Hôm nay,  

Suy Ngẫm Về Quê Hương

31/05/201811:09:00(Xem: 4532)
blank

Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến

Khuyến khích người Mỹ gốc Việt dấn thân tham gia

để giúp tạo nên một nước Mỹ công bằng và đa dạng

 .
.

Suy Ngẫm Về Quê Hương

 
Kavi Vũ

Các bạn thường hỏi tại sao lá cờ Việt Nam mà em chào mừng không giống lá cờ treo ở Thế Vận Hội hay lá cờ tìm thấy trong danh sách emoji. “Quốc kỳ Việt Nam đã thay đổi sau cuộc chiến,” là câu trả lời gần sự thật nhất cho họ. Cắt nghĩa dài dòng quá có thể khiến họ ngao ngán vì họ đâu cần nghe một câu chuyện. Họ chỉ cần một lời giải đáp đơn giản đủ thoả mãn. Một câu trả lời rườm rà sẽ đẩy họ đi mất, nhưng ngược lại, một câu trả lời quá ngắn gọn là một phản bội đối với lương tâm bản thân.

Ngày 30 tháng Tư, 1975, quân đội miền nam Việt Nam thất thủ và quê hương của chúng ta đã bị cộng quân cướp mất. Gia đình em vượt biên năm 1988, và em có cảm tưởng là hai người đã không bao giờ ngoái nhìn lại. Lúc ấy em chưa chào đời. Kiến thức về chiến tranh Việt Nam em chỉ học qua sách vở. Chưa bao giờ em có dịp hàn huyên với ai về cuộc nội chiến cũ, và cha mẹ chưa từng chia sẻ cùng em tầm nhìn hoặc ảnh hưởng của chiến tranh trên cuộc đời hai vị. Lâu lâu, cha mẹ có biểu lộ rằng chúng ta bây giờ là người Mỹ—Việt Nam chỉ là một đất nước xa xôi họ đã từng biết.

Trong suốt tuổi ấu thơ tại Orlando, Florida, em chỉ cảm thấy mình là người Mỹ. Sống trong một cộng đồng đa dạng,  đi học, đi nhà thờ, đi đại hội liên hoan với bao người di dân từ khắp tứ xứ, em cảm thấy em giống họ. Trong gia đình, chúng em trao đổi thẻ bài Pokemon, trèo cây, đạp xe đạp đi lại giữa nhà và tiệm làm móng tay của mẹ. Dĩ nhiên, tụi bạn cũng hay chọc em có mắt sếch, rồi giọng nói tiếng Anh của cha mẹ em. Nhưng em cảm thấy được yên ủi hi sinh hoạt với nhà thờ Việt Nam, nơi mà mọi người đều nói tiếng Anh như vậy. Chỉ sau khi gia đình em mua một gia trại gà ở vùng quê miền nam Georgia thì mấy người đồng tuổi em mới tỏ lộ cho em biết là em không thật sự giống người Mỹ chính cống.

Tuần đầu tiên tại Whigham, Georgia, một tỉnh với vỏn vẹn một cột đèn vàng chớp nháy và một trường tiểu học, nhiều lần người ta hỏi có phải em lai nửa Việt nửa Á. Khi học vể chiến tranh Việt Nam, các bạn thầm thì với em, “Có phải dân bạn giết lính Mỹ,” hoặc “Việt Nam thật quỷ quyệt. Người thân của bạn ở đó sao?” Em cảm thấy bị phản bội bởi lòng kiêu hãnh là người Mỹ của chính mình, bởi vì chẳng ai quả quyết điều này cho em. Họ đã biến lòng tự hào ái quốc của em thành bức rào chia cách giữa họ, người Mỹ chính hiệu, và người ngoài, trong đó có em. Bởi thế em nhổ vào mặt họ câu trả lời là “Ít nhất em thuộc kẻ thắng trận.” Họ không hiểu đủ để cảm thấy tức giận, và rõ thật em cũng chẳng hiểu gì. Câu trả lời ấy đã luôn luôn ám ảnh em và đốc thúc em phải viết xuống lịch sử của thế hệ mình để lưu lại cho con cháu sau này để chúng không phải đoán mò gia đình chúng thuộc phe nào.

Lúc này, em cũng đã bỏ nhiều thì giờ để đọc và suy ngẫm về những hậu quả của chiến tranh Việt Nam trên bản thân cũng như trên thế giới. Em bắt đầu hiểu vì sao cha mẹ không thường nói về một biến cố với ảnh hưởng trầm trọng trong gia đình. Khi em 15 tuổi, sau khi nghe một bà già kể chuyện vượt biên sang Hoa Kỳ như các chị, cô và chú của em, em phàn nàn với bà là phải chi gia đình em cũng hay kể chuyện lại cho em như bà. Bà ta hỏi em: có bao giờ em đã đánh mất một vật gì rất quý báu và cảm thấy đau đớn đến nỗi em đã từ chối nói về vì sự mất mát đó? Em nhớ ngay đến chú chó đầu tiên của em. Sau khi Taco chết đi em đã khóc bao nhiêu trong nhà tắm. Bà ta nói, “Cũng như vậy, em đã mất đi cả một thời thơ ấu cùng cái chết ấy. Nhưng em vẫn phải cất bước tiến vào tương lai phải không?

Đúng vậy. Mất quê hương, như lời bài thơ em hoạ, là mất đi bao giòng đời, không phải vì bàn tay của thượng đế, mà vì con người.

 

Quê Hương

(phỏng theo bài Quê Hương của Đỗ Trung Quân) 

 

Quê hương là gì hở mẹ 

Mà cô giáo dạy phải yêu 

Quê hương là gì hở mẹ 

Ai đi xa cũng nhớ nhiều 

 

Quê hương của con không có

chùm khế cho con hái chơi 

Quê hương là các kỷ niệm

ba má con phải đành rời 

 

Quê hương là hai lớp học 

hai tiếng đều không thấy quen 

Quê hương là một đỉểm kém 

không dám về sợ Mẹ xem

 

Quê hương cả nhà tụ họp,

coi hết các bộ phim tàu, 

Quê hương là một ngôn ngữ

con đang quên đi qúa mau 

 

Quê hương là hội sinh viên

con rất vui đã tham gia 

là các bạn Việt Nam trẻ

con coi y như người nhà 

 

Quê hương là Vũ Kim Ngân 

nhưng Mỹ không dễ phát âm 

Quê hương là sửa tên vừa 

để nhiều nghĩa hơn mỗi năm 

 

Quê hương là hai lá cờ 

Bố Mẹ đau đớn triền miên 

Quê hương đoàn tựu cả nhà

luôn nhớ anh chị vượt biên 

 

Quê hương là gì hở Mẹ,

I might have all this wrong

nhưng nếu đúng chỉ một điều 

quê hương ở mãi lòng con

 

Kavi Vũ

 

Web:www.pivotnetwork.org Facebook: https://www.facebook.com/PIVOTorg/ Twitter: @PIVOTorg

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.