Hôm nay,  

Xin Cho Tôi Góp Lời Cầu Nguyện

18/12/201200:00:00(Xem: 7988)
Hôm nay, ngày 14 tháng 12 năm 2012.

Chỉ còn 18 ngày nữa là hết một năm. Mùa lễ Giáng Sinh và việc mua sắm rộn rịp đang làm bận bịu các cửa hàng lẫn khách mua.

Tôi cũng đang bận rộn gói quà cho con cháu và người thân. Lòng vẫn nôn nao với các món quà và ý nghĩ sung sướng khi được trao quà cho các cháu nội vào ngày Giáng Sinh sắp đến.

Tưởng tượng đến tiếng reo mừng của lũ trẻ và một ngày mở quà nhộn nhịp của gia đình. Ôi! thấy thật vui sướng trong tim.

Khoản 12 giờ trưa, tôi tạm nghỉ gói quà và ngồi vào bàn Computer để đọc vài tin tức internet buổi sáng và giải khuây với ly cà phê bên cạnh, một tấm hình với hàng chữ : Connecticut School shooting chợt thoáng hiện ra nhanh trên màn hình.

Tin tức bắn chết người trên đất Mỹ hình như xẩy ra quá nhiều và thường xuyên, nhứt là mới tuần trước, ở shopping mall tiểu bang Oregon, tin một tên sát nhân vừa giết 3 mạng người và tự tử trong mall chưa kịp tan trong đầu óc của mình.

Tôi chợt nghĩ lại thêm một thằng điên sát nhân nào nữa đây và tội nghiệp cho nạn nhân, tôi định chuyển sang trang khác nhưng tò mò xem tin này được đưa lên internet hồi nào và chuyện xẩy ra bao lâu rồi.

Hàng chú thích ghi rằng mới đưa lên chừng 1 giờ 5 phút trước đây.

Vậy chuyện mới xẩy ra sáng nay. Chắc tin tức TV sẽ nói tới.

Tội mở TV và chuyển sang các đài Mỹ NBC, ABC, CBS local 2,4,7,…Không thấy nói gì ngoài chương trình thường xuyên hàng ngày. Tôi định bụng chắc tin không mấy quan trọng. Thử quay sang đài CNN xem sao.

Quả nhiên. Tin đang được thông báo trên đài CNN.

Tin về một thằng điên sát nhân không làm tôi lưu ý, tôi đã lặng im để chăm chú nghe và xem tin về gần 20 em bé học sinh tiểu học đã bị giết chết cùng với 6 người lớn.

Trời! sao kinh hoàng vậy. Sao chuyện hãi hùng lại có thể xẩy ra vào những ngày cuối năm và mùa Giáng Sinh 2012 đang đến với niềm hân hoan đón mừng năm mới 2013.

Thời gian đã ngưng lại và chết đứng vào lúc 12:30 phút trưa trên TV tôi đang xem.

Tin cho biết vào lúc 9:30 sáng ở miền đông Hoa Kỳ, một kẻ giết người mang súng vào trường Tiểu Học Sandy Hook ở thành phố Newtown, tiểu bang Connecticut, đã nả súng giết 20 trẻ em đang học trong 2 lớp và 6 người lớn gồm bà hiệu trưởng và các giáo viên.

Tôi không muốn nhắc lại câu chuyện đã xẩy ra như thế nào và tôi không viết chi tiết câu chuyện này như một phóng viên lấy tin cho nhà báo.

Tôi muốn được viết câu chuyện về những xúc động đã tràn ra trong tâm tư khi hay tin đó.

Câu chuyện của mình, của một người Việt Nam tỵ nạn trên đất Mỹ và chuyện của một ông nội có 2 đứa cháu cùng vào tuổi của các em bé nạn nhân trên.

Một xúc động lẫn lộn nhiều ý nghĩ hoang mang, lặng lẽ, kinh hoàng sợ sệt, lo âu, hãi hùng…không biết còn có chữ nào thêm để diễn tả cảm nghĩ bàng hoàng khi xem thấy tin đó trên đài CNN.

Ngày Sept 11 năm 2001, ngày bọn khủng bố không tặc 2 chiếc máy bay đâm vào tòa tháp đôi Twin Tower ở New York, tôi đang đi làm ở một công ty vể credit card.

Buổi sáng hôm đó, lúc khoảng 8 giờ , tôi và hàng trăm nhân viên đồng nghiệp đã sững sờ đứng chết trân im lặng trong phòng làm việc để xem hình ảnh tòa tháp đôi đang cháy trên TV, đáng lẽ ra được dùng để chiếu hoạt động nội bộ của công ty.

Khi tòa nhà 1 và tòa nhà 2 lần lượt sụp đổ. Nhũng điều gì tôi mang trong tim và trong đầu hôm đó, nay đã trở lại trong tôi một lần nữa:

“ Một xúc động lẫn lộn nhiều ý nghĩ hoang mang, lặng lẽ, kinh hoàng sợ sệt, lo âu, hãi hùng…không biết còn có chữ nào thêm để diễn tả cảm nghĩ bàng hoàng khi xem thấy tin đó trên đài CNN.”

Tôi không đứng trên mảnh đất của khu vực kinh hoàng, tôi không có ai quen hay họ hàng sống ở thành phố này, tôi không phải là một người Mỹ nhưng tôi cũng có một trái tim biết buồn vui, âu lo, thương yêu, nhân ái, đau khổ và một đầu óc cũng biết sợ sệt, bàng hoàng, hãi hùng.

Tôi nhớ được bức hình các em bé ở ngoài sân đang được hướng dẫn di tản xa phạm trường bởi nhân viên công lực, các em đang để 2 tay lên nắm vai bạn đằng trước theo nhau chạy tới.

Nhìn khuôn mặt sợ sệt của các em bé và nhứt là cái miệng đang mếu máo khóc, tôi thật xúc động và thương các em bé vô cùng.

Các em làm sao hiểu được chuyện gì đang xẩy ra và sự nguy hiểm nó kinh hoàng đến như thế nào? Các em chỉ biết dơ tay nắm vai nhau chạy theo lời người lớn xa lạ bảo, không phải là cô giáo hay là cha mẹ của mình.


Tôi nghĩ rằng trong những tiếng khóc đó, chắc chắn sẽ có những tiếng kêu là : Mammy hay Daddy!!

Có ai sẽ trả lời ngay lúc đó cho các em là:

Có mammy đây – daddy đây. Con ! Đừng sợ.

Hoàn toàn không có. Chỉ có tiếng la :” chạy tới phía trước đi” của ai đó.

Phía trước là chỗ nào, đi đâu, để làm gì? Chẳng ai nói thêm gì hết. Cứ phải chạy.

Tội nghiệp quá.

Nhìn những bức hình khác, có bà mẹ tìm thấy con và tất ta tất tưởi ôm chặt con trong tay chạy ngược ra đường xe vào. Nỗi sung sướng khi tìm thấy con chưa được đứng yên để hỏi han, an ủi hay vỗ về con vì nó phải cùng mẹ và con chạy băng băng đi xa khỏi nơi nguy hiểm càng nhanh càng tôt.

Không còn thời gian đứng lại để hỏi thăm con. Trên khuôn mặt chỉ có nỗi kinh hoàng.

Một bà mẹ đang mếu máo khóc với đầu tóc rối bời và tay phải có cái phone đang nghe. Không có con bên cạnh. Tôi tin chắc là không phải tin con mình chết vì lúc đó, không thể nào có tin xác nhận ai là nạn nhân nhưng bà mẹ này hốt hoảng vì không biết tin con mình trong trường như thế nào và đang thông báo cho ai đó hay.

Tôi đoán vậy và cầu mong tin vui sẽ đến với bà mẹ này sau đó.

Một bà mẹ khác, ôi! Thật sung sướng khi biết tin con mình an toàn mặc dù chưa ôm đứa con trong tay.

Trên con đường chạy ra, bà đã đưa ngón tay cái lên cho người quen biết để nói : it is good- Number 1 – we are OK.

Tin tường thuật bị cắt ngang để chuyển tin tổng thống Obama ra họp báo và nói chuyện với toàn dân về tin thảm sát này.

Tổng thống Obama đã nghẹn lời muốn khóc khi nói đến câu : các em bé bị thảm sát tuổi từ 5-10…..

Ông đã nói câu chuyện không phải từ một tổng thống mà là câu chuyện của một người cha hiện cũng đang có 2 đứa con đi học như những gia đình nạn nhân đó.

Ngoài tổng thống Obama, ngay cả phóng viên đài CNN cũng muốn rơi lệ khi đứng ở khu vực hiện trường để tường thuật câu chuyện, cô phóng viên đài CNN đã nghẹn lời muốn khóc khi nhắc đến 20 em bé đã bị bắn chết và nhớ đến 2 đứa con của mình hiện đang học ở một trường cách nơi đây 30 phút lái xe. Con mình được an toàn nhưng vẫn xúc động.

Xem đến đây, cô làm tôi chợt nhớ tới 2 đứa cháu nội 4 và 6 tuổi đang đi học ở gần chỗ tôi ở, tôi đã vội bốc phone kêu cho con trai tôi để nói chuyện về vụ thảm sát này và muốn nhắc đến 2 đứa cháu nội.

California và Connecticut cách nhau hơn 4000 miles nằm trên 2 bờ biển Tây và Đông của nước Mỹ nhưng không gian không còn là một vấn đề của tình người.

Tôi muốn thật sự biết chắc hai đứa cháu của tôi an toàn, yên tâm và có bố mẹ chúng ở bên cạnh.

Tôi muốn được chia xẻ với con trai tôi về những gì tôi xem và tôi nghĩ khi nhìn thấy những cảnh chung quanh câu chuyện thảm sát sáng này.

Nó làm tôi buồn và nhớ đến hai đứa cháu nội, giống như cô phóng viên đài CNN.

Chuyện có vẻ hơi tưởng tượng nhưng là câu chuyện của mình. Được nói và được nghe cũng giống như người mẹ đã đưa ngón tay cái lên chỉ rằng: “we are OK” trong một bức hình tôi thấy.

Được như vậy là yên tâm và thấy hạnh phúc.

Khi tôi xem, tôi nghĩ và làm chuyện này, tôi mới chợt nhớ là đã quên rằng mình là người Việt Nam tỵ nạn.

Trong 30 năm sống ở quê hương thứ hai này, tôi phải cám ơn đất nước đã bao dung cho tôi và đã giúp tôi quên rằng mình là người Việt Nam Tỵ Nạn.

Tôi muốn nói chữ Quên này nếu đi với 3 chữ “người Việt Nam” riêng thôi thường hiểu là điều mất gốc hay là điều Mỹ hóa theo nghĩa thông thường.

Nhưng thêm vào chữ Tỵ Nạn thì 5 chữ người Việt Nam Tỵ Nạn sẽ mang một nghĩa khác hẳn.

Nó khác ở chỗ tôi đã biết chia xẻ nỗi đau hay hạnh phúc chung với những người Mỹ chung quanh, biết đóng góp một phần vào lịch sử của Hoa Kỳ, biết mở lại cánh cửa ngày xưa mình bước vào hơn 30 năm trước đây và biết đi chung một con đường lịch sử của quê hương mới cùng với tất cả mọi người chung quanh.

Nếu những người Mỹ là cha mẹ, ông bà đã mất con, mất cháu trong cuộc thảm sát này, đang chịu một nỗi đau không tả xiết, một nỗi khổ vô cùng to lớn, nếu những bạn bè, gia đình và những người Mỹ khác đang có lời cầu nguyện cho nạn nhân thì xin cho tôi được góp lời cầu nguyện thêm để chia xẻ nỗi đau thương này như những bạn bè và thân thuộc của họ dù tôi chỉ là một người Việt Nam Tỵ Nạn thông thường xa lạ mà thôi.

P. Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.