Hôm nay,  
Người đọc nhìn thấy môt hình ảnh rất nhỏ, khiêm tốn, ngay trong ngày đầu 30-4-1975, hình ảnh người chiến binh giải phóng Sàigòn đang quì gối cầu nguyện bên ngoài ngưỡng cửa Nhà Thờ Đức Bà Sàigòn. ..
Tôi đã xem phim “Oppenheimer” chiếu ngoài rạp, một phần vì tiểu sử của nhà khoa học vật lý đã chế ra bom nguyên tử, từng giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học U.C. Berkeley và vì cũng muốn biết ngôi trường thân yêu của mình đã được lên phim như thế nào.
Chùa Linh Sơn ở Joinville Le Pont của chúng tôi, bên dưới chánh điện là một phòng sinh hoạt Phật sự khá khang trang và rộng rãi dành cho các em oanh vũ gia đình Phật tử Quảng Đức. Các em tới học Phật pháp, tập hát, học giáo lý và cùng làm văn nghệ. Trên tường chính diện có treo một tấm tranh lớn như bằng hai cái chiếu, chiếm gần hết một phần tường. Trong tranh là cảnh biển trời bao la xanh xanh vây quanh, tọa lạc ở gần giữa là hình tổ Bồ Đề Đạt Ma quảy một chiếc giầy trên tích trượng vắt vẻo trên vai. Ngài đang thong dong du hành vô ngại đầy an bình.
Mấy nay giang hồ đồn đại vậy mà trúng y chóc luôn, linh như bà phán. Hồi nào giờ hễ giang hồ khịa chuyện gì là có chuyện đó. Thiệt tình mà nói thì cũng từ nội bộ lộ ra người ta mới biết, hũ mắm có xì khẳm thiên hạ mới nghe mùi. Cuối cùng rồi thì chủ tiệm nước cũng bị đuổi cổ khi mà ghế ngồi chưa nóng đít. Trong cái rủi có cái may, cu Thẹo về vườn trong danh dự tự từ chức, từ chức là cái chuyện tào lao chưa bao giờ có ở xứ quỡn quê mình.
Sách Cổ Học Tinh Hoa có chép chuyện Sào Phủ và Hứa Do - hai ẩn sĩ đời Vua Nghiêu. Câu chuyện như sau: Hứa Do được tiếng là người hiền, vua Nghiêu vời vào để truyền ngôi thiên tử. Hứa Do từ chối, cười mà về rồi ra suối rửa tai...
Đỗ Bảo Trân và Đỗ Hoàng Trung, cặp song sinh 11 tuổi lớn lên trên một ngôi nhà thuyền ọp ẹp ở đồng bằng sông Cửu Long, có những ước mơ. Trân yêu K-pop, xem video vào ban đêm để học tiếng Hàn và rất muốn đến thăm Seoul. Trung thì muốn trở thành ca sĩ. Nhưng hy vọng của hai đứa trẻ là “không thực tế”, Trung nói: “Cháu biết mình sẽ phải lên thành phố để kiếm sống”. Những giấc mơ như vậy thường tan biến nhanh ở vùng sông Mekong, nam Việt Nam, một trong những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhất trên thế giới.
Khi nói về cái nhìn của chàng học trò xứ Quảng với những người đẹp đất thần kinh tôi nghe nhiều lần hai câu: Học trò trong Quảng ra thi / Thấy cô gái Huế chân đi không đành. Có lẽ vì mặc cảm thua sút, thấp cơ so với người đẹp, chàng học trò xứ Quảng nói lại bằng cách thay chữ “Thấy” bằng chữ “Mấy” để vớt vát: Học trò trong Quảng ra thi / Mấy cô gái Huế chân đi không đành.
Nhà tôi có bốn chị em gái. Hai người chị của tôi: chị Thanh Tâm và chị Cẩm Thành hoa tay nữ công đầy mười ngón. Tôi và nhỏ em Ngọc Hiền thêu thùa may vá cũng thuộc hạng nhứt, nếu tính từ dưới lên. Qua đường kim mũi chỉ khéo léo của hai chị, chúng tôi đã có được những tác phẩm nghệ thuật vừa đẹp, vừa thắm tình yêu thương...
Trong suốt thế kỷ qua, mọi người thường hát vang khúc nhạc bốn câu để chúc mừng ngày sinh nhật của người thân, bạn bè. Nhưng có lẽ ít người biết tên của những người phụ nữ đằng sau giai điệu nổi tiếng này: Mildred Jane Hill, một nhạc sĩ và nhà soạn nhạc nổi tiếng, và Patty Smith Hill, người tiên phong trong lĩnh vực giáo dục trẻ thơ.
Tôi bắt đầu tập uống cà phê và hút thuốc vào cuối năm lớp đệ nhị, lớp 11 bây giờ. Thật lòng mà nói, lúc đó tôi chẳng thấy ngon lành gì, vừa đắng lại vừa khó thở...