Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Tản Mạn Về Y Khoa

20/01/200600:00:00(Xem: 8278)
- Tuần này lang tôi xin mời độc giả thưởng thức những cảm nghĩ của con bệnh và bác sĩ về sức khỏe, đau ốm, trị liệu do người bạn đồng khóa diễn tả- BS Nguyễn Ý Đức.

Y khoa chắc là đã có từ khi có loài người, từ khi ta biết nhận xét và suy nghĩ.

Con người nguyên thủy đã thấy bệnh tật, chết chóc, muốn ngăn cản bệnh tật để kéo dài cuộc sống. Y khoa tiến triển cùng với sự khai phóng của tư tưởng và sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

Y khoa nguyên thủy dựa vào thần linh, trong khi đó, dân gian tích lủy kinh nghiệm trong việc săn sóc sức khỏe hằng ngày, tạo nên một nền y học cổ truyền. Sự tiến bộ của loài người là do biết quan sát và suy luận đúng, nghĩa là làm việc đúng phương pháp. Nhờ vậy mà khoa học tiến bộ, chúng ta làm được những việc mà cách nay dăm bẩy chục năm ta không ngờ có thể làm được

Năm 1964, trong chiến tranh, tôi làm công tác dân sự vụ, đến khám bệnh cho đồng bào tại một làng hẻo lánh trên núi thuộc quận Trà Bồng, tỉnh Quảng ngãi. Đó là một làng thượng, dân chúng sống trên nhà sàn, nuôi heo gà ở dưới. Họ đóng khố hoâc mặc váy, ở trần, da đen xạm, nhiều người bị bệnh sốt rét kinh niên, trẻ em phần nhiều trần truồng, bụng ỏng bị bệnh ngòai da, ghẻ lở…

Tôi thấy một người đàn ông ngồi quay mặt vào vách, đối diện một ngọn đèn, hai tay ôm chặt một con gà, miệng liên thục thét lên những tiếng thét đơn điệu và ghê rợn. Con gà sợ hãi, muốn chạy nhưng không nhúc nhích được, quay đầu ngơ ngác hết nhìn ngọn đèn lại nhìn ông thầy cúng. Tôi biết là ông thầy đang đuổi tà ma và muốn hối lộ thần linh bằng con gà để cầu xin sức khỏe hay sự sống cho một người dân trong làng.

Tôi khám bệnh phát thuốc cho đồng bào rồi ra về trong khi ông thầy vẫn tiếp tục la hét. Trong đầu óc của một bác sĩ trẻ, tôi muốn đem y khoa cơ bản giới thiệu cho một dân tộc miền núi nhưng có lẽ chẳng có tác dụng gì.

Cuộc sống xoay vần, cách nay không lâu tôi được thăm bệnh cho một vị có tuổi. Ông cho biết vì đi đánh cá, phải ngâm mình dưới sông lâu ngày nên bị “nóng gan và lạnh bao tử”.

Đối với lý luận tây phương, câu nói trên rất mâu thuẫn. Một bác sĩ Mỹ sẽ không thể nào hiểu được tại sao nước lại làm “nóng” một bộ phận trong khi làm “lạnh” một bộ phận khác! Tôi hiểu nói ”nóng” hoặc “lạnh” không ngụ ý nhiệt độ cao hay thấp mà ngụ ý có sự mất quân bình, nghĩa là bất thường. Đây là di tích của quan niệm về “âm-dương” trong y học cổ truyền.

Đông y xếp gan và bao tử vào hai nhóm bộ phận đối lập nhau cho nên một yếu tố có thể làm “nóng” bộ phận này trong khi lại làm “lạnh” bộ phận khác. Suy luận theo kiểu nhị nguyên là một phương pháp nhưng áp dụng như thế nào lại là vấn đề khác. Trong vũ trụ và trong sức khỏe luôn luôn có sự họat động của hai yếu tố bình thường và bất thường, đúng và sai, khỏe và yếu, lành và bệnh…Y học cổ Trung hoa có tính chất tiên thiên nghĩa là phát xuất từ một quan niệm (âm-dương).

Y khoa khoa học phát xuất từ sự quan sát thực tế, từ đó phân tích rồi tổng hợp để lập nên một hệ thống có thể áp dụng cho mọi trường hợp. Để giải quyết một vấn đề y khoa tức là chữa bệnh thì phải biết vấn đề là gì, vấn đề ở đâu, tại sao lại xảy ra, nghĩa là phải mổ xẻ, phân tích tìm nguyên nhân rồi tìm cách lọai bỏ nguyên nhân thì mới có thể lấy lại được sức khỏe. Không thể đương nhiên quy cho “gan” hay “thận” mà không xem xét và chứng minh, không thể nói “nóng” hay “lạnh” chung chung nhất là khi không biết “gan” hay “thận” nằm ở đâu, làm việc gì, và “nóng” hay “lạnh” là như thế nào.

Vì vậy đứng trước một trường hợp đau bụng, người bác sĩ sẽ cần biết đau bắt đầu từ bao giờ, đau ở chỗ nào trên bụng, đau nhiều hay ít, đau quặn từng cơn hay liên tục, đau ban ngày hay ban đêm, đau khi no hay khi đói, cái gì làm đau thêm cái gì làm bớt đau và nhiều chi tiết khác nữa…Bác sĩ sẽ luợng giá các dữ kiện, từ cách thu thập thông tin có đúng phương pháp hay không, nguồn tin có đáng tin cậy hay không, để tiếp theo đó nối kết các sự việc lại với nhau, tìm cách gỉai thích các triệu chứng xảy ra cho người bệnh tức là làm chẩn đóan.

Trong thực tế, bác sĩ sẽ nghĩ đến một số khả năng gây bệnh, suy luận dựa trên những kiến thức đã được công nhận tức là khoa học để tìm xem khả năng nào đúng hơn cả và làm một số xét nghiệm để kiểm chứng, xác nhận chẩn đoán đúng, lọai bỏ chẩn đoán không phù hợp. Chẩn đoán hay sự đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh càng chính xác thì sự điều trị càng có hiệu qủa. Trong y khoa, chẩn đoán chính xác là điểm chính, sự điều trị sẽ đương nhiên xảy ra tùy thuộc vào chẩn đoán.

Người bệnh thường chỉ quan tâm đến kết quả mà không để ý đến chẩn đóan, không muốn làm các xét nghiệm phức tạp, phải đi lại nhiều lần… Họ muốn đạt kết quả dễ dàng, nhất là họ còn quen với đông y bắt mạch có thể gọi ra bệnh, uống một thang thuốc khỏi nhiều chứng bệnh.

Điều khó đối với bệnh nhân của chúng ta là sự hợp tác với điều trị. Một bệnh nhân bị tiểu đường, cao áp huyết và cao mỡ trong máu được cho thuốc đầy đủ nhưng không uống. Ngược lại, ông đọc báo, mua thuốc quảng cáo trên báo để tự chữa. Hơn nửa năm sau ông trở lại, cho biết rằng chiều hôm trước ông bị đau ngực, đau lan ra tay trái, đau muốn xỉu, định đi cấp cứu nhưng lại thôi.

Tôi thăm khám và cho biết rằng ông bị đau tim, có nhiều khả năng là bị nhồi máu cơ tim và khuyên ông vào bệnh viện. Ông không tin rằng bị đau tim, cho rằng “hôm qua ‘ăn đồ mát’ nên bị ‘hàn’ mà thôi”. Ông già 67 tuổi, ngồi trên bàn khám bệnh, đung đưa hai chân, cười và nói “Hôm nay tôi khỏe rồi, bây giờ vật hai con trâu cũng chết!”.

Đây là phản ứng tự nhiên, người bệnh thường chối bỏ bệnh tật của mình, tìm cách giải thích sự việc một cách chủ quan, gắn hai việc không liên quan lại với nhau. Tôi rất tiếc rằng ông đã bỏ lỡ cơ hội điều trị, đã tự mua thuốc quảng cáo để uống nên bệnh không khỏi và đã bị biến chứng. Dù sao bây giờ ông cũng nghe lời tôi vào bệnh viện. Ông đã được mổ tim, thay thế các mạch máu bị tắc bằng các mạch máu lành, ông đã khỏe và đã về nhà. Bây giờ thì ông chịu điều trị theo y khoa, tuy rằng hơi trễ.

Một số người không nghe theo sự hướng dẫn của thầy thuốc vì không muốn tùy thuộc vào người khác. Đàn ông không muốn đi khám bệnh vì không muốn cho rằng mình là “yếu”. Khi bị bệnh họ cũng muốn tự chữa lấy. Đàn bà hay nghe lời khuyên của bạn bè. Họ tin bạn bè hơn tin bác sĩ, nghe bạn bè mách thuốc và tự chữa, dùng những phương tiện tự tìm kiếm được. Tinh thần làm chủ bản thân là tốt nhưng phải làm chủ bản thân như thế nào cho hợp lý.

Một ông bị tiểu đường nhưng không bao giờ chịu uống thuốc theo lời chỉ dẫn. Khi bảo phải uống 2 viên thì ông chỉ uống 1 viên, khi bảo phải uống 4 viên thì ông chỉ uống 2 viên! Sau một thời gian ông thấy mờ mắt, đi khám mắt, được biết là đã bị biến chứng của tiểu đường ở mắt. Từ đó, ông thấy sợ nhưng đã trễ.

Một bà bị cao áp huyết nhưng không uống thuốc đầy đủ nên áp huyết không xuống được đến mức bình thường. Bà tự nuôi bệnh. Sau nhiều năm, bà bị tai biến mạch máu não, bị liệt nửa người, phải nằm bệnh viện. Từ đó bà biết sợ nên uống thuốc đều đặn và giữ áp huyết ở mức bình thuờng một cách dễ dàng. Rất may bà phục hồi gần hoàn toàn và đi làm việc lại được; bà có ý chí phấn đấu rất lớn, đã đi bộ đến chỗ làm và đi bộ về để luyện tập. Nhờ vậy mà đến nay, sau 5 năm, bà vẫn khỏe mạnh.

Những người đó đều phải trả giá đắt cho kinh nghiệm của mình. Nhưng cũng có những người đã không có may mắn để rút kinh nghiệm vì họ đã mất!

Tuy hỏi bệnh sử và thăm khám cơ thể bao giờ cũng là bước đầu không thể bỏ qua được, y khoa ngày nay còn cần tìm hiểu sâu về những gì xảy ra trong cơ thể, về những gì mà mắt không nhìn thấy được, tay không sờ thấy được.

Khoa sinh hóa học cho phép đo lường nhiều chất trong máu, ngay cả khi chúng chỉ hiện diện với nồng độ rất nhỏ. Ngày nay ta có thể đếm hoặc đo lường cả khối lượng siêu vi trong một đơn vị máu để định bệnh và theo dõi kết quả điều trị.

Khoa học tạo hình có thể chụp được những bộ phận sâu trong cơ thể rõ ràng như thấy tận mắt, điều mà ngày xưa ta phải mổ ra mới thấy được.

Như vậy, thử máu hoặc chụp hình là những xét nghiệm cần thiết, nhiều khi không thể không có được nếu muốn biết rõ về sức khỏe và bệnh tật. Những người bị tiểu đường cần biết lượng đường trong máu để điều chỉnh liều lượng thuốc vì đường thường xuyên thay đổi. Những người bị bệnh gan, thận, cần thử máu để theo dõi tiến triển của bệnh đối phó thích đáng. Một số người sợ thử máu vì cho rằng lấy hết máu, lấy mất sinh khí. Lấy 20-30 phân khối máu không có nghĩa gì đối với khối lượng máu của cơ thể vốn rất nhiều hơn thế và lại được tái tạo mỗi ngày.

Tuy khoa học tiến bộ nhưng không phải là chúng ta có thể biết tất cả và làm được tất cả. Có người nghĩ đơn giản, tưởng rằng thử máu là biết đựơc tất cả. Thử máu hay làm xét nghiệm nói chung cũng chỉ là đặt câu hỏi, ta hỏi về cái gì thì được trả lời về cái ấy. Thử máu không thể cho biết tất cả vì có thứ thử máu thấy, có thứ thử máu không thấy.

Có người lại nghĩ rằng thử máu biết được ung thư. Thử máu có thể biết được ung thư tế bào máu mà không biết được các loại ung thư khác. Ngay cả ung thư máu cũng có khi thử máu không thấy mà phải lấy mẫu tủy là bộ phận làm ra máu mới chẩn đóan được.

Hiện chưa có cách thử máu nào biết được ung thư. Không có ung thư nói chung. Ung thư phải là ung thư của một bộ phận nào, thí dụ ung thư gan, phổi, cổ tử cung… Chẩn đoán ung thư dựa vào tế bào nghĩa là lấy mẫu của bộ phận nghi bị ung thư để khảo sát dưới kính hiển vi. Trong một vài trường hợp có xét nghiệm có tính chất hướng dẫn khiến ta đi tìm thêm về ung thư. Thí dụ trong bệnh của tiền liệt tuyến, nếu xét nghiệm PSA cao quá giới hạn khiến nghi ngờ có thể có ung thư tiền liệt tuyến thì có thể sinh thiết, lấy mẫu tiền liệt tuyến để tìm xem có ung thư hay không.

Tóm lại con người là một bộ máy cao cấp, cao hơn bất cứ bộ máy nào khác. Tiến bộ của khoa học giúp ta định bệnh và chữa bệnh mỗi ngày một tốt hơn. Vì khoa học tiến triển nên y khoa mỗi ngày một trở nên phức tạp, cần nhiều thời gian học tập và huấn luyện để có kiến thức và sử dụng kiến thức đúng phương pháp. Nói như thế không phải là đề cao vai trò của người thầy thuốc và chia cách thầy thuốc với bệnh nhân.

Đến đây tôi xin trở lại ý niệm về làm chủ bản thân. Chữa bệnh là một sự hợp tác hai chiều. Thầy thuốc là người biết về chuyên môn, làm cố vấn về sức khỏe. Bệnh nhân là người nhận sự điều trị, có quyền biết về tình trạng sức khỏe, bệnh tật và cách điều trị bệnh tật của mình.

Bệnh nhân làm chủ khi hiểu biết và hợp tác với sự điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Văn Đích

Atlanta- Georgia.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 4 năm 2024, một phụ nữ ở Sacramento, California, Mỹ bị ngộ độc chì nghiêm trọng và tử vong sau khi sử dụng thuốc mỡ trị trĩ của Việt Nam có tên “Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu”. Thử nghiệm thuốc mỡ bôi trĩ này cho thấy nó chứa 4% chì (cứ 100 gram thuốc thì có 4 gram chì), đây là lượng rất nguy hiểm. Chì là một chất kim loại nặng độc hại cho cơ thể. Tiếp xúc với bất kỳ lượng chì nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.