Hôm nay,  

DNA Testing Và Di Trú: Thiết Lập Mối Quan Hệ Gia Đình

6/28/201400:00:00(View: 6918)
Thử DNA ngày càng phát triển phổ biến, là cách để xác minh mối quan hệ cho mục đích nhập cư. Mặc dù thử quan hệ họ hàng không phải lúc nào cũng cho kết quả 100%, nhưng DNA được xem là cách thử có tính xác thực nhất để xác định mối quan hệ thân thuộc giữa hai người. DNA (deoxyribonucleic acid) lần đầu tiên được tiến hành trong việc điều tra tội phạm vào năm 1988. Năm 1996, Viện Nghiên Cứu Quốc Gia (NRC)tuyên bố rằng thử DNA đã tiến triển tới mức không thể nghi ngờ việc thừa nhận các dữ liệu thu thập và phân tích chính xác của nó.

Năm 2000, Sở Di Dân và Nhập tịch (INS) đã thành lập chính sách đầu tiên cho việc thử DNA. Khi những hồ sơ bảo lãnh không đủ giấy tờ hoặc bằng chứng để thiết lập mối quan hệ gia đình, thử DNA là việc phải làm. Khi người bảo lãnh và người được bảo lãnh ở hai quốc gia khác nhau, thử DNA là một quá trình khá phức tạp.

TIẾN TRÌNH THỬ DNA

Vào từng giai đoạn phát triển, mỗi tế bào trong cơ thể chứa DNA giống nhau – 1 nữa từ cha và 1 nữa từ mẹ. Điều này làm cho việc định đoạt và thử DNA của một người dễ dàng hơn. Bài thử có thể áp dụng trên bất cứ tế bào nào của con người, bao gồm các tế bào xốp lấy từ gò má, nang tóc và máu. Khi mối quan hệ họ hàng giữa hai cá thể được xác định qua việc thử DNA, hồ sơ di truyền của họ được so sánh để thấy được nếu họ cùng chung mẫu di truyền trong một kết luận tỷ lệ thống kê đáng tin cậy nhất. Tiến trình bắt đầu với mẫu DNA cá nhân (gọi tắt là “mẫu tham khảo”). Phương pháp được ưa chuộng nhất là sử dụng miếng gạc ngay vùng má (điều này làm giảm khả năng lây nhiễm). Ngoài ra, các phương pháp khác cũng được sử dụng như thu thập mẫu máu, nước bọt, tinh dịch hay các mẫu chất lỏng thích hợp khác hoặc mô từ vật dụng cá nhân (như bàn chải đánh răng, dao cạo râu…) hoặc từ các mẫu dự trữ (như ngân hàng tinh trùng, mô sinh thiết). Mẫu tham khảo được phân tích để tạo nên hồ sơ cá thể DNA sử dụng một trong những con số kỹ thuật. Hồ sơ DNA sau đó được so sánh đối chiếu với mẫu xác minh cho thấy bộ di truyền có trùng khớp hay không.

Khi cơ quan USCIS xác định rằng họ không có đầy đủ bằng chứng để xác định mối quan hệ, họ có thể yêu cầu người bảo lãnh và người được lãnh làm một thử nghiệm DNA. Lưu ý rằng các đại sứ quán không thể yêu cầu xét nghiệm DNA để chứng minh sự không trong sạch của một mối quan hệ, ví dụ, nếu nhân viên lãnh sự nghi ngờ rằng hai vợ chồng có cùng huyết thống.

blank
LS Nguyễn Lê Thiên Trang

Sau đây là năm bước mà người bảo lãnh cần làm theo khi lãnh sự yêu cầu thử DNA.

Bước 1: Lựa chọn một phòng lab thử DNA được công nhận bởi AABB (American Association of Blood Banks). Khi nhận được thông báo yêu cầu thử DNA, người bảo lãnh cần chọn một phòng thí nghiệm được công nhận của Hiệp hội Ngân hàng Máu Hoa Kỳ (AABB), có thể tìm tại trang web chính thức của AABB tại: www.aabb.org/Pages/Homepage.aspx. Đại sứ quán chỉ có thể chấp nhận bộ thử nghiệm từ các phòng thí nghiệm được công nhận! Các phòng thí nghiệm thường đòi hỏi trả tiền trước; sau đó sẽ sắp xếp một cuộc hẹn để thử nghiệm.


Bước 2: Thu thập mẫu DNA. Việc xét nghiệm sẽ được thi hành dưới sự giám sát của những phòng lab do AABB công nhận. Người bảo lãnh không nên trực tiếp nhận bộ hồ sơ kết quả, kể cả người được bảo lãnh. Tại cuộc hẹn, nhân viên sẽ phết một tế bào trong miệng (vùng má). Sau đó, phòng xét nhiệm phải nộp trực tiếp tới lãnh sự Mỹ nơi người thân/người được lãnh được kiểm tra.

Bước 3: Liên lạc với đương đơn. Khi Đại sứ quán Mỹ nhận được bộ DNA từ phòng thí nghiệm ở Mỹ, họ sẽ liên lạc với người xin visa cần cung cấp mẫu thử DNA, và làm một cuộc hẹn với anh ta/cô ta.

Bước 4: Nộp lệ phí trước khi làm hẹn. Trước cuộc hẹn, người lãnh/được lãnh phải thu xếp chi trả cho việc thu thập trực tiếp với bảng lệ phí liên quan đến thử DNA. Họ phải mang hoá đơn theo tới cuộc hẹn tại Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán. Nếu quên mang theo hoá đơn sẽ được hẹn lại lần khác.

Bước 5: Mang những hồ sơ cần thiết. Tất cả những chứng cứ DNA của người xin visa được trình bày với bộ phận lãnh sự của Đại sứ quán Mỹ bởi bác sĩ chỉ định hoặc kỹ thuật viên y tế và được chứng kiến bởi các nhân viên Đại sứ quán quản lý quá trình này. Người nộp đơn phải mang những giấy tờ sau đây khi đến cuộc hẹn:

1. Passport và 2 bản copy của passport. Nếu đương đơn là người tị nạn hoặc thành viên trong gia đình tị nạn, hoặc đang xin lãnh sự giấy khai sinh ở nước ngoài mà không có passport, anh/ chị nên mang thêm mẫu đơn có ảnh nhận diện kèm 2 bản copy.

2. 2 tấm hình passport.

3. Thư của lãnh sự đề nghị thử DNA.

4. Hoá đơn thanh toán của bác sĩ thử DNA.

Sau khi thu thập, Đại sứ quán sẽ gởi bộ thử (the test kit) lại cho phòng thí nghiệm ở Mỹ để phân tích. Sau đó, cơ quan này sẽ gởi kết quả trực tiếp tới Đại sứ quán Mỹ. Phòng thí nghiệm sẽ không gởi bản copy kết quả tới người bảo lãnh hay luật sư của người bảo lãnh, trừ khi bản copy được yêu cầu đặc biệt. Một khi Đại sứ quán hay lãnh sự nhận được kết quả, đương đơn sẽ được liên lạc để tiếp tục các bước xin visa kế tiếp.

Thử DNA cho người nhập cư không phải là một đòi hỏi hoặc điều kiện tiên quyết; nó là một cơ hội. Khi trong phạm vi tội phạm, thử DNA có thể giúp kết án tù hoặc miễn tội với sự chính xác lớn, thì trong việc nhập cư, thử DNA là bằng chứng hùng hồn nhất trong việc chứng minh mối quan hệ gia đình. Bởi vậy, khi thiếu giấy tờ hoặc bằng chứng, thử DNA là biện pháp hữu ích nhất để tránh việc hồ sơ bảo lãnh bị từ chối.

Disclaimer: bài viết này chỉ cung cấp thông tin chung và không nhằm tư vấn cho một cá nhân nào. Mọi thắc mắc xin liên lạc luật sư Nguyễn Lê Thiên Trang tại (713)789-8010 hoặc email: [email protected]

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tài liệu ghi chép lịch sử Tòa Bạch Ốc cho biết, khi nhân viên dưới thời chính quyền của Woodrow Wilson chuẩn bị dời vị trí của Vườn Hồng, họ nhìn thấy hồn ma của cố Đệ Nhất Phu Nhân Dolley Madison, phu nhân của cố Tổng thống đời thứ tư của Mỹ James Madison. Thế là, để “xoa dịu” bà Madison, họ quyết định không di dời nữa và Vườn Hồng ở nơi đó cho đến tận bây giờ. Ông Jeremiah Jerry Smith làm việc trong Toà Bạch Ốc dưới thời của chính quyền Tổng Thống Ulysses S. Grant vào cuối những năm 1860. Trong suốt 35 năm, ông là một người hầu, quản gia, đầu bếp, gác cửa, dọn dẹp văn phòng. Smith là người được các ký giả, người viết sách tìm đến khi họ muốn biết về tin tức hoặc chuyện hậu cung. Theo tài liệu lịch sử của White House, ông Smith nói từng nhìn thấy hồn ma của Lincoln, Grant, McKinley và một số đệ nhất phu nhân từ năm 1901 đến 1904.
Trong nhóm bạn bè khá thân, chúng tôi có một cặp bạn - anh chồng là người tốt bụng, dễ mến; anh yêu vợ, nhưng lại có tình ý với một người khác. Khi bạn bè nhắc, anh luôn trả lời chắc nịch: “Vợ tôi đơn giản lắm, bả ấy chẳng để ý, cũng chẳng hay biết gì đâu.”Cô vợ cũng là bạn tôi, một người hiền lành, tử tế. Khi nghe tiếng gần tiếng xa, bạn chỉ cười nhẹ nhàng: “Mình chẳng muốn biết, biết chi cho mệt, cứ nhắm mắt, rồi mọi chuyện cũng qua thôi.”
Thế giới vừa điên đảo vì Trump 2.0 lại phải lo đối phó với Trung Quốc 2.0. Trung Quốc 1.0 là công xưởng quốc tế dựa vào giá nhân công rẻ và giá trị gia tăng thấp để sản xuất các hàng hóa tiêu dùng trong dạng Bộ Ba Cũ: (1) quần áo, đồ chơi trẻ em…; (2) vật dụng trong nhà như bàn ghế, tivi, tủ lạnh…(3) đồ điện tử gồm điện thoại cầm tay, máy điện toán,…) Trung Quốc 1.0 kéo dài 25 năm bắt đầu từ lúc Đổi Mới thập niên 1990 cho đến giữa thập niên 2010...
Giữa lúc các cơ quan báo chí, các tập đoàn truyền thông lớn khác chọn “sự trung lập” và cố gắng “nương tay” với các chính trị gia và chính quyền, thì Stephen Colbert chọn sự trung thực, kiên định, xem tuyên ngôn “trung lập” theo lý thuyết báo chí là vở kịch hài không hợp thời cuộc. Ông châm biếm, chỉ trích không thương tiếc những quyết định vi hiến, những phát ngôn dối trá của chủ nhân Tòa Bạch Ốc.
Những người đấu tranh cho quyền hợp pháp của di dân có trong Tu chính án thứ Tư và thứ Năm của Hiến Pháp, vui mừng gọi phán quyết của chánh án liên bang hôm thứ Sáu 11/7 là “chiến thắng.” Chánh án Maame E. Frimpong ra phán quyết các cảnh sát di trú ở Nam California phải tạm dừng việc bắt giữ, tra hỏi di dân chỉ dựa vào chủng tộc hoặc ngôn ngữ Tây Ban Nha. Nhưng Jaime Alanís Garcia, 57 tuổi, người làm việc ở nông trại Glass House Farms, quận Ventura 10 năm, đã không có cơ hội vui với chiến thắng tạm thời này. Với ông, và gia đình ông, tất cả đã quá muộn. ICE đã thực hiện cuộc đột kích quy mô lớn ở nông trại Glass House Farms gần Camarillo, quận Ventura hôm thứ Năm 10/7. Đoạn video ghi lại cảnh những chiếc xe bọc thép có chữ Police rượt đuổi theo nhóm nông dân tháo chạy hoảng loạn. Càng chạy, xe càng lao tới, bất kể có người đang cố bám vào đầu xe để chặn bánh xe lăn. Súng hơi, đạn cay mù mịt trên cánh đồng từng rất yên ả với những cây cà chua, dưa leo, và cây cannabis có giấy phép.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đe dọa áp đặt mức thuế cao hơn nữa đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là dược phẩm. Thông qua các vòng đàm phán mới, EU hiện đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn nguy cơ này. Tuy nhiên, triển vọng đạt được thỏa thuận vẫn rất mong manh, trong khi mức thiệt hại kinh tế dự kiến đối với EU có thể lên đến khoảng 750 tỷ đô la, một con số khổng lồ.
Rạng sáng thứ Bảy, tại Rafah, một em bé 12 tuổi – chưa xác định tên – bị bắn chết ngay tại chỗ hôm 12 tháng 7, khi em đang cố len lỏi tiến lên rào sắt để nhận phần lương thực cho gia đình. Cùng hôm đó, hơn ba mươi người khác gục xuống giữa bụi cát và khói đạn, trong lúc chen chúc tại điểm phát thực phẩm của một tổ chức mang tên Gaza Humanitarian Foundation (GHF).Trước đó, tại trại Nuseirat, sáu trẻ em – có em chỉ độ sáu tuổi – trúng pháo kích thiệt mạng khi đang hứng nước vào ca. Trong tay các em không có đá, không có súng… chỉ có chiếc bình nhựa, vài mẩu bánh mì chưa kịp đem về nhà. Giữa cảnh Gaza bị phong toả hoàn toàn, dân chúng đói khát, bệnh tật, kiệt sức… thì chính phủ Hoa Kỳ chọn rót ba mươi triệu Mỹ kim cho GHF – một tổ chức tư nhân, lập ra vội vã, không kinh nghiệm, không kế hoạch, không kiểm toán, không ai giám sát.
Có một câu hỏi đã ám ảnh tôi suốt gần mười năm: Làm sao mà một nửa nước Mỹ nhìn Donald Trump mà không thấy ông ta đáng ghê tởm về mặt đạo đức? Một người luôn nói dối, gian lận, phản bội, tàn nhẫn và tham nhũng một cách công khai như vậy mà hơn 70 triệu người vẫn chấp nhận ông ta, thậm chí còn ngưỡng mộ. Việc gì đã khiến cả một xã hội trở nên chai lì về mặt đạo đức như vậy? Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện. Câu chuyện này, phần lớn dựa trên tư tưởng của nhà triết gia đạo đức Alasdair MacIntyre, một người mới qua đời vào tháng Năm vừa rồi, thọ 94 tuổi. Ông là một trong những nhà trí thức lớn hiếm hoi dám đào tận gốc sự suy đồi đạo lý của thế giới Tây phương, và của nước Mỹ hiện nay.
Donald Trump không giống như các vị tổng thống tiền nhiệm. Ông từng úp mở chuyện tái tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, khiến không ít đối thủ phải giật mình. Nhưng trước mắt, Trump đang phải đối mặt với một quy luật lịch sử đã từng làm khó các vị Tổng thống khác: lời nguyền nhiệm kỳ hai. Từ trước đến nay, có đến 21 Tổng thống Mỹ bước vào nhiệm kỳ hai, nhưng không một ai đạt được thành tựu tương đương như giai đoạn đầu tiên. Thành tích nhiệm kỳ hai thường tụt dốc – từ thiếu sức sống, mờ nhạt cho đến những giai đoạn đầy biến động hoặc thậm chí thảm khốc. Người dân không còn hài lòng, tổng thống bắt đầu mệt mỏi, và không còn hướng đi rõ ràng cho tương lai.
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.