Hôm nay,  
Những năm trên dưới hai mươi, tôi xem văn chương là một thứ đạo, những cuốn sách, những thi phẩm không khác kinh thánh, các nhà văn, nhà thơ ngang bằng các giáo chủ. Tôi mê văn chương, tôn sùng những người tạo ra nó. Bước vào tuổi trung niên, say mê vẫn còn, nhưng bình tĩnh hơn, chừng mực hơn. Cho đến khi phần lớn đời mình gắn liền với sách vở như nghiệp dĩ, văn chương, ban đầu tôi viết vì nhu cầu nội tâm, muốn tỏ lộ những buồn vui đau đớn hài mãn… qua chữ nghĩa, trước tiên cho mình, thứ đến cho người, với mong muốn xẻ chia.
Tuần này tôi trân trọng giới thiệu Đỗ Kh. Nhà văn Đỗ Kh., hẳn không xa lạ gì với người yêu văn chương tiếng Việt, ở hải ngoại nói riêng, trong nước nó chung. Ba mươi bốn năm trước, Đỗ Kh. (lúc bấy giờ ông còn ký bút hiệu Đỗ Khiêm) là tác giả đầu tiên tôi chọn để trình làng nhà xuất bản Tân Thư do tôi chủ trương. CÂY GẬY LÀM MƯA cũng là tác phẩm đầu tiên tác giả này đến với thế giới văn chương tiếng việt. Ngoài CGLM, Tân Thư còn in của ông một tập truyện nữa, KHÔNG KHÍ THỜI CHƯA CHIẾN. Với bút pháp rất riêng cộng kiến thức và trải nghiệm sâu rộng qua những chuyến đi khắp mọi nơi trên hành tinh này, Đỗ Kh. cho chúng ta những bài viết lý thú.
Mặt trời như chiếc nong đỏ ối sắp chạm mái ngói phủ rêu của dãy phố cổ. Bức tường bên trái loang lổ, tróc lở, chồng chéo những dòng chữ thô tục cạnh các bộ phận sinh dục nam nữ đủ cỡ đủ kiểu vẽ bằng than hoặc mảnh gạch vỡ. Bức tường thấp, có chiếc cổng gỗ đã mất hẳn màu sơn, xiêu vẹo, quanh năm nằm trong vị thế mở ngõ. Chiếc cổng dẫn vào ngôi miếu nhỏ. Bên trong miếu, trên bệ thờ bằng xi măng hai ba bài vị chẳng hiểu viết gì, chẳng biết thờ ai. Trước bài vị, lư hương chỉ toàn chân nhang. Từ lâu không còn ai đến đây hương khói, ngôi miếu đã biến thành giang sơn riêng của dơi, chuột cùng các loại côn trùng. Cạnh ngôi miếu, một tàn cổ thụ rậm lá với những rễ phụ chảy thõng thượt, bò ngoằn ngoèo trên mặt đất.
Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam ngày 3 tháng 2 năm 1994, dưới thời Bill Clinton. Khởi từ dấu mốc đó Việt Nam dần dần thân thiện hơn với người anh em “sen đầm đế quốc” này, thời kỳ ngăn sông cách chợ đã được khai thông, nhiều người xuất ngoại thăm thân nhân, du lịch hoặc công tác. Giới văn nghệ sĩ không ngoại lệ. Thuở đó gần như tháng nào tôi cũng đón ít nhất một văn, thi, nhạc, họa… sĩ. Phải chăng tại fake news, một người nhà quê như tôi bỗng biến thành “tay chơi” có số má dưới mắt nhìn các vị cầm cọ, cầm bút trong nước?
Hầu hết mọi người già thường mắc phải chứng quên những chuyện gần, nhưng lại nhớ những chuyện xưa, có khi hàng sáu bảy chục năm trước. May mắn (hay xui xẻo?), tôi có một trí nhớ khá tốt, dù gần hay xa tôi đều không quên. Tuy nhiên tôi lại vướng phải nhược điểm là chỉ nhớ sự việc nhưng lại không nhớ thời điểm. Nhược điểm này theo tôi từ ngày thơ trẻ cho đến hôm nay. Khác hẳn một vài người quen, chả hạn nhà văn Hoàng Khởi Phong, anh có một trí nhớ xuất chúng về những con số. Số điện thoại, số nhà của ai đó, chỉ nhìn hoặc nghe qua một lần là ghim ngay vào não, nhiều năm sau, hỏi, anh trả lời vanh vách. Nhà văn Cung Tích Biền cũng không kém, xuất thân là giáo sư dạy sử, ngoài những chi tiết liên quan đến chuyên môn như tên, đế hiệu các vị vua, ngày lên ngôi, ngày chết, những hành trạng của họ suốt thời gian trị vì, và mọi biến cố lịch sử… trải dài từ thời lập quốc, bốn nghìn năm trước, đến bây giờ. Như Hoàng Khởi Phong, anh nhớ rõ mọi con số, kể cả những chi tiết liên quan.
Hai hôm trước một cô em, cũng cầm bút, đến thăm, nhân tiện đề nghị, nếu sức khỏe không cho phép tôi gõ chữ thì cô ấy sẽ giúp, tôi chỉ cần nói qua băng ghi âm, cô em chép lại rồi giao cho tôi nhuận sắc. Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, qua trao đổi riêng, vẫn nhiều lần khuyên tôi nên viết hồi ký. Theo hai người, do một thời chủ trương tạp chí Hợp Lưu, tôi có điều kiện tiếp cận và rành rất nhiều chuyện của giới văn nghệ sĩ cũng như văn học hải ngoại lẫn trong nước, nếu tôi không làm thì rồi mọi sự cố sẽ trôi vào lãng quên, thiệt thòi cho văn học Việt Nam, uổng lắm.
Tuổi già thường sống với dĩ vãng. Nhiều chuyện tưởng đã vĩnh viễn ra khỏi trí nhớ, thế mà bất chợt bỗng hiện về, có khi mồn một từng chi tiết nhỏ, tựa mới xảy ra hôm qua, hôm kia, có khi nhập nhòa hư thực bất phân. Chuyện này không lâu, chỉ 23 mươi năm, trước một năm ngày tôi bị tai biến. Nhớ, vì có một chi tiết, lạc đề, nhưng vui.
Trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, tôi thích nhất nhân vật Hồng Thất Công, bang chủ Cái Bang (kế thừa là Kiều Phong), ông già tính khí trẻ con. Tôi thích vì rất hợp tạng. Nói cách khác, tôi rất sợ những chuyện nghiêm túc. Ở đây bạn đọc sẽ bắt gặp mọi chuyện: chính trị, xã hội, kinh tế, văn chương, thi ca, nghệ thuật…, kể cả những chuyện tầm phào như gái trai, rượu chè hoang đàng nhăng nhít... Nói gọn, mảnh vườn này luôn rộng cửa, bạn đọc hãy cùng tôi rong chơi.
Trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, tôi thích nhất nhân vật Hồng Thất Công, bang chủ Cái Bang (kế thừa là Kiều Phong), ông già tính khí trẻ con. Tôi thích vì rất hợp tạng. Nói cách khác, tôi rất sợ những chuyện nghiêm túc. Ở đây bạn đọc sẽ bắt gặp mọi chuyện: chính trị, xã hội, kinh tế, văn chương, thi ca, nghệ thuật…, kể cả những chuyện tầm phào như gái trai, rượu chè hoang đàng nhăng nhít... Nói gọn, mảnh vườn "Ba Điều Bốn Chuyện" này luôn rộng cửa, bạn đọc hãy cùng tôi rong chơi.