Hôm nay,  

Tính Hợp Pháp và Tác Động của Luật Tị Nạn Mới Của Chính Quyền Biden

03/03/202300:00:00(Xem: 1451)
Bài 2 photo Biden Refugee Law
Đoán trước tình hình số lượng di dân ở biên giới phía nam sẽ tăng rất nhanh, chính quyền Biden đã tuyên bố luật mới cấm những người nhập cảnh trái phép vào Hoa Kỳ được xin tị nạn. (Nguồn: hình chụp lại từ YouTube)
 
Đoán trước tình hình số lượng di dân ở biên giới phía nam sẽ tăng rất nhanh, ngày 21 tháng 2 năm 2023, chính quyền Biden đã tuyên bố luật mới cấm những người nhập cảnh trái phép vào Hoa Kỳ được xin tị nạn.
 
Theo chính sách mới, các viên chức biên giới có thể trục xuất những người chưa từng xin tị nạn ở các quốc gia quá cảnh trên đường đến Hoa Kỳ. Nhiều nhóm bảo vệ quyền nhập cư lên án và cho rằng điều này đi ngược lại “hệ thống nhập cư nhân đạo” mà Joe Biden đã hứa hẹn khi tranh cử tổng thống.
 
Karen Musalo, một chuyên gia về luật tị nạn tại Trường University of California College of the Law, San Francisco, giải thích đôi điều về luật mới này.
 
Chính sách mới là gì?
 
Luật mới của chính quyền Biden – dự kiến có hiệu lực vào ngày 11 tháng 5 năm 2023 – sẽ cấm xin tị nạn đối với tất cả những di dân không phải người Mexico ở biên giới phía nam Hoa Kỳ, nếu họ không xin tị nạn tại ít nhất một trong các quốc gia mà họ từng đi qua, và những người đã có xin nhưng bị các quốc gia đó từ chối.
 
Di dân chỉ được miễn áp dụng luật cấm mới khi họ sử dụng ứng dụng CBP One của chính phủ Hoa Kỳ để đặt lịch hẹn xin tị nạn tại cảng nhập cảnh chính thức. Tất cả các trường hợp khác đều sẽ bị coi là không đủ điều kiện, trừ khi họ có thể chứng minh được “hoàn cảnh bắt buộc không thể tránh khỏi,” chẳng hạn như trường hợp khẩn cấp về y tế, và sẽ phải chứng minh được là nó khẩn cấp trong quá trình sàng lọc nhanh ở biên giới.
 
Chính sách mới bị những người ủng hộ quyền của di dân chỉ trích là “lệnh cấm tị nạn” hoặc “lệnh cấm quá cảnh.” Nó cũng ‘na ná’ với chính sách do chính quyền Trump ban hành vào năm 2019. Quy định thời Trump về sau này đã bị tòa án bãi bỏ vì bị cho là trái pháp luật.
 
Tại sao luật mới lại được đưa ra vào lúc này?
 
Chính quyền Biden lo ngại rằng một khi các quy định từ thời đại dịch (COVID-19) hết hạn sẽ dẫn đến tình trạng bùng nổ số lượng di dân ở biên giới phía nam.
 
Tháng 3 năm 2020, chính quyền cựu tổng thống Donald Trump đã ban hành Title 42, đóng cửa hoàn toàn biên giới đối với tất cả di dân xin tị nạn. Lý do được đưa ra là họ phải đóng cửa biên giới để bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong thời đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, những lo ngại về sức khỏe cộng đồng chỉ là cái cớ; các viên chức cấp cao trong Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bệnh (CDC) đã phản đối chính sách này nhưng về sau cũng đành phải nhân nhượng dưới áp lực mạnh mẽ của Tòa Bạch Ốc.
 
Cách từ chối tất cả di dân xin tị nạn kiểu này là chưa từng có trước đây và không phù hợp với nghĩa vụ pháp lý của Hoa Kỳ ở trong nước cũng như trên quốc tế.
 
Biden đã tranh cử tổng thống với lời hứa tái khôi phục hệ thống tị nạn nhân đạo. Nhưng khi trúng cử tổng thống rồi, Biden vẫn giữ Title 42 và thậm chí còn mở rộng phạm vi của nó để tính luôn di dân đến từ các quốc gia khác.
 
Những người ủng hộ di dân đã đệ đơn kiện đòi chấm dứt chính sách, trong khi bộ trưởng tư pháp của các tiểu bang do Đảng Cộng Hòa lãnh đạo cũng không ngại kiện cáo để giữ nguyên chính sách này. Cuối cùng, tháng 1 năm 2023, chính quyền Biden thông báo rằng vào ngày 11 tháng 5, họ sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe do COVID-19, lý do cho việc đóng cửa biên giới.
 
Điều này có nghĩa là Title 42 cũng sẽ kết thúc vào ngày 11 tháng 5. Nhưng vì không muốn quay trở lại ‘mở cửa’ cho di dân tị nạn, một sự việc vốn đã tồn tại 40 năm trước khi có Title 42, chính quyền Biden đã đưa ra luật mới.
 
Chính sách mới có hợp pháp không?
 
Vào năm 2019, chính quyền Trump đã đưa ra luật rất giống với các quy định hiện nay của chính quyền Biden, cấm xin tị nạn đối với những di dân chưa từng nộp đơn xin tị nạn ở các quốc gia quá cảnh trước khi đến Hoa Kỳ. Các tòa án đã bác bỏ chính sách này vì nó vi phạm Refugee Act 1980, đạo luật đảm bảo quyền của tất cả di dân đến Hoa Kỳ để xin tị nạn.
 
Quốc hội lưỡng đảng đã thông qua Đạo luật Refugee Act để cho Hoa Kỳ phải tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình theo Refugee Convention 1951 và Protocol 1967 của Liên Hiệp Quốc, nghiêm cấm việc gửi di dân tị nạn trở lại bất kỳ quốc gia nào mà tính mạng hoặc tự do của họ bị đe dọa.
 
Khi bãi bỏ quy định thời Trump, Tòa Phúc Thẩm Khu Vực 9 (9th U.S. Circuit Court of Appeals) của Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng Đạo luật Refugee Act có quy định rất cụ thể về các trường hợp mà chính phủ được từ chối di dân vì không nộp đơn xin tị nạn tại một quốc gia quá cảnh. Theo điều khoản “quốc gia thứ ba an toàn” (safe third country) của đạo luật, điều đó chỉ có thể xảy ra nếu quốc gia quá cảnh an toàn và có cả hệ thống tị nạn vững chắc cũng như hiệp ước chính thức với Hoa Kỳ đồng thuận về tình trạng quốc gia thứ ba an toàn. Tòa án nhận thấy chính quyền Trump thiếu cả ba điều kiện trên để có thể áp đặt một lệnh cấm như vậy.
 
Chính sách mới của chính quyền Biden hơi khác so với của chính quyền Trump một chút. Nó sẽ miễn cho những di dân có đặt lịch hẹn xin tị nạn tại các cảng nhập cảnh thông qua ứng dụng CBP One.
 
Nhưng điều này cũng không làm cho chính sách hợp pháp. Đạo luật Refugee Act rõ ràng cho phép di dân xin tị nạn được nhận sự bảo vệ ở bất cứ đâu dọc theo biên giới – chứ không chỉ tại các cảng nhập cảnh. Và nó cũng chẳng đòi hỏi phải đặt hẹn trước.
 
Ngoài ra, ứng dụng CBP One đã gặp phải các vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng, khiến nhiều người không thể vào đó mà đặt lịch hẹn, đồng thời làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về quyền riêng tư và công bằng.
 
Và quan trọng hơn, có một thực tế là hầu hết các quốc gia quá cảnh đều không an toàn cho di dân và cũng không có hệ thống tị nạn ‘ra hồn.’
 
Di dân muốn xin tị nạn sẽ tìm đến biên giới Hoa Kỳ-Mexico phía nam, nơi đây vẫn luôn có tiếng là rất nguy hiểm đối với di dân. Còn các quốc gia như Nicaragua, El Salvador, Guatemala và Honduras, cũng không an toàn hơn và cũng không có bất kỳ hệ thống tị nạn nào đang hoạt động.
 
Costa Rica, quốc gia quá cảnh duy nhất trong khu vực có hệ thống tị nạn lâu đời và tình hình nhân quyền tốt hơn, hiện đang tiếp nhận số người xin tị nạn cao gấp 10 lần so với Hoa Kỳ, tính trên cơ sở bình quân đầu người. Hệ thống tị nạn của Costa Rica đã hoàn toàn quá tải. Đòi hỏi Costa Rica phải gồng nhiều hơn, và tiếp nhận những di dân mà Hoa Kỳ từ chối, là điều không hợp lý, cũng chẳng công bằng.
 
Chính sách mới sẽ có tác động gì?
 
Luật mới sẽ từ chối quyền xin tị nạn của hàng ngàn di dân tại biên giới phía nam của Hoa Kỳ. Họ sẽ bị gửi trả trở lại Mexico, nơi mà các tổ chức nhân quyền đã ghi nhận mức độ bạo lực và bóc lột di dân ở mức cao đáng báo động, hoặc bị trục xuất về nước của họ.
 
Ngoài tác động lên từng cá nhân di dân, luật mới cũng sẽ gửi tín hiệu sai đến các quốc gia khác đã cùng thống nhất về các hiệp ước tị nạn quốc tế và thông qua luật được cam kết để bảo vệ di dân.
 
Các nước khác sẽ hiểu tín hiệu đó có nghĩa là việc bỏ qua các nghĩa vụ pháp lý là có thể chấp nhận được, cũng như chả sao cả nếu thuê các quốc gia nhỏ hơn với nguồn lực ít hơn để bảo vệ dân tị nạn. Chiến tranh đang khiến cho rất nhiều người dân Ukraine phải chạy sang nước khác lánh nạn. Hoa Kỳ đã nỗ lực khuyến khích các nước Châu Âu tiếp nhận di dân tị nạn từ Ukraine. Giờ đây, nếu Hoa Kỳ lại đi bêu gương xấu như vậy thì sẽ chỉ làm suy yếu mọi nỗ lực trước đó.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “Biden’s border crackdown explained – a refugee law expert looks at the legality and impact of new asylum rule” của Karen Musalo, được đăng trên trang TheConversation.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết họ đã phát hiện 15 khinh khí cầu giám sát của Trung Quốc bay lượn trên eo biển Đài Loan hôm thứ Năm. Theo thông báo, 4 trong số các vật thể được phát hiện đã vi phạm không phận phía trên hòn đảo tranh chấp.
WASHINGTON – Hôm thứ Tư (1/5), Quỹ Dự Trữ Liên Bang (FED) loan tin sẽ giữ nguyên mức lãi suất hiện tại trong một thời gian, nhưng cảnh báo về những dấu hiệu không khả quan về tình hình lạm phát gần đây có thể khiến kế hoạch cắt giảm lãi suất bị trì hoãn, theo Reuters.
Hôm thứ Tư (1/5) – Thượng Viện Arizona đã bỏ phiếu thông qua quyết định hủy bỏ lệnh cấm phá thai của tiểu bang có từ năm 1864, theo Reuters.
Ý nghĩ thường dẫn đạo cho hành động và lời nói. Người ta không đơn giản làm ác, nói ác nếu trong tâm ý không có niệm ác. Do vậy cần quán sát, giữ gìn, kiểm soát từng ý nghĩ: ý niệm ác thì biết là ác, ý niệm thiện thì biết là thiện. Giữ tâm ý trong sạch là thanh lọc thiện-ác. Ác thì bỏ, thiện thì giữ. Đây là bước căn bản của chánh tư duy, chánh niệm để tiến sâu vào chánh định.
Chúng ta đang ở trong một cõi lúc nào cũng đầy những cuộc chiến tranh. Có khi vì thánh chiến giữa các tôn giáo để mở rộng tôn giáo, để cưỡng ép bên thua trận phải quy thuận theo tôn giáo của mình. Có khi vì bành trướng lãnh thổ, khi nước lớn muốn chiếm nước nhỏ để mở rộng biên giới, để sáp nhập thêm lãnh thổ. Có khi là một cuộc chiến cốt nhục tương tàn, như trường hợp “Vua Ajātasattu, con bà Videhi nước Magadha, triệu tập bốn binh chủng gây chiến với vua Pasenadi nước Kosala và tiến đánh Kāsi” bất kể rằng vua Ajātasattu là cháu trai của vua Pasenadi.
Hôm nay ngày 30/4/2024, tròn 49 năm Miền Nam sụp đổ. Thơ Nguyễn Phúc Sông Hương: Tiểu Đoàn hai hàng đều bước / Tay không súng đạn,/ Vẫn ngước cao đầu,/ Dân làng bên đường / Vỗ tay chào đón,/ Người được thắng trận/ Ngơ ngác nhìn nhau.
Tại Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH, Thiếu Tá 81 Biệt Kích Dù Phạm Châu Tài đã kể lại trận đánh cuối cùng do ông chỉ huy để bảo vệ Sài Gòn, ngay trước khi thủ đô Miền Nam chính thức rơi vào tay cộng sản vào ngày 30/04/1975.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lin Jian hôm thứ Hai tuyên bố rằng các cáo buộc của Hoa Kỳ về việc Trung Quốc có thể can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới sẽ đối đầu với Tổng thống Joe Biden và Cựu Tổng thống Donald Trump là nhằm mục đích bôi nhọ chính phủ TQ.
Truyền thông Israel hôm Chủ nhật đưa tin Mỹ đang nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Thủ tướng Israel trước đó đã nhấn mạnh rằng các phán quyết của tòa án The Hague về Gaza sẽ tạo ra "một tiền lệ nguy hiểm đe dọa binh lính và nhân vật công chúng của bất kỳ nền dân chủ nào chống khủng bố hình sự và xâm lược nguy hiểm."
Nợ sinh viên là hình thức nợ vay tiêu dùng lớn thứ hai ở Mỹ, chỉ sau nợ mua nhà. Ngày nay, khoảng 45 triệu người Mỹ nợ tiền học gần 1,700 tỷ USD!
California: Hôm thứ Năm rằng một vụ tai nạn xe kinh hoàng ở Pleasanton vào tối thứ Tư đã khiến một gia đình bốn người, đang đi trên một xe Vinfast, đã chết một cách bi thảm. Cảnh sát Pleasanton cho biết tai nạn xảy ra vào khoảng 9 giờ tối trên Foothill Road giữa Stoneridge Drive và Đại lộ W. Las Positas Boulevard ở rìa phía tây của thành phố. Chiều thứ Năm, cảnh sát xác nhận bốn người đã chết trong vụ tai nạn, một người mẹ, người cha và hai đứa trẻ dưới 15 tuổi.
Một người đàn ông tên là Xiaolei Wu đã theo dõi và đe dọa một nữ sinh viên Trung Quốc tại đại học Boston sau khi cô này dán tờ rơi ủng hộ dân chủ đã bị Tòa Mỹ kết án 9 tháng tù liên bang và Wu sẽ bị trục xuất về TQ khi mãn hạn tù. Các công tố cho biết sau khi thiếu nữ dán tờ rơi thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình ở Trung Quốc, Xiaolei Wu, 26 tuổi, đã cố gắng tìm ra địa chỉ của cô và đe dọa chặt tay cô trong một tin nhắn trên ứng dụng WeChat, theo CNN.
Tuần này trong mục “nói thêm”, Project Syndicate trò chuyện với GS Bùi Mẫn Hân, là Giáo sư về Công quyền học của trường Cao đẳng Claremont McKenna và là thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả của cuốn sách “The Sentinel State: Surveillance and the Survival of Dictatorship in China” (Nhà nước canh gác: Giám sát và sự sống còn của chế độ độc tài ở Trung Quốc).
Cuộc bầu cử Tổng thống 2024 chỉ còn hơn 6 tháng nữa, để giúp quý độc giả nắm được tình hình bầu cử, Việt Báo sẽ thường xuyên cập nhật các bài phân tích đáng tin cậy từ những nguồn thông tin uy tín. Các bài phân tích này dựa vào các cuộc thăm dò dư luận, các cuộc phỏng vấn với các chiến dịch và chiến lược gia, báo cáo, hoạt động của các chiến dịch, cũng như các khuynh hướng lịch sử và nhân khẩu học.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.