Hôm nay,  

Cầu Nguyện Trong Khói Lửa (04/10/2004)

10/04/200400:00:00(Xem: 8329)
Những người Hồi Giáo Shiite của Iraq đã thực hiện buổi lễ cầu nguyện hôm thứ sáu ở Sadr City, thị trấn của dân Shiite trong thủ đô Baghdad. Lãnh tụ Moqradar Sadr của Hồi Giáo Shiite, người bị Mỹ đặt ra ngoài vòng pháp luật, đã gọi TT Bush là “kẻ thù” và đòi Mỹ rút hết quân ra khỏi Iraq, nếu không sẽ bùng nổ cuộc cách mạng nổi dậỵ. (Photo AFP)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hiện nay, do đang có công trình dựng “lô cốt” đào đường, khúc đường Nguyễn Kiệm chạy ngang Viện 175 (Quân y viện Cộng Hòa cũ)  thường vắng khách bộ hành qua lại. Biết là vậy nhưng do kẹt chỗ buôn bán, một chị bán chó dạo đã phải tìm đến một vạt vĩa hè bên ngoài hàng rào bệnh viện (ảnh). Và có lẽ do ít vốn, gian hàng gia súc này trông khá eo sèo, thảm hại, ngoài vài chú chó ta thì còn lại chỉ là chó ngoại lai chó ta. Đối với dân sành chơi chó kiểng thứ thiệt, thì những chú chó lai xơ xác, buồu rầu này – giá cả là chuyện phụ, tính sau – đã chẳng có chút hấp dẫn nào.
Photo VB Xưa nay, đối với người thích ăn quà vặt, bánh chà cháo quải (hay gọi gọn hơn là cháo quải) là một món có thể ăn lúc nào cũng được, chứ không nhứt thiết chỉ là món điểm tâm, tức bánh cháo quải cắt ra, bỏ vào tô cháo lòng nóng hổi buổi sáng. Và cũng không riêng từ những lò chiên bánh tiêu, cháo quải trong các ngỏ hẽm mới có thứ bánh này. Ở Sài Gòn, thỉnh thoảng người ta vẫn thấy những xe đẩy lưu động, chiên bánh bán dạo, giá 1000 – 1500 đồng một cái cháo quải. Như thế thì hơi mắc một chút so với ở các lò chiên bánh, là nơi dân lấy mối cứ đếm 11- 12 cái cháo quải thì trả 10,000 đồng. Có điều là, khi ăn chiếc bánh cháo quải dòn rụm, ngon lành, nhiều người đã quên để ý tới mớ dầu (loại dầu cọ rẻ tiền) chiên bánh, bất kể là bánh được chiên trong chảo ở lò hay trên xe bán dạo Vì đã qua nhiều lần bị đun sôi để chiên vô số cái bánh, dầu trở nên đen bẩn và rất có khả năng gây bệnh ung thư.
Photo AFP/Getty Images Thượng Nghị Sĩ Hillary Clinton, ứng viên Tổng Thống Dân Chủ, đã tới xem chiếc xe đua của nữ vận động viên lái xe đua Sarah Fisher  (bên trái của bà Clinton) trong khi ghé vận động ở Speedway, Indiana, hôm 6-5-2008 đúng ngày bầu sơ bộ Đảng Dân Chủ ở 2 tiểu bang Indiana và North Carolina. Nữ vận động viên Fisher chính thức ủng hộ bà Hillary và đã tặng bà một mũ bảo vệ của tài xế xe đua.
Photo VB Hiện nay, những công trình làm đường, mở rộng lộ giới ở  Sài Gòn đã khiến cho những người dân buôn bán ngoài đường phố vấp phải rất nhiều khó khăn. Như trường hợp những người bán hoa, chỗ vĩa hè mà ngày ngày họ vẫn ngồi bán đã bị đào xới ngổn ngang nên họ chỉ còn cách chạy dạt qua những chỗ mà nhà thầu xây dựng chưa thi công tới, rồi đứng ôm hoa trên tay mà mời khách qua lại. Còn số hoa dự trữ thì đành cất tạm trong những ống cống xi-măng còn chất đống trên vĩa hè, không biết bao giờ mới được đem chôn xuống đất (ảnh). Khổ hơn nữa là những công trình đào đường, làm lại lề đường kiểu này lúc nào cũng è ạch, kéo dài…
Photo AFP/Getty Images Những người biểu tình cầm biểu ngữ xuống đường hôm 5-5-2008 tại quảng trường Venceslas Square ở Prague để phản đối việc chính phủ Mỹ xin lập căn cứ dựng radar quan sát ở Cộng Hòa Tiệp, cũng như chống lại kế hoạch lá chắn phi đạn Châu Âu. Các đề án này còn phải xin thông qua trên qúôc hội Tiệp, và hiện đang bị dư luận dân chúng phản đối gay gắt. Các biểu ngữ hôm Thứ Hai viết, “Haỹ Ngừng Đài Radar,” hay “Ngừng Ngay Việc Thuộc Điạ Hóa Cho Mỹ,” hay “Cấm Xây Căn Cứ Radar Mỹ ở Tiệp.”
Photo VB Ngày ngày, khi làm nghề mua đồ ve chai ở đất Sài Gòn để kiếm sống, những chị phụ nữ dân nhập cư thường chọn một, hai vựa thu gom đồ ve chai, phế liệu quen thuộc để bán lại những thứ mua được. Rồi vì tiền vốn chẳng có là bao, các chị phải “quay vòng vốn” bằng cách ra sức ghé lại vựa nhiều lần trong ngày, cân ngay mớ hàng chất nặng trên xe đạp thì mới có tiền đi thu mua tiếp trong “địa bàn” hoạt động của mình. Gặp lúc may mắn gom được một mớ “hàng” lớn, thuộc loại đang có giá (như giấy báo, dây điện cũ), thì các chị cũng chỉ có thể vét sạch túi trả một phần tiền cho chủ nhà, rồi xin phép chở trước một mớ đi cân ợ vựa và lấy tiền ngay. Sau đó, các chị lại tất tả quay lại, trả hết tiền cho chủ nhà và chở nốt số đồ ve chai còn lại…
Một Thánh Lễ Tạ Ơn đã thực hiện ở Trung Tâm Sinh Hoạt Công Giaó Quận Cam hôm chủ nhật, nhằm yểm trợ tiến trình phong chân phước cho Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Chủ tếlà Đức Giám Mục Mai Thanh Lương, thuyết giảng là Đức Ông Nguyễn Đức Tiến. Đồng tế là các Linh Mục Mai Khải Hoàn, LM Đỗ Thanh Hà, LM Chu Vinh Quang, đặc biệt có LM Đỗ Quang Châu (con trưởng thiêng liêng của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận) và nhiều tu sĩ khác tham dự. Tham dự có hơn 800 người, có đại diện Hội Đồng Liên, gần như có tất cả các vị dân cử gốc Việt, đại diện hội đoàn và giaó dân.
Photo AFP/Getty Images Các chiến binh trong lực lượng an ninh Palestine của chủ tịch Mahmud Abbas đang ráo riết tập luyện ở thị trấn Jenin, thuộc West Bank hôm 2-5-2008. Israel đã chấp thuận từ tháng trước việc để lực lượng an ninh Palestine vào giữ gìn an ninh ở West Bank. Trong các tháng gần đây, chủ tịch Abbas đã đưa hàng trăm nhân viên an ninh vào các thị trấn phía bắc West Bank là Nablus và Tulkarem nhằm cải tiến an ninh, một phần trong tiến trình hòa bình Trung Đông hồi phục lại.
Bên vệ đường đi vào châu thành tỉnh Tây Ninh, tình cờ có một chỗ buôn bán nông sản mà nhiều nhứt là khoai môn trồng ở địa phương. Tại đây, một nhóm phụ nữ luống tuổi đang được thuê tĩa gọt đống khoai đổ dưới đất. Trước khi được vô bao, cân bán cho mối lái, củ khoai phải được cắt bỏ gần sạch hết rể và cạo sạch lớp bùn, đất dính bên ngoài. Đống khoai đã được “xử lý” gần hết, những người nghèo, đi làm mướn qua ngày này sắp sửa được nhận tiền công. Chủ vựa  bán ra 7000 đồng/kí khoai, nhưng tiền công trả cho những bàn tay tẩn mẩn tĩa dọn khoai, dính bết đất ướt với bùn khô kia là bao nhiêu thì không rõ…
Photo AFP/Getty Images KATMANDU  -     Trên 100 người Tây Tạng lưu vong, đa số là tăng ni trẻ, bị bắt trong cuộc biểu tình chống đàn áp trước toà ĐS Trung Quốc tại thủ đô Nepal - những người này chỉ bị giữ đến lúc sẩm tối, theo loan báo của phát ngôn viên cảnh sát. Biểu tình chống Trung Quốc diễn ra hầu như mỗi ngày tại Katmandu sau ngày lực lượng an ninh Trung Quốc đàn áp các hoạt động chống đối ở Lhasa. ĐS Hoa Kỳ tại đây tỏ ý quan ngại về sự đối xử bằng gậy và quả đấm của cảnh sát Nepal - trong ngày Thứ Năm, ĐS Nancy Powell đã gặp Thủ Tướng Koirala để yêu cầu tôn trọng quyền biểu tình ôn hoà. Nepal tiếp nhận trên 20,000 người tị nạn Tây Tạng - mỗi năm, khoảng 2500 người Tây Tạng đi qua đây để đến thủ đô tị nạn ở miền bắc Ấn Độ.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.