Hôm nay,  

Cầu Nguyện Trong Khói Lửa (04/10/2004)

10/04/200400:00:00(Xem: 8464)
Những người Hồi Giáo Shiite của Iraq đã thực hiện buổi lễ cầu nguyện hôm thứ sáu ở Sadr City, thị trấn của dân Shiite trong thủ đô Baghdad. Lãnh tụ Moqradar Sadr của Hồi Giáo Shiite, người bị Mỹ đặt ra ngoài vòng pháp luật, đã gọi TT Bush là “kẻ thù” và đòi Mỹ rút hết quân ra khỏi Iraq, nếu không sẽ bùng nổ cuộc cách mạng nổi dậỵ. (Photo AFP)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Photo AFP/Getty Images Gia đình và bạn hữu vui mừng phất cờ đón chào hơn 270 chiến binh của Trung Đoàn 2, thuộc Sư Đoàn 3 Bộ Binh Hoa Kỳ trong buổi lễ mừng ngày từ chiến trường về quê nhà hôm 3-7-2008 tại Fort Stewart, Georgia. Trung đoàn về lại căn cứ nhà sau 13 tháng ra tiền tuyến, trị an vùng Arab Jabour ở phía đông nam Baghdad. Nhiệm vụ trung đoàn ở đó là kiểm soát không cho vũ khí nhập lậu vào Baghdad, bảo vệ dân địa phương và huấn luyện lực lượng an ninh Iraq.
LITTLE SAIGON (Cổ Ngưu)-- Trong những ngày cận lễ July 4 năm nay nhiều quầy hàng bán pháo được đặt trong các khu thương mại Việt Nam. Theo lời các nhân viên phục vụ thì năm nay lượng người mua pháo cũng giảm đi khá nhiều so với những năm trước. Đặc biệt các quầy bán pháo đều phát ra những trang quảng cáo có ghi "No Illegal Fireworks” và dặn là đừng xài pháo lậu với 3 thứ tiếng, tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Đại Hàn. Nếu ai xài pháo lậu sẽ bị phạt 1,000 đồng. Trong hình là quầy bán pháo đặt trong khu chợ Quang Minh trên đường Brookhust với 3 nhân viên phụ trách: Kerry Weisenberger, Corrine Powell và Jeri Rubio.
Vừa qua, dọc theo đường Nguyễn Kiệm (Gò Vấp), mấy “lô cốt” trên mặt đường được dẹp bỏ cho giao thông đỡ ách tắc, nhưng công trình đào xới này chắc chắn chưa được nghiệm thu vì phần làm lại vỉa hè vẫn còn dở dang. Giữa những đống đất đá ngổn ngang, một chiếc xe xúc han rỉ vẫn ngang nhiên chiếm mất vỉa hè của Viện 175. Do bị hỏng máy ngay vào đầu mùa thi công nên từ gần nửa năm qua, chiếc xe đứt xích, sút gàu này bị nhà thầu bỏ đại trên vỉa hè chứ không hề chuyển đi nơi khác. Trước mắt mọi người, “đống phế liệu” kệch cỡm này tha hồ phơi mưa nắng, ngay bên cạnh một tấm bảng hô hào “Giữ gìn trật tự giao thông và mỹ quan đô thị là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi công dân”.
Photo AFP/Getty Images Ước tính có 4 triệu tài xế xe vận tải hôm Thứ Tư đã đình công trên toàn nước Ấn Độ để đòi hỏi thống nhất giá dầu cặn diesel và phản đối việc tăng thuế. Một viên chức công đoàn nói là dự kiến giá thực phẩm và nhu yếu phẩm sẽ tăng vọt nếu đình công kéo dài hơn 2 ngày. Praveen Khandelwal, của công đoàn Confederation of All-India Traders, nói giá "lương thực và cả nguyên liệu tươi cho kỹ nghệ sẽ tăng 10-15% nếu đình công tiếp tục," nhưng chính phủ đã họp với công đoàn để tìm cách kết thúc đình công.
Photo AFP/Getty Images Trong khi nhiều cuộc đình công xảy ra hôm Thứ Tư ở Nam Hàn, với ước tính 136,000 công nhân công đoàn KCTU trong đó có 44,000 thợ từ hãng xe Hyundai Motor và 29,000 thợ từ hãng Kia Motors, nhiều ngàn tu sĩ Công Giáo tiếp tục xuống đường hôm 2-7-2008 tham dự và ủng hộ cuộc biểu tình trước Tòa Thị Chính Seoul để phản đối việc nhập cảng thịt bò Mỹ vào Nam Hàn trở lại. Đợt nhập cảng trở lại lần đầu là 200 kilogram đã vào hôm Thứ Ba và bán hết trong 5 giờ sau, với giá chỉ rẻ bằng 1/3 giá thịt bò nội địa. Theo chương trình, nhiều chức sắc từ ba tôn giáo lớn là Phật Giáo, Tin Lành, Công Giáo trong tuần này sẽ thay nhau ra biểu tình để giúp cấm cửa thịt bò Mỹ. Kinh tế Nam Hàn đang suy giảm vì các cuộc biểu tình khổng lồ và đình công chống thịt bò Mỹ.
Photo AFP/Getty Images Những người Tây Tạng lưu vong đi bộ qua một cầu treo trong chuyện đi diễn hành hòa bình để sẽ vào đất Tây Tạng dọc theo biên giới Nepal-Tây Tạng gần Chaku, khoảng 80 kilomét phía đông bắc Kathmandu hôm 1-7-2008, một phần trong những cuộc phản kháng việc TQ đàn áp người Tây Tạng ở Tây Tạng. Cảnh sát Nepal nói là đã bắt 48 người Tây Tạng phản kháng gần biên giới  nơi bên kia là TQ kiểm soát, khi nhóm lưu vong tìm cách về Tây Tạng để gây tiếng vang cho cuộc chiến đòi tự trị Tây Tạng. Nhóm bị bắt đa số là sư và ni Tây Tạng, đi dọc đường rừng để khỏi bị cảnh sát theo dõi nhưng cũng đã bị vây bắt.
Photo AFP/Getty Images Nhiều ngàn giáo dân Giáo Hội Công Giáo La Mã, trong đó có nhiều linh mục và nữ tu, và người biểu tình đã tổ chức thắp nến cầu nguyện trong buổi lễ đặc biệt một phần của chiến dịch biểu tình chống lại chính sách của chính phủ Nam Hàn đối với việc nhập cảng thịt bò Mỹ ở trước tòa thị chính Seoul hôm 30-6-2008. Cảnh sát hôm Thứ Hai 30-6 đã cứng rắn đối với người biểu tình, bố ráp trụ sở các tổ chức dân sự và bắt giam 148 người. Công tố trưởng nói là các cuộc biểu tình thắp nến ban đầu vì nỗi sợ thịt bò điên bây giờ đã bị người cực đoan giành quyền xách động.
Photo by Shaun Botterill/AFP/Getty Images Cầu thủ Tây Ban Nha Fernando Torres nâng cao chiếc cúp vô địch Giải Bóng Tròn Euro 2008 sau khi đội tuyển Tây Ban Nha thắng đội Đức 1-0 trong trận chung kết tại sân vận động Ernst Happel Stadion hôm 29-6-2008 tại thành phố Vienna, Austria.
Photo AFP/Getty Images Cảnh sát Nepal bắt một nhà hoạt động Tây Tạng trong cuộc biểu tình phản kháng Trung Quốc tại Kathmandu hôm 27-6-2008. Cảnh sát đã bắt hơn 70 nhà hoạt động Tây Tạng trong các cuộc biểu tình hằng ngày kể từ khi Lhasa, thủ đô Tây Tạng, bùng phát biểu tình từ tháng 3-2008 và dẫn tới việc quân đội CSTQ đàn áp dữ dội.
Photo AFP/Getty Images Ứng cử viên Tổng Thống Dân Chủ Barack Obama và TNS Hillary Clinton vẫy chào khi bước lên phi cơ vận động của Obama tại phi trường Reagan National Airport hôm 27-6-2008 tại Washington, DC. Hai người tới vận động chung ở Unity, New Hampshire hôm Thứ Sáu nhằm kêu gọi Đảng Dân Chủ đoàn kết để tranh cử chống lại Cộng Hòa.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.