Hôm nay,  

Cháy Rừng: Mây Lửa, Lốc Xoáy Lửa Và Bão Lửa

23/08/202400:00:00(Xem: 1093)

chay rung

Cháy rừng không chỉ là những ngọn lửa hung hiểm lan rộng và thiêu đốt xung quanh. Những đám cháy lớn có thể tự tạo ra một “hệ thống thời tiết” riêng. Nếu không bị chế ngự, “hung thần” sẽ nuốt chửng mọi thứ trên đường đi. (Nguồn: pixabay.com)


Đám cháy Park Fire ở California đã tạo ra ít nhất một cơn lốc xoáy lửa, còn được gọi là lốc lửa, xoáy lửa hoặc vòi rồng lửa. Nhưng lốc xoáy lửa là gì, và có thực sự đáng sợ như cái tên không?
 
Cháy rừng không chỉ là những đám cháy hung hiểm lan rộng ra xung quanh, mà còn có thể tự tạo ra cả một hệ thống thời tiết riêng biệt, gọi là “fire weather system” (xin tạm dịch là “hệ thống thời tiết của đám cháy,” có gió, mây, bão…). Trong hệ thống này, một loại mây đặc biệt được hình thành gọi là “pyrocumulonimbus” (Cumulonimbus Flammagenitus cloud – CbFg – một loại mây vũ tích hình thành phía trên một nguồn nhiệt và thường có hình nấm, chẳng hạn như hỏa hoạn, núi lửa phun trào, hoặc nổ hạt nhân…). NASA gọi hiện tượng này là “rồng mây phun lửa” vì có thể phóng ra những tia sét mạnh mẽ xuống mặt đất, gây ra thêm nhiều đám cháy mới và đôi khi còn tạo ra lốc xoáy lửa.
 
Kiểu thời tiết gây hỏa hoạn đã góp phần gây ra nhiều đám cháy đi vào lịch sử, như Đám cháy Black Saturday năm 2009 thiêu rụi hơn một triệu acres rừng ở Úc và các đám cháy rừng trên khắp Bờ Tây Hoa Kỳ năm 2020. Đặc biệt trong tình hình Trái đất ngày càng nóng lên (global warming), những trận bão lửa (firestorms) ngày càng phổ biến.
 
Bão lửa được hình thành như thế nào?
 
Bão lửa được hình thành qua quá trình đối lưu (convective process), hiện tượng nhiệt độ tăng lên khiến cho không khí nóng bay lên cao. Trong quá trình này, cột không khí ẩm nằm phía trên một đám cháy trở nên cực kỳ nóng, bốc lên cao và di chuyển vào tầng khí quyển rồi nguội dần ở đó. Khi không khí nguội đi, hơi nước sẽ ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ, tạo ra các đám mây lửa, hay còn gọi là mây pyrocumulus (pyrocumulus clouds, hay flammagenitus cloud).

Dù đều được hình thành bởi quá trình đối lưu, nhưng khác những đám mây trắng mịn như bông mà ta thường thấy hàng ngày, mây lửa không mang màu trắng mà có màu xám hoặc nâu, vì tro, khói và bụi bặm từ đám cháy bên dưới bị cuốn vào các luồng không khí. Những đám mây lửa có thể vươn cao đến gần 6 dặm (khoảng 9.6 km).
 
Khi đám cháy vẫn tiếp tục hoành hành, dòng không khí nóng bốc lên lại tiếp tục đẩy khói và bụi lên cao vào phần bên dưới của tầng bình lưu (tầng cao hơn, nằm ngay bên trên tầng đối lưu), tạo ra những cụm mây lửa lớn hơn nữa, gọi là mây pyrocumulonimbus, gọi tắt là pyroCbs.
 
Mặc dù trông giống như những đám mây dông thông thường, nhưng mây pyroCbs thật sự là hung thần. Những “hung thần” này vẫn bị “trói chân” ở chỗ đám cháy đã sinh ra chúng, nên tức tối khạc ra lửa và sét, khiến cho đám cháy bên dưới càng bạo phát. Hơn nữa, sét từ các đám mây pyroCbs thường có điện tích dương, khiến bão kéo dài dai dẳng hơn chứ hiếm khi tạo ra mưa để dập lửa.
 
Trong những trường hợp tồi tệ hơn, các cụm mây pyroCbs có thể tạo ra lốc xoáy lửa, khi dòng không khí nóng bốc lên rất nhanh và bị xoắn lại. Lốc xoáy lửa thường chỉ tồn tại trong vài phút và có chiều cao không quá 150 feet (khoảng 45 mét), nhưng với tốc độ gió lên đến 140 dặm/giờ (khoảng 225 km/h), chúng có thể diệt sạch bất kỳ thứ gì nằm trên đường đi của mình.
 
Những trận bão lửa tàn khốc nhất gần đây
 
Thời tiết hỏa hoạn sản sinh ra những đám cháy rừng tàn khốc nhất gần đây. Năm 2009, Đám cháy Black Saturday ở tiểu bang Victoria, Úc, đã tạo ra các cụm mây pyroCb cao hơn 9 dặm (khoảng 14.5 km) và “quậy” ra thêm các đám cháy mới thiêu trụi hơn một triệu acres (hơn 400,000 ha đất). Đám cháy Black Saturday đã cướp đi sinh mạng của 173 người, trở thành thảm họa cháy rừng chết chóc nhất kể từ năm 1788.
 
Năm 2017, một đám cháy rừng còn lớn hơn nữa xảy ra ở British Columbia, tạo ra 5 trận bão lửa gần như là cùng lúc. Khi khói bay lên cao, các hạt carbon đen trong khói hấp thụ năng lượng mặt trời, khiến cho cột khói càng nóng hơn nữa và tiếp tục bay cao và xa hơn. Kết quả là, bão lửa đã đẩy khói lên tới 14 dặm (khoảng 22.5 km) vào thẳng tầng bình lưu. Nhiều nghiên cứu cho thấy các cột khói này tương đương với những cột khói từ một vụ phun trào núi lửa thông thường, và tồn tại trong bầu khí quyển suốt gần 9 tháng trời.
 
Tại Hoa Kỳ, tiểu bang California cũng từng chứng kiến nhiều sự kiện kinh hoàng có mây pyroCb. Trong Đám cháy Carr gần thành phố Redding vào tháng 7/2018, một lốc xoáy lửa đã “ra đời” với tốc độ lên đến 143 dặm/giờ (khoảng 230 km/h), và là thủ phạm gây ra 4 trong số 8 cái chết liên quan đến đám cháy này. Vào tháng 8/2020, Bắc Cali trải qua một mùa “rực lửa” với hàng loạt những cảnh báo về lốc xoáy lửa trong các đám cháy rừng.
 
Bão lửa không chỉ gây hại cho môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Khói từ các đám cháy rừng chứa nhiều không khí độc hại và các hạt bụi nhỏ li ti, có thể gây ra nhiều bệnh về hô hấp và tim mạch. Nên khi bão lửa khiến cho đám cháy lan rộng, khói lại càng dày đặc, không khí càng ô nhiễm nghiêm trọng.
 
Liệu hỏa hoạn và lốc xoáy lửa sẽ ngày càng nhiều?
 
Biến đổi khí hậu đang làm cho các đám cháy rừng ngày càng lớn hơn và dữ dội hơn. Các khoa học gia tin rằng hành tinh này sẽ chứng kiến nhiều trận bão lửa hơn. Năm 2019, Úc đã ghi nhận số lượng bão lửa nhiều bằng con số tổng cộng của 20 năm trước đó. Ngày 7/9/2020, một đám mây pyrocumulus gần Fresno, California, đã “vươn mình” lên tới 10 dặm (khoảng 16 km) đến tầng bình lưu. Đây là một kỷ lục đối với một đám cháy rừng ở Bắc Mỹ, và rất có thể đã mang một lượng lớn khí thải carbon (carbon emissions, gồm khí CO2 và nhiều loại khí nhà kính khác) vào tầng bình lưu.
 
Các khoa học gia tin rằng các trận bão lửa thải ra nhiều chất ô nhiễm vào thượng tầng khí quyển. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ về những ảnh hưởng của bão lửa đến tình hình biến đổi khí hậu, chẳng hạn như liệu chúng có phá hư tầng ozone bằng những cột khói khổng lồ hay không, hay những cột khói này có tác dụng làm mát tạm thời khi chặn bớt ánh sáng mặt trời.
 
Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ là chìa khóa giúp chúng ta hiểu được tác động thực sự của những trận bão lửa khi phải đối mặt với sự hâm nóng toàn cầu (global warming).
 
Nguồn: “How wildfires unleash fire clouds—and even fire tornadoes” được đăng trên trang Nationalgeographic.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bác sỹ Tom Dooley qua đời năm 1961. Mãi đến vài chục năm sau, tôi mới biết đến tác phẩm đầu tay của ông (Deliver Us from Evil) do Farrar, Straus & Cudahy xuất bản từ 1956. Đây là một tập bút ký, có hình ảnh minh hoạ đính kèm, về cuộc di cư ồ ạt (vào giữa thế kỷ trước) của hằng triệu người dân Việt. Họ ra đi chỉ với hành trang duy nhất là niềm tin vào tình người, và không khí tự do, ở bên kia vỹ tuyến. Rồi họ đã được tiếp đón, hoà nhập và sinh sống ra sao nơi miền đất mới? Câu trả lời có thể tìm được – phần nào – qua một tác phẩm khác (Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố) của Phạm Công Luận, do Hội Nhà Văn xuất bản năm 2013.
Học về Việt Sử trong chương trình của Trung Học Đệ Nhất Cấp, không học sinh nào không biết đến giai thoại Nguyễn Trãi tiễn biệt phụ thân là Nguyễn Phi Khanh tại Ải Nam Quan. Đó là tháng 6, năm Đinh Hợi 1407 Sau khi nhà Minh xua quân sang xâm chiếm nước Nam thì Trương Phụ sai Liễu Thăng lùng bắt thành phần trí thức, để ngăn ngừa sự kêu gọi dân chúng nổi dậy đòi lại quyền tự trị. Trong số những người bị bắt để giải về Tầu, có Nguyễn Phi Khanh.
Một phúc trình mới đã phát hiện một tỷ lệ cao vi khuẩn corona đáng báo động trong động vật hoang dã sắp được phục vụ tại các nhà hàng ở Việt Nam, theo bản tin của báo New York Post cho biết hôm Thứ Bảy, 20 tháng 6 năm 2020. Trong khi cả nước đang tìm cách ngừng nhập cảng động vật không hoàn hảo để ăn, nhưng vẫn chưa làm được điều đó, và vẫn còn các “nhà hàng động vật hoang dã” có chuột, dơi, mèo, cầy, rắn, gấu, khỉ và tê tê trong thực đơn. Trong một nghiên cứu xuất hiện trên tạp chí bioRxiv trước khi in, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 56% chuột hoang bị nhiễm vi khuẩn corona vào thời điểm chúng sẵn sàng được phục vụ tại các nhà hàng - gấp đôi từ khi những con vật này lần đầu tiên bị bắt.
Một thanh niên 19 tuổi đã thiệt mạng và một người khác đang trong tình trạng nguy kịch sau vụ nổ súng trước bình minh ở khu vực biểu tình Seattle, theo các viên chức thẩm quyền cho biết hôm Thứ Bảy, 20 tháng 6. Vụ nổ súng xảy ra vào khoảng 3 giờ sáng tại khu vực gần trung tâm thành phố có tên là Chaz, viết tắt của “Khu Vực Tự Trị Trên Đồi Capitol,” theo cảnh sát cho biết trong một tuyên bố trên Twitter. Ty cảnh sát Seattle, đã tuyên bố trong một thông cáo báo chí vào sáng Thứ Bảy rằng khi các cảnh sát đáp ứng các báo cáo về tiếng súng bên trong khu vực biểu tình, “họ đã gặp một đám đông bạo lực ngăn cản các nhân viên tiếp cận an toàn với nạn nhân.”
Cảnh sát đã bắt giữ một phụ nữ mặc áo sơ mi có dòng chữ “Tôi Không Thể Thở” bên ngoài cuộc tập họp vận động tranh cử của Donald Trump, ở thành phố Tulsa thuộc tiểu bang Oklahoma, khi các báo cáo cho thấy 6 nhân viên của tổng thống làm việc về hậu cần cho sự kiện này đã thử nghiệm dương tính với Covid-19. “Người ta phải làm điều này,” theo người phụ nữ nói khi bà ngồi trên sàn của một khu vực trống bên ngoài cuộc tập họp của tổng thống, đeo mặt nạ đen. Cảnh sát có thể được nhìn thấy đang nói với bà ấy, “họ đã yêu cầu bạn rời khỏi” trước khi dựng bà ấy dậy, còng tay bà ấy và đưa bà ấy vào một chiếc xe.
Một thẩm phán liên bang đã bác bỏ nỗ lực của Bộ Tư Pháp để ngăn chặn việc phát hành cuốn hồi ký từ cựu cố vấn an ninh quốc gia của Donald Trump là ông John Bolton. Nhưng Thẩm Phán Địa Hạt Hoa Kỳ Royce Lamberth, trong phán quyết ban hành hôm Thứ Bảy, 20 tháng 6 năm 2020, cũng phê phán cách mà Bolton đi trước với việc xuất bản cuốn sách, kết luận rằng ông đã nộp nó cho chính phủ đánh giá an ninh quốc gia. Bolton có thể phải đối mặt với việc chính phủ thu tiền từ cuốn sách.
Ba người đã thiệt mạng trong vụ tấn công bằng dao đâm trong công viên ở thị trấn Reading miền nam nước Anh hôm Thứ Bảy, 20 tháng 6, và đài truyền hình Sky News cho biết cảnh sát đang coi sự việc này liên quan đến khủng bố. Cảnh sát cho biết họ đã bắt giữ 1 người đàn ông tại hiện trường. Họ không xác nhận liệu có ai chết hay không, nhưng tờ Telegraph, BBC và Sky News cho biết 3 người đã thiệt mạng. Lãnh đạo hội đồng địa phương cho biết đã có trường hợp tử vong, không nói rõ là bao nhiêu. Dịch vụ xe cứu thương cho biết họ đã điều trị "một số" thương vong nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Trung Tâm quan sát, nghiên cứu Sóng Hấp Lực (gravitational waves) bằng tia Laser “Laser Interferometer Gravitational-Wave Observatory” (viết tắt LIGO) xây dựng cách đây hơn 30 năm, tốn 600 triệu. Hoạt động từ ngày ấy, tốn thêm khoảng năm trăm triệu nữa, không phát giác được cái gì. Nhưng lúc sắp sập tiệm, LIGO thình lình công bố đã bắt được “Sóng Hấp Lực” lan tỏa ra khi hai Hố Đen sát nhập thành một. Chuyện “nhập một” này, cũng theo LIGO, xảy ra cách Trái Đất hơn một tỉ năm ánh sáng. Thế giới khoa học chấn động. LIGO thắng lớn, lãnh nhiều giải cao quý, và cuối cùng đoạt luôn Nobel 2017.
Sách "The Room Where It Happened” của Bolton viết về thời gian ông làm việc tại Tòa Bạch Ốc, điều đó khiến cho TT Trump lo ngại. Sách này ra mắt trước ngày bầu cử Hoa Kỳ, ngày bầu cử là ngày 3 tháng 11 năm 2020. Sách ra mắt vào cận ngày bầu cử, Bolton mới có hy vọng “Nhất tiễn song điêu” hay “Nhất tiễn hạ song điêu” là một mũi tên bắn được 2 con chim. - Thứ nhất sách ra mắt cận vào ngày bầu cử sẽ có nhiều người háo hức mua để xem, từ đấy Bolton sẽ thu về vài triệu Mỹ kim. - Thứ hai, Tổng thống Trump “đã yêu cầu John Bolton từ chức." Do đấy, ra mắt sách trước ngày bầu cử, với những chỉ trích TT Trump rất nặng nề trong sách, sẽ khiến cho TT Trump khó khăn trong việc vận động tranh cử tổng thống hay TT Trump có thể sẽ thất cử.
Với ít nhiều lạc quan, và chủ quan, tôi tin rằng dịch Vũ Hán rồi sẽ qua trong tương lai gần. Quả đất vẫn cứ quay đấy thôi. Kinh tế rồi sẽ hồi phục dần dần. Nhân loại lại tiếp tục sinh hoạt y như cũ, với ý thức vệ sinh (và cộng sinh) lành mạnh hơn xưa. Quan hệ toàn cầu sẽ trở lại bình thường, trừ mỗi cái nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc (People’s Republic of China) thì tôi … không hoàn toàn bảo đảm. Tôi (dám) có chút máu Tầu nên chả hà cớ chi mà lại đi kỳ thị gần một phần năm dân số toàn cầu. Vấn đề là cái tôi của những vỹ lãnh đạo ở xứ sở này quá lớn, nhất là ông Tập Cận Bình – Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước và Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương – người đã đẩy cả nước đi trật đường rầy quá xa (tới mấp mé hố thẳm luôn) nên hiện tình Trung Hoa – xem ra – không còn thuốc chữa. Phen này (e) sẽ lôi thôi lớn, lôi thôi lâu, và lôi thôi lắm!
Những bằng chứng mua bán chức quyền vừa được báo The Age và Chương trình 60 Minutes của đài ABC phanh phui, khiến Thủ hiến Victoria Daniel Andrews phải sa thải một bộ trưởng, 2 bộ trưởng xin từ chức và nhiều chính trị gia đảng Lao Động tại Victoria đang bị cảnh sát và Ủy Ban chống tham nhũng điều tra. Ban điều hành đảng Lao Động toàn quốc phải đề cử 2 cựu chính trị gia có uy tín lãnh đạo một cuộc điều tra nội bộ, đồng thời trong vòng 3 năm tới các chi bộ tại Victoria mất quyền đưa người ra tranh cử. Chính phủ tiểu bang Victoria (với 6,3 triệu dân) đã ký kết các biên bản nghi nhớ và hợp đồng riêng tham gia dự án "Vành đai và Con đường" với Bắc Kinh, và đang bị chính phủ Liên bang phản đối. Điều này khiến dư luận, gồm nhiều cử tri Úc gốc Việt đặt câu hỏi rằng việc xảy ra tại tiểu bang Victoria có ảnh hưởng gì đến các ký kết với Trung cộng hay là không?
Các nhà khoa học đều nhìn nhận đường là một chất không thể thiếu được trong một chế độ dinh dưỡng quân bình. Tuy nhiên một sự thặng dư đường có thể là đầu mối của biết bao nhiêu là bệnh tật như béo phì, tim mạch, và tiểu đường... Có rất nhiều loại đường trên thị trường với những danh xưng tuy khác nhau nhưng có cùng chung một đặc tính là tạo vị ngọt.
Đại dịch vi khuẩn corona đã đạt tới cố người bị lây nhiễm cao nhất trong một ngày vào Thứ Năm với 150,000 trường hợp mới, theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho biết hôm Thứ Sáu, 19 tháng 6. Một nửa trong số những trường hợp mới bị lây được báo cáo tại Châu Mỹ, theo Tổng Giám Đốc WHO là Bác Sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong một cuộc họp báo. “Thế giới đang bước vào giai đoạn mới và nguy hiểm,” theo ông Tedros cho biết. "Nhiều người đã chán ngấy việc ở nhà. Các quốc gia rất háo hức muốn mở cửa xã hội và nền kinh tế của họ, nhưng vi khuẩn vẫn lây lan nhanh. Nó vẫn gây chết người và hầu hết mọi người vẫn dễ mắc bệnh."
Hàng chục ngàn người Mỹ hôm Thứ Sáu, 19 tháng 6 đánh dấu lễ Juneteenth kỷ niệm xóa bỏ chế độ nô lệ bằng các cuộc tuần hành chống kỳ thị chủng tộc, các cuộc biểu tình ôn hòa, cưỡi xe đạp và các buổi trình diễn âm nhạc đánh dấu sự đen tối còn trên khắp đất nước. Lễ kỷ niệm Juneteenth diễn ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình trên toàn quốc chưa từng có đòi hỏi công lý chủng tộc gây ra bởi cái chết của George Floyd, một người đàn ông da đen ở thành phố Minneapolis đã bị giết bởi một sĩ quan cảnh sát da trắng đè cổ trong gần 9 phút.
Với những lo lắng về vi khuẩn corona và căng thẳng về chủng tộc hiện ra lớn, Tổng Thống Trump vẫn tiếp tục theo đuổi cuộc vận động tranh cử vào Thứ Bảy tại thành phố Tulsa, tiểu bang Oklahoma. Khi ông chuẩn bị tập họp những người ủng hộ lần đầu tiên kể từ khi đại dịch lan rộng khắp nước Mỹ 3 tháng trước đây. Cuộc tụ họp sẽ diễn ra sau khi Tòa Án Tối Cao Oklahoma bác bỏ đơn kháng cáo vào Thứ Sáu, 19 tháng 6, trong một vụ kiện được đệ trình vào đầu tuần này bởi một nhóm cư dân Tulsa và cơ sở kinh doanh đang tìm cách buộc các nhà tổ chức thực thi các biện pháp giữ khoảng cách xã hội. Vụ kiện đã cho rằng việc tụ họp đông người, được tổ chức trong nhà tại Trung Tâm BOK 19,000 chỗ ngồi, có thể làm tăng đáng kể sự lây lan của vi khuẩn corona. Các trường hợp mới về vi khuẩn đã gia tăng ở Oklahoma gần đây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.