller.


Thông tin tham dự:



Giới thiệu về đạo diễn Naja Phạm Lockwood

Naja Phạm Lockwood đã điều hành sản xuất nhiều phim tài liệu và phim truyện nổi bật về công bằng xã hội như Try Harder!, Coming Home Again, Gook, và Cries from Syria. Năm 2020, cô sản xuất phim 76 Days của đạo diễn Hao Wu về những ngày đầu đại dịch COVID-19, giành được Giải Peabody và Giải Emmy Primetime.

Naja là nhà sáng lập RYSE Media Ventures, hỗ trợ các câu chuyện từ những tiếng nói đa dạng, và là nhà đầu tư của Impact Partners Films, hãng đã tài trợ những phim từng đoạt giải Oscar như Icarus, Won’t You Be My NeighborAudrie and Daisy. Ngoài ra, cô cũng đồng sản xuất The First Days — một dự án của StoryCorps và Last Days in Vietnam (được đề cử Oscar), nhằm lưu giữ và nói lên câu chuyện của người tị nạn gốc Việt và cựu chiến binh Mỹ.

Tốt nghiệp Cử nhân tại Boston University và MBA tại Harvard Business School, Naja sinh tại Việt Nam và theo gia đình dịnh cư tại tiểu bang Massachussets khi Sài Gòn thất thủ. Từ những năm đại học, cô đã đấu tranh cho người nhập cư và hiện vẫn tiếp tục các công việc cùng Dịch vụ Lực lượng Lao động (Governor’s Workforce Services) của Thống đốc bang Utah. Cô là thành viên Ủy ban Nghiên cứu Sắc tộc và Nghiên cứu Người Mỹ gốc Á tại Đại học Harvard, đồng thời sáng lập Naja Lockwood Designs nhằm hỗ trợ nữ nghệ nhân Đông Nam Á. Naja tâm nguyện luôn nỗ lực đấu tranh để tiếng nói của người yếu thế được lắng nghe.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
CÓ NHAU TRONG ĐỜI: 7 GIỜ TỐI CHỦ NHẬT 29 THÁNG 6 NĂM 2025 tại Coffee Factory: 15582 Brookhurst St., Westminster, CA 92683. Vé bảo trợ $150 - Vé VIP $100 - Vé đồng hạng $80. Để đặt vé và bảo trợ cho chương trình, vui lòng nhắn tin ban tổ chức 714-725-5445 hoặc 714-592-8941. Ban tổ chức chân thành cảm ơn Coffee Factory hỗ trợ Lê Uyên thực hiện chương trình tưởng niệm này.
Viết cho thế hệ trẻ là quan tâm lớn của nhiều nhà văn gốc Việt. Và mới trong tháng qua, nhà văn Trần Ngọc Ánh vừa ấn hành 2 bản dịch tiếng Anh, tiếng Pháp của tập hồi ký “Ba, Con Không Muốn Là Người Cộng Sản.” Bản dịch sang tiếng Anh do dịch giả Kim Vũ từ California thực hiện, nhan đề “Daddy, I don't Want to be a Communist.” Bản dịch sang tiếng Pháp do dịch giả Bảo Hưng từ Paris thực hiện, nhan đề “Papa, Je ne voudrais pas être communiste.” Cả hai bản dịch này ấn hành chung trong cuốn sách dày 184 trang. Bìa sách thực hiện bởi hai họa sĩ: Trần Nho Bụi và Phan Trường Ân. Một số tranh trong sách là từ họa sĩ Nguyễn Tư.
Cuốn phim trinh thám – kinh dị này của đạo diễn Victor Vũ khẳng định rằng trình độ làm phim giải trí của Việt Nam nay có thể so sánh ngang hàng với những nền điện ảnh lớn trong khu vực, đồng thời tìm được những dấu ấn của riêng mình.
Nhạc Lê Uyên Phương là một hiện tượng độc đáo của âm nhạc Việt Nam xuất hiện từ cuối thập niên 1960s. Lúc đó là thời của quê nhà chinh chiến. Nhạc của Phương là lời ca ngợi tình yêu, như một cách kêu gọi hòa bình. Lúc đó là thời của những nỗi lo lắng về sống và chết nơi quê nhà chỗ nào cũng đạn bom, nhưng Phương lại hát lên lời ca ngợi hạnh phúc đôi lứa giữa một khung trời "Chờ trăng lên, nghe sao thì thầm"... Tình yêu của Lê Uyên Phương giữa bối cảnh đó tự thân đã là một triết lý của hiện sinh, rằng cuộc sống này là một hạnh phúc có thực, xa lìa mọi ý thức hệ.
Chỉ kéo dài hơn 30 phút, cuốn phim tài liệu Đất Lành Chim Đậu (On Healing Land, Birds Perch) đã để lại cho khán giả nhiều cảm xúc, nhiều điều để suy gẫm. Phim được công chiếu ra mắt ở Quận Cam vào tối ngày 9 tháng 5 năm 2025 tại rạp Lido Newport Beach, nhân tháng tưởng niệm 50 chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Buổi chiếu phim do Orange County Film Society thực hiện, với sự phối hợp của Newport Beach Film Festival, và Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA). Phim do Naja Phạm Lockwood đạo diễn; với giám đốc sản xuất là nhà văn Lan Cao.Bộ phim tài liệu xoay quanh câu chuyện của những gia đình, những đứa trẻ từ hai miền Nam, Bắc là nạn nhân của cuộc chiến tranh Việt Nam. Đó là bà June (Dung) con gái của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan; ông Nguyễn Từ Huấn con trai của Trung Tá Nguyễn Tuấn thuộc quân đội VNCH;
Thưa anh Trần Hoài Thư rất kính mến, Những gì anh mong mỏi đã thành tựu viên mãn. Tất cả mọi người đều như thấy có sự hiện diện của anh trong ngày tang lễ. Làm sao giải thích được lúc đi đến nhà quàn ở New Jersey ngày thứ Bảy (8/6), ba nhóm trong tiểu bang Virginia xuất phát từ ba ngả khác nhau lại cùng dừng chân và gặp nhau ở Delaware Rest Area. Những cái ôm thật chặt từ những người mới gặp nhau lần đầu mà tưởng như đã quen nhau từ lâu.
Cánh cửa gỗ mộc mạc mở ra chỉ sau vài giây tôi đến trước cổng, chưa kịp gọi chuông. Hình như người nghệ sĩ nào cũng có một điểm chung, đó là sự tinh tế và chú ý từng chi tiết nhỏ sự việc quanh mình. Philippa Pham Hughes xuất hiện sau cánh cửa với nụ cười rạng rỡ. Gương mặt của người nghệ sĩ gốc Việt này, đúng như cô đã viết trong lá thư khi đang ở Thái Lan: “Tôi xin lỗi tôi không nói được tiếng Việt. Tôi ước gì mình có thể. Không ai nghĩ tôi là người Việt Nam.” Cung mệnh ‘thiên di’ và một cuộc bắt cóc. Philippa ngồi trước tấm ảnh chụp và cắt dán theo phong cách nhiếp ảnh ý niệm (conceptual photography), sắp đặt một cách có chủ đích, không phải khoảnh khắc tự nhiên. Một phụ nữ đang bay lên khỏi mặt đất. Một người đàn ông đang nằm trên bãi biển. Sợi dây trói buộc một chân của người phụ nữ vào thân hình của người đàn ông. Một sự giải thoát đang diễn ra, từ tốn. Tấm ảnh ra đời sau khi Philippa chấm dứt cuộc hôn nhân của cô, là một trong những điểm nhấn độc đáo của ngôi nhà.
Khi trả lời phỏng vấn với người điều hợp Eric Nong (VAALA) trong buổi chiếu ra mắt Daydreamers (Người Mặt Trời) tại rạp Frida Cinema (Santa Ana) tối Thứ Sáu 2 tháng 5, 2024, nhà sản xuất kiêm đạo diễn Timothy Linh Bùi nói rằng ma ca rồng không phải là chủ đề chính của bộ phim. Người Mặt Trời được giới thiệu là một trong những bộ phim Việt Nam đầu tiên với những nhân vật chính là “vampire”. Theo ông, đằng sau câu chuyện về những con quỉ hút máu người xuất hiện ngay ở thành phố Sài Gòn, Daydreamers chứa đựng nhiều thông điệp về xã hội, con người, tình gia đình…
Trước tháng 4/75, qua sách báo, tạp chí và thời sự văn học – nghệ thuật trong nước và cả nước ngoài, gần như gây âm vang cùng thời là danh tiếng của nhiếp ảnh gia quân đội Nguyễn Ngọc Hạnh (1927- 2017) cùng điêu khắc gia quân đội Nguyễn Thanh Thu (1934-2025).
Giải thưởng cho thể loại Tiểu Thuyết (Fiction) về tay nhà văn Percival Everett với tác phẩm James. Tiểu thuyết James là sự tái hiện nhân vật Huckleberry Finn trong tiểu thuyết Adventures of Huckleberry Finn của văn hào Mark Twain. Nhà văn Percival Everett kể lại góc nhìn của Jim, người bạn đồng hành của Huck bị bắt làm nô lệ trong chuyến du lịch mùa Hè. Trong James, Percival Everett đã trao cho nhân vật của Jim một tiếng nói mới, minh họa cho sự phi lý của chế độ chủng tộc thượng đẳng, mang đến một góc nhìn mới về hành trình tìm kiếm gia đình và tự do.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.