Hôm nay,  

Kế Hoạch Rút Quân Khỏi Việt Nam Của Kennedy Là Một Sự Kiện Chứ Không Phải Một Suy Đoán

05/06/201611:11:00(Xem: 7664)

KẾ HOẠCH RÚT QUÂN KHỎI VIỆT NAM CỦA KENNEDY

LÀ MỘT SỰ KIỆN CHỨ KHÔNG PHẢI MỘT SUY ĐOÁN

JFK’s Vietnam Withdrawal Plan Is a Fact, Not Speculation

 

James K. Galbraith

 

blank

 

LỜI GIỚI THIỆU - Có một số người cho rằng Mỹ đã lật đổ ông Diệm vì ông Diệm không “chấp thuận” cho quân Mỹ vào Việt Nam. Và như một hệ luận, họ cũng cho rằng sau chính biến 1-11-1963, sự kiện quân đội Mỹ ào ạt đến Việt Nam tuy đã mở rộng chiến tranh nhưng cuối cùng Việt Nam Cọng Hòa vẫn  sụp đổ vào tháng 4 năm 1975, đã chứng minh rằng chọn lựa “không cho quân Mỹ vào” của ông Diệm là đúng,  mà phải như thế mới có thể thắng được quân đội của Cọng sản Bắc Việt, để  bây giờ không phải “tị nạn”tại Mỹ! “Còn Cụ thì không mất nước”, họ cố thuyết phục nhau như thế!

 

Điều này là không đúng. Sự thật là Mỹ không muốn đưa thêm quân vào VN, nơi họ đã có 17.000 “cố vấn”. Ngược lại là khác, từ đầu tháng 10-1963, sau thất bại chính trị-quân sự thê thảm tại Vịnh Con Heo (Cuba, 1961) và trước bầu cử Tổng thống Mỹ  (1964), ứng viên Tổng thống tương lai John F. Kennedy đã không muốn lao vào một cuộc phiêu lưu chính trị-quân sự viễn chinh nào nữa, nên đã chấp thuận một kế hoạch rút quân ra khỏi Việt Nam, mà đợt đầu là 1,000 “cố vấn” vào ngay cuối năm 1963 đó.

 

Thật vậy, trong các tài liệu của chính phủ Mỹ được giải mật, có một Biên bản buổi  họp (minutes of the meeting [1]) và một cuộn băng ghi âm (tape [2]) chi tiết nội dung buổi họp nầy tại Phòng Bầu dục tòa Bạch Ốc vào ngày 5 tháng 10 năm 1963. Cả hai chứng liệu nầy đã chứng minh là vào ngày đó, TT Kennedy đã chấp thuận kế hoạch rút quân khỏi Việt Nam, mà cụ thể là bắt đầu rút 1,000 “cố vấn” vào tháng 12 cùng năm, với lý do vì không còn cần thiết nữa (“… they are no longer needed.”). Như vậy, kế hoạch rút quân đã được Tổng thống Mỹ chuẫn thuận gần một tháng trước khi có cuộc chính biến lật đổ ông Diệm xảy ra. Tiếc rằng kế hoạch đó chưa được triển khai thì TT. Kennedy đã bị ám sát.

Mỹ đã rút quân ra thì ông Diệm có lý do gì mà “chống Mỹ đổ quân vào đến nỗi bị Mỹ lật đổ”? Do đó, nếu ông bà Nhu có chống Mỹ thì cũng chỉ là chống ngoài miệng thôi, để che dấu và phục vụ cho một ý đồ khác vốn đã bắt đầu, ít nhất, từ đầu năm1963, trước cả biến cố cấm treo Phật kỳ vào dịp Phật Đản tại Huế!

 

Ngoài ra, trong quá trình truy tầm nguyên nhân dẫn đến chính biến 1963, luận điểm của những người cho rằng “ông Diệm chống Mỹ nên bị Mỹ lật đổ” đã cố tình bỏ qua những yếu tố nội bộ của Việt Nam (như sự chống đối càng lúc càng quyết liệt và lan rộng của đảng phái, của quân đội, của Phật giáo, như tình hình an ninh suy thoái, như ý đồ thỏa hiệp với Hà Nội, …) mà chỉ xoáy mạnh vào mỗi cái gọi là “yếu tố Mỹ” mà thôi vốn nó đã là một luận điểm phi logic, sai  lịch sử và không lương thiện rồi. Nay thì chính “yếu tố Mỹ” què quặt độc nhất đó cũng chỉ là một ngụy tạo không hơn không kém thì luận điểm đó còn có giá trị gì nữa!

 

Tuy nhiên, nếu phải đưa ra một giả thuyết để lý giải thái độ chống Mỹ khó hiểu của anh em ông Diệm lúc đó thì phải là hành động nầy được phát động để phối hợp với (và tiếp sức cho) một kế hoạch thỏa hiệp với Hà Nội đang được xúc tiến. Thật vậy, sau Tết Nguyên đán năm1963 với cành đào của ông Hồ Chí Minh gửi tặng ông Diệm, ông Nhu gặp Phạm Hùng và/hoặc Trần Độ; giữa tháng 5, ông Nhu tuyên bố với UPI muốn Mỹ rút một số cố vấn; rồi những vận động của Đại sứ Pháp Lalouette, Đại sứ Ấn Độ Goburdhun và Khâm mạng Tòa Thánh Salvatore d’Asta để 3 tháng sau, ngày 25-8-1963, ông Nhu gặp Đại diện Ba Lan Mieczyslaw Maneli, người đóng vai trò trung gian giữa Hà Nội và Sài Gòn, mở đầu cho một ý đồ thỏa hiệp dang dỡ vì bị chính biến 1-11-1963 đập tan.

Dùng Mỹ tháu cáy Hà Nội, lại dùng Hà Nội để dọa Mỹ, ván bài “xì tố” xảo trá của anh em ông Diệm, đơn phương bí mật chơi tay ba với “đồng minh” và “kẻ thù”, bất chấp Hiến Pháp VNCH, bất chấp 700 nghìn tín đồ Công giáo di cư vào Nam, và bất chấp lập trường chống Cọng của quân dân miền Nam, cuối cùng đã quật ngược lại gia đình họ Ngô.

Giả thuyết nầy logic hơn, bám sát thực tế lịch sử hơn, và lương thiện hơn cái luận điệu ông Diệm “chống Mỹ đổ quân” rất nhiều.

-- o0o --

 

Năm 2003, sau khi thu thập và đối chiếu tất cả các tài liệu đã được giải mật, nhất là phát hiện ra nội dung của buổi họp tại Phòng Bầu dục ngày 5-8-1963, Giáo sư James Galbraith đã viết một tiểu luận hơn 8,000 từ chứng minh rằng trong năm 1963, TT Kennedy đã có kế hoạch rút quân khỏi Việt Nam. Tựa đề bài tiểu luận là “Exit Strategy: In 1963, JFK ordered a complete withdrawal from Vietnam(Chiến lược Rút ra: Năm 1963, JFK đã ra lệnh rút hết toàn bộ khỏi Việt Nam), đăng trên tạp chí Boston Review, số tháng October/November, năm 2003.

 

Tiểu luận nầy được nhiều học giả phản hồi, đồng ý cũng nhiều nhưng có một số không đồng ý. Sau mười năm, tưởng vấn đề đã được giải tỏa, nhưng vào ngày 21-11-2013, The Nation lại đăng một bài của nhà báo Rick Perlstein, tựa đề là “Kennedy Week: JFK’s Uncertain Path in Vietnam” và đặt câu hỏi: “Did Kennedy intend to bring an end to the Vietnam War after his re-election?”(Ông Kennedy có định chấm dứt chiến tranh Việt Nam sau khi được tái đắc cử không?) để phản biện lập luận và chứng cớ của Giáo sư Galbraith.

Ngay ngày hôm sau, Giáo sư Galbraith trả lời bằng bài viết dưới đây.

 

[Kevin Trần dịch từ JFK’s Vietnam Withdrawal Plan Is a Fact, Not Speculation - A response to Rick Perlstein, The Nation, November 22, 2013:

http://www.thenation.com/article/jfks-vietnam-withdrawal-plan-fact-not-speculation/  ]

 

KẾ HOẠCH RÚT QUÂN KHỎI VIỆT NAM CỦA KENNEDY

LÀ MỘT SỰ KIỆN CHỨ KHÔNG PHẢI MỘT SUY ĐOÁN

Trả Lời Rick Perlstein

 

blank

 

Mười năm sau những bài viết của tôi về quyết định của JFK vào tháng Mười năm 1963 để rút quân lực Mỹ ra khỏi Việt Nam, Rick Perlstein đã ráng đưa ra một phản biện. Kỷ thuật của ông ta là thừa nhận luận điểm, nhưng rồi trình bày sai bối cảnh, phủ nhận tầm quan trọng và vấy bùn lên đống lộn xộn đó bằng những câu văn đầy khinh miệt.

 

Tiểu luận của tôi trên Boston Review [“Exit Strategy…] và Salon xác lập rằng đã có kế hoạch rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam vào cuối năm 1965. Và rằng Tổng thống Kennedy đã quyết định thực hiện kế hoạch đó. Vào năm 2003, sự xác lập nầy đã gây nhiều tranh cải. Nhiểu sử gia phủ nhận nó. Ngoại trừ Peter Dale Scott, John Newman, và Arthur Schlesinger. Ba vị nầy đã đúng, và những tài liệu và băng ghi âm được giải mật nhờ đạo luật JFK Records Act cũng chứng tỏ rằng họ đã đúng.  Vấn đề đã được giải quyết vào đầu năm 2008 khi Francis Bator, vốn là Phó Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Johnson, mở đầu thư trả lời lá thư của tôi đăng trên New York Review of Books với những dòng chữ như sau:   

 

Giáo sư Galbraith đã viết đúng [xem mục Letters, New York Review, ngày 6-12-2007] rằng “đã có một kế hoạch rút quân Mỹ khỏi Việt Nam, bắt đầu với một nghìn quân vào tháng Mười Hai 1963, và rút hầu như tất cả quân còn lại vào cuối năm 1965 …Tổng thống Kennedy đã chấp thuận kế hoạch nầy. Đó đã là chính sách chính thức của nước Mỹ cho đến ngày Kennedy chết”.

 

Batow còn viết thêm  một điều kiện, mà chính Perlstein lập lại:

 

Nhưng … kế hoạch đó phải tùy thuộc một cách rõ ràng bởi “sự thẩm định của Bộ trưởng McNamara và Tướng Taylor rằng phần lớn nhiệm vụ của quân đội Mỹ có thể hoàn tất vào cuối năm 1965” và “rằng chương trình dài hạn để thay thế nhân sự Mỹ bằng nhân sự Việt Nam được huấn luyện thành thục [có thể tiến hành] mà không làm suy yếu nỗ lực chiến tranh”.     

 

Chúng tôi không đồng ý với nhau về điểm nầy, nhất là ý nghĩa của đoạn “phần lớn nhiệm vụ của quân đội Mỹ”. Trong băng ghi âm ở Toà Bạch ốc ba ngày trước đó, ngày 2 tháng 10, Robert McNamara và Tướng Taylor khác nhau về chuyện liệu có toàn thắng vào năm 1965 hay không. Thay vì vậy, McNamara nói rằng “Nhưng tôi chắc rằng nếu chúng ta không hoàn tất đúng vào những ngày đó trong cái nghĩa chấm dứt những chiến dịch quân sự lớn, thì chúng ta dù sao vẫn có thể rút đi phần lớn lực lượng Mỹ theo đúng thời biểu mà chúng ta đã thiết kế, đã thi hành, vì chúng ta có thể huấn luyện cho người Việt tự làm lấy”. Bản ghi nhớ của Tướng Taylor gửi cho  Ủy ban Liên Quân ngày 4 tháng 10 năm 1963 để chuyển đạt quyết định thì không chứa đựng kế hoạch nào để đối phó với tình hình bất ngờ. Sẽ phải rút quân. “Mọi quy hoach” đều phải căn cứ trên quyết định nầy.

 

Huấn luyện sẽ xong. Yểm trợ cho Nam Việt Nam sẽ tiếp tục. Họ có một đội quân trên 200.000 người. Ngày tàn của cuộc chiến còn xa. Sau năm 1965, ngay cả theo kế hoạch rút quân, 1.500 lính Mỹ sẽ được cử ở lại để lo về tiếp liệu. Nhưng lúc đó thì cuộc chiến là của người Việt mà thôi, và không có khả năng trở thành một cuộc chiến của Mỹ trong nhiệm kỳ Kennedy.

 

Liệu Kennedy có tin rằng ta sẽ chiến thắng hay không? Perlstein kết tội tôi đã không chú ý đến câu hỏi nầy; thật ra thì tôi đã dành gần hai nghìn từ của tiểu luận trên Boston Review cho câu hỏi nầy. Sau đây là tổng kết của McNamara về buổi họp ngày 2 tháng 10 năm 1963, lời bình luận của tôi, và trình bày của McNamara về kết luận cuả buổi họp:

 

Một phe thì tin rằng quân đội có tiến bộ tốt và huấn luyện cũng tiến triễn đến độ chúng ta có thể bắt đầu rút quân. Phe thứ nhì không thấy chiến tranh có tiến triễn tốt lắm và không thấy quân đội Nam Việt Nam chứng tỏ đã được huấn luyện thành công. Nhưng phe nầy cũng đồng ý rằng chúng ta nên bắt đầu rút quân … Phe thứ ba đại diện cho đa số, cho rằng quân đội Nam Việt Nam thì có thể huấn luyện được nhưng tin rằng kế hoạch huấn luyện của chúng ta chưa được triển khai đủ lâu để đạt kết quả tốt và, do đó, chúng ta nên tiếp tục như ở mức độ hiện tại.

Như trong lịch sử bằng lời năm 1986 của McNamara, được lưu trữ tại thư viện Lyndon Baines Johnson, đã nói rõ (nhưng sách của ông ta thì không viết ra), McNamara thuộc phe thứ nhì, ủng hộ sự rút quân mà không chiến thắng – không cần thiết phải thừa nhận hay thậm chí tiên đoán thất bại, nhưng chấp nhận chuyện không chắc chắn điều gì sẽ xãy ra. Kết luận đến rất nhanh sau đó: Sau nhiều tranh luận, Tổng thống tán thành khuyến nghị rút 1.000 lính trể nhất là 31-12-1963 của chúng tôi. Tôi nhớ lại rằng Tổng thống quyết định như thế mà không cho biết lý do vì sao. Dù sao, vì có nhiều sự phản đối gay gắt và vì tôi ngờ rằng người khác có thể cố gắng làm cho Tổng thống đảo ngược quyết định, nên tôi đã thúc giục Tổng thống tuyên bố quyết định nầy một cách công khai. Điều nầy sẽ làm cho quyết định trở nên không thay đổi được … Cuối cùng, Tổng thống đồng ý, và lời tuyên bố đã được Pierre Salinger thông báo sau buổi họp. 

 

Vào ngày Kennedy qua đời, tiến trình của chính sách đã được sắp đặt. Đây không phải là suy đoán về một tâm trạng. Đây là một tuyên bố thực tế về một quyết định.

Nếu Kennedy còn sống, kế hoạch rút quân vẫn được duy trì theo chính sách, và số quân Mỹ ở Việt Nam sẽ giảm thiểu, ngoại trừ và cho đến lúc chính sách đó thay đổi. Liệu trong tiến trình đó có lúc nào Kennedy “đảo ngược lại quyết định” không? Dĩ nhiên là có thể có. Nhưng chúng ta không có chứng cớ nào cho thấy Kennedy định làm như thế cả.

 

Thiếu bằng chứng, Perlstein trôi vật vờ trong mớ bình luận ấu trĩ về phong cách “nam tính mạnh mẽ “ (“machismo”) của JFK và hình ảnh của một “tuổi trẻ cường tráng”. Chống lại phong cách và hình ảnh đó, Perlstein gợi lên những cụm từ không biểu lộ được gì cả ngoài chính tâm chất của ông ta: “kế hoạch điên rồ”, “… vừa chạy vừa run”, “… sợ són đái ra quần”. Và Perlstein giả bộ cho rằng vấn đề có thể gói trong hai từ, là liệu Tổng thống Kennedy có phải là một “closet peacenik” [“tên chủ hòa dấu mặt”] không.  

Bạn hãy đoán xem ý nghĩa của biệt danh giả-Nga “peacenik” đó. Hay ý nghĩa của từ “closet”.         

[Rồi] Một cách chính xác – theo ý bạn - những từ nầy làm cho bạn nghĩ đến điều gì ?

 

James Kenneth Galbraith (sinh ngày 29-1-1952) hiện là Giáo sư tại trường Lyndon B. Johnson School of Public Affairs và tại Phân khoa Department of Government, của đại học  University of Texas at Austin. Ông cũng là Học giả cao cấp (Senior Scholar) tại Viện Levy Economics Institute của Bard College và là thành viên của Ủy ban Điều hành của Hiệp hội World Economics Association (Theo Wikipedia).

 

■ CƯỚC CHÚ của Lời Giới Thiệu:

 

[1] Vào ngày 5 tháng 10, Kennedy lấy quyết định chính thức, Newman trích lại từ biên bản buổi họp ngày hôm đó:

Tổng thống cũng nói rằng quyết định của chúng ta rút 1.000 cố vấn Mỹ vào tháng Mười Hai năm nay không cần phải chính thức nêu lên với Diệm. Thay vào đó, động thái nầy cần dược tiến hành một cách bình thường như là một phần của tư thế chung của chúng ta là rút bớt người khi họ  không còn cần thiết nữa. - Nhấn mạnh của tác giả

[On October 5, Kennedy made his formal decision. Newman quotes the minutes of the meeting that day:

The President also said that our decision to remove 1,000 U.S. advisors by December of this year should not be raised formally with Diem. Instead the action should be carried out routinely as part of our general posture of withdrawing people when they are no longer needed. (Emphasis added.)]

 

[2]  Tuy nhiên, trên cuộn băng ghi âm lại buổi họp ngày 5-10-1963, người ta có thể nghe một giọng nói – có thể là của McNamara hay McGeorge Bundy - hỏi xin Tồng thống John F. Kennedy “chính thức chấp thuận” các “đề mục Một, Hai và Ba” đọc từ một tờ giấy dĩ nhiên trước mặt họ. Rõ ràng rằng một trong những đề mục nầy là khuyến cáo rút 1.000 lính vào cuối năm 1963, với lý do là không còn cần đến họ nữa. Không nhầm lẫn vào đâu được, cuộc trao đổi ngắn nầy là một lời yêu cầu xin một quyết định chính thức của Tổng thống về những khuyến cáo của McNamara và Taylor. Sau một lúc thảo luận ngắn về tác động chính trị tại Việt Nam của quyết định nầy, ta có thể nghe rõ ràng giọng nói của J.F.K. “Hãy tiến hành và làm đi” và theo sau là một vài tiếng mà sử gia George Eliades giải đoán là “nhưng đừng tuyên bố công khai về chuyện nầy

[“However, on the tape of the meeting of October 5, 1963, one can clearly hear a voice — it may be Robert McNamara or McGeorge Bundy—asking President John F. Kennedy for “formal approval” of “items one, two, and three” on a paper evidently in front of them. It is clear that one of these items is the recommendation to withdraw 1,000 men by the end of 1963, the rationale being that they are no longer needed. This short exchange is thus unmistakably a request for a formal presidential decision concerning the McNamara-Taylor recommendations. After a short discussion of the possible political effect in Vietnam of announcing this decision, the voice of JFK can be clearly heard: “Let’s go on ahead and do it,” followed by a few words deciphered by historian George Eliades as “without making a public statement about it.”]

 

[1][2]  Trích từ: James Galbraith, Exit Strategy: In 1963, JFK ordered a complete withdrawal from Vietnam,  Boston Review, October/November 2003:

http://www.bostonreview.net/us/galbraith-exit-strategy-vietnam

 

 

 .

 

 

JFK’s Vietnam Withdrawal Plan Is a Fact, Not Speculation

 

A response to Rick Perlstein.

By James K. Galbraith

 

NOVEMBER 22, 2013

 

blank

 

Ten years after my articles on JFK's October 1963 decision to withdraw US forces from Vietnam, Rick Perlstein attempts a rebuttal. His technique is to concede the point, but then to misstate the context, deny the importance and spatter the mess with scornful phrases.

 

My essays in Boston Review and Salon established that the plan to withdraw US forces from Vietnam by the end of 1965 existed. And that President Kennedy had decided to implement that plan. In 2003, this was controversial. Many historians had denied it. Peter Dale Scott, John Newman, and Arthur Schlesinger were exceptions. They were right, and documents and tapes released under the JFK Records Act proved them right. The issue was resolved by early 2008 when Francis Bator, who had been President Johnson's Deputy National Security Adviser, opened his reply to my letter in the New York Review of Books with these words:

Professor Galbraith is correct [Letters, NYR, December 6, 2007] that “there was a plan to withdraw US forces from Vietnam, beginning with the first thousand by December 1963, and almost all of the rest by the end of 1965…. President Kennedy had approved that plan. It was the actual policy of the United States on the day Kennedy died.

 

Bator followed with a qualification, which Perlstein repeats:

But… that plan was explicitly conditioned on Secretary McNamara’s and General Taylor’s 'judgment that the major part of the US military task can be completed by the end of 1965…,' that 'the long term program to replace US personnel with trained Vietnamese [could go forward]without impairment of the war effort[emphasis added].

We disagree on this point, specifically on what the phrase “the major part of the US military task” meant. On the White House tapes of October 2, Robert McNamara differs with General Taylor on whether the war can be won by 1965. Instead he says: “But I am sure that if we don’t meet those dates in the sense of ending the major military campaigns, we nonetheless can withdraw the bulk of our US forces according to the schedule we’ve laid out, worked out, because we can train the Vietnamese to do the job.” [emphasis added]. Taylor's memorandum to the Joint Chiefs on October 4, 1963, which conveys the decision, contains no contingency. The troops were to be withdrawn. “All planning” would be based on that decision.

 

Training would end. Support for South Vietnam would continue. They had an army of over 200,000. The end of the war was not in sight. After the end of 1965, even under the withdrawal plan, 1,500 US troops were slated to remain, for supply purposes. But the war would then be Vietnamese only, with no possibility of it becoming an American war on Kennedy's watch.

Did Kennedy believe the war was being won? Perlstein accuses me of neglecting this question; in fact I devoted almost two thousand words of my Boston Review essay to it. Here is Robert McNamara's summary of the October 2, 1963 meeting, my comment, and his description of the outcome:

One faction believed military progress had been good and training had progressed to the point where we could begin to withdraw. A second faction did not see the war as progressing well and did not see the South Vietnamese showing evidence of successful training. But they, too, agreed that we should begin to withdraw. . . . The third faction, representing the majority, considered the South Vietnamese trainable but believed our training had not been in place long enough to achieve results and, therefore, should continue at current levels.

As McNamara’s 1986 oral history, on deposit at the Lyndon Baines Johnson Library, makes clear (but his book does not), he was himself in the second group, who favored withdrawal without victory—not necessarily admitting or even predicting defeat, but accepting uncertainty as to what would follow. The denouement came shortly thereafter:

After much debate, the president endorsed our recommendation to withdraw 1,000 men by December 31, 1963. He did so, I recall, without indicating his reasoning. In any event, because objections had been so intense and because I suspected others might try to get him to reverse the decision, I urged him to announce it publicly. That would set it in concrete. . . . The president finally agreed, and the announcement was released by Pierre Salinger after the meeting.'

On the day Kennedy died, the course of policy had been set. This is not speculation about a state of mind. It is a statement of fact about a decision.

Had Kennedy lived, the withdrawal plan would have remained policy, and the numbers of US troops in Vietnam would have declined, unless and until policy changed. Might Kennedy still have “reversed the decision” at some point? Of course he might have. But there is no evidence that he intended to do so.

 

Lacking evidence, Perlstein drifts off into puerile commentary on JFK's “machismo” and image of “youthful vigor.” Against these, he conjures phrases that reveal nothing except his own state of mind: “Bugout plans.” “…cutting and running.” “…pants-pissing fears.” And he pretends that the issue turns, in two words, on whether President John F. Kennedy was a “closet peacenik.”

 

Just consider the connotations of that pseudo-Russian epithet. Or those of the word “closet.” What— exactly— do you suppose— was that intended to bring to mind?

 

James K. Galbraith is author of The Predator State: How Conservatives Abandoned the Free Market and Why Liberals Should Too (Free Press, August 5, 2008). He teaches at The University of Texas at Austin.

 

Source: http://www.bostonreview.net/us/galbraith-exit-strategy-vietnam


.
.

Ý kiến bạn đọc
05/06/201623:24:52
Khách
Bây giờ người ta muốn nói gì để che dấu đi cái tội ác đã thảm sát hai anh em ông Diệm và ông Nhu thì người đã chết đã không thể tự biện hộ .

Nhiều tác giả khác đã chỉ ra điều chỉ vì chống lại việc Kennedy muốn gửi lính chiến đấu Mỹ vào Việt nam mà tổng thống Ngô Đình Diệm đã bị Kennedy xúi giục đám tướng tá miền Nam làm đảo chánh . Đơn cử vài nguồn dưới đây:

***Sách "Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975"- Long Điền: Kennedy tuyên bố:“Nếu chúng ta cần phải chiến-đấu ở Đông-Nam-Á vậy thì hãy chiến-đấu ngay ở Việt-Nam. Ít ra ở đó người Việt-Nam còn có quyết-tâm và ý-chí chiến đấu để tiêu diệt cộng-sản. Có đến một triệu người tị-nạn Cộng-sản đang ở tại miền Nam. Việt-Nam chính là nơi mà chúng ta muốn ".

***Trong cuốn sách “Vì sao tôi bắt đầu dạy về cuộc chiến Việt Nam “- Keith W Taylor - giáo sư Đại học Cornell, và là tác giả nhiều bài và sách về Việt Nam, trong đó có quyển "The Birth of Vietnam" - phê bình về những sai lầm của Kennedy như sau:

“Ta có thể kể ra dễ dàng những quyết định sai lầm nổi bật nhất: Quyết định đàm phán vấn đề trung lập hóa Lào của Kennedy năm 1961, nhượng bộ cho địch thủ những khu sào huyệt an toàn dọc theo biên giới, và tuyến truyền thông nội địa để sau đó Mỹ phải nhận lãnh thiệt hại chiến lược trong suốt chiều dài cuộc chiến. Quyết định tăng cường lực lượng quân sự Mỹ ở Việt Nam của Kennedy “.
***06/11/2013 - Trích từ nguồn Christian Science Monitor, tác giả Trường Giang viết rằng người em Robert Kennedy vào năm 1964 từng nói “John F Kennedy chưa bao giờ nghĩ chuyện rút quân ra khỏi VN và đinh ninh quân đội Mỹ cần hiện diện ở nam VN để ngăn chận đà bành trướng của Liên Xô”.

*** Nhà biên khảo Trần Đông Phong -tác giả của nhiều cuốn sách giá trị viết về lịch sử chiến tranh Việt Nam :" Người Mỹ dự định đưa quân bộ chiến vào Việt Nam đã khởi sự từ đầu thập niên 1960 dưới thời Tổng Thống John F. Kennedy, tuy nhiên Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã chống lại việc này ".

*** Bùi Tín, cựu Đại Tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, phó Tổng biên tập báo Nhân Dân : Giờ đây chúng ta đã có những bằng chứng về lập trường của ông Ngô Đình Diệm: "Chống thực dân Pháp, giành lại quyền nội trị đầy đủ, không muốn Hoa kỳ can thiệp sâu, chống lại việc ồ ạt đưa quân chiến đấu Mỹ và nước ngoài vào. Ông đã phải trả giá bằng cả sinh mạng mình cho lập trường dân tộc ấy ".
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.