Hôm nay,  

Trịnh Cung, Một Kiện Tướng Trong Hội Họa

09/06/201900:03:00(Xem: 8798)

TRỊNH CUNG, Một kiện tướng trong hội họa

 

Đặng Phú Phong

 

blankTrịnh Cung

 

Sau hai lần triển lãm cá nhân ở Nam California, một, vào năm 1997 tại vùng Little Saigon, và lần hai, vào năm 1998 tại gallery LA Artcorp thuộc thành phố Los Angeles; ông đã quay lại Sài Gòn, VN để (tưởng rằng) trút bỏ chiếc thân cát bụi trên quê hương vì bị bệnh nan y. May mắn thay phép lạ đã đến với ông, tại nơi này ông không chữa trị gì mà đã khỏi bệnh. Không những thế, ông còn có thêm được một tình yêu mới mẻ, nồng nàn cuả nhà thơ trẻ Phương Lan và hiện là vợ của ông.

 

 Sắp tới, ngày Thứ Bảy 15/6/19 sẽ là ngày triển lãm cá nhân của ông một lần nữa tại nhật báo Người Việt vùng Little Saigon. Phòng tranh sẽ mở cửa từ 11 giờ sáng 15/6/2019, họa sĩ ký tên trên sách tặng từ 2:00PM ngày 15/6/2019, và triển lãm trong hai ngày 15 và 16/6/2019. Mặc dù HS Trịnh Cung đã triển lãm rất nhiều lần, nhiều nơi trên thế giới, nhưng lần thứ ba (triển lãm cá nhân) trên vùng đất có hơn ba trăm ngàn người Việt, một Sài Gòn thu nhỏ với đầy đủ ngành nghề, nhất là về mảng văn học nghệ thuật và báo chí, ông không khỏi có nhiều bận tâm của một người nghệ sĩ thấm đẫm sự cầu toàn nên đã cố gắng rất nhiều trong công việc chuẩn bị triển lãm.

blank

 

Mở đầu, ông đã xuất bản tập “TREO TRÊN GIÁ VẼ, Hanging on The Easel” từ tháng 3/19. Sách do Văn Học Press ấn hành, Mekong Printing ấn loát tại California. Đây là một tập sách về hội họa rất công phu; sách in toàn giấy trắng dày, láng. Bìa là bứ tranh Treo Trên Giá Vẽ, một tác phẩm nổi tiếng của ông. Phần ngôn ngữ, tất cả đều dược dịch ra tiếng Anh. Phần tranh được in rất công phu, rõ, tỉ mỉ từng nét và giữ được màu nguyên tác đến 80-90 %.

 
blank

Xin điểm sơ qua phần nội dung của cuốn sách:

Đây chính là một hồi ký về sự nghiệp hội họa của HS Trịnh Cung trong suốt 56 năm (1962-2018). Trong Lời Ngỏ, sau khi trình bày những khó khăn trong việc xuất bản một cuốn sách về hội họa “Trong việc có liên quan đến lịch sử, quá khứ, cả quan điểm làm nghệ thuật theo hướng tự do tư tưởng nên không tránh khỏi khác biệt và đụng chạm. Do đó sách không thể phổ biến rộng rãi ở Việt nam hiện thời.

Tuy nhiên tôi tin tưởng vào tình yêu hội họa, tin vào trái tim mình luôn đập theo tiếng gọi của Cái Đẹp và sự tiến bộ nên xin được giữ mãi tính cách và tư duy nghệ thuật ấy cho đến phút cuối cùng.”(*)

  

 
Đó chính là tính cách của Trịnh Cung, một con người khí khái, sẵn sàng đương đầu với cam go, chiến đấu với những điều ông cho là bất công trong xã hội và những gì giả nghệ thuật, phi nghệ thuật; cũng chính cái tính cách này mà ông đã làm cho nhiều người không hài lòng. Và, Trịnh Cung đã bất cần!

 

Trong phần “20 Câu Hỏi Cho Bản Tự Khai” là dạng tiểu sử tóm lược của tác giả. Qua đây chúng ta có dịp hiểu khá nhiều một người tên Nguyễn Văn Liễu, tên khai sanh của HS Trịnh Cung, gốc gác Quảng Nam, từng làm thơ (bút danh Thương Nguyệt).

 
blank

Năm 1963 là một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp hội họa của Trịnh Cung; ông đã bỏ dạy vẽ cho trường Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng, lên Đà Lạt sống chỉ để vẽ. Cũng trong năm này vinh quang đầu đời của sự nghiệp hôi họa đã đến với ông. Bức tranh “Người Ngồi” của ông đạt được Huy chương Đồng, giải “Hội Họa Mùa Xuân” và bức tranh này được Việt Nam chọn gửi đi dự giải “Triển Lãm Lưỡng Niên Paris 1963”. Sự thành công này của ông và trước đó, năm 1962, bức “Mùa Thu Tuổi Nhỏ” là một trong 17 tác phẩm chính thức đại diện cho Hội Mỹ Thuật Việt Nam tham gia triển lãm cùng với 19 quốc gia khác là một khí thế bừng bừng cho một tài năng, một tên tuổi lớn trong nền hội họa Việt Nam sau này.

 
blank

Năm 1964 Trịnh Cung vào quân ngũ, trở thành sĩ quan huấn luyện tại trường Sĩ Quan Thủ Đức; 1966 ông tham gia Hội Họa Sĩ Trẻ với chức vụ là Tổng Thư Ký. Ông luôn luôn tự hãnh diện là mình đã được đào tạo từ một nền giáo dục rất nhân bản của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Rồi theo “Vận nước nổi trôi” HS Trịnh Cung phải vào trại “cải tạo” sau 1975 hết 3 năm, không vẽ 11 năm. Sau đó ông đi đi về về giữa Việt Nam và Mỹ, triển lãm nhiều nơi và được một số trường đại học của Mỹ mời thỉnh giảng về hội họa. Cho đến năm 2013 mới chính thức định cư tại Mỹ.

 

Trên con đường sự nghiệp, qua cách phân chia những giai đoạn, tôi thấy ở ông một sự làm việc thật nghiêm túc, tiến bước một cách vững chắc. Trong hai thời kỳ vẽ theo trường phái Biểu Hiện (Expressonism) và trường phái Trừu Tượng (Abstractism) ông đều có thời kỳ đầu (First Period). Chứng tỏ ông đã rất cố gắng đào tạo cho chính mình, học hỏi qua báo chí, sách vở; thực hành với chính những gì đã thu thập được rồi mới tiếp tục dấn bước vào những điều mình quyết tâm. Thử đưa ra vài khác biệt của hai giai đoạn khi ông vẽ theo Biểu Hiện:

 
blank

Trong giai đoạn 1962 – 1975 phần màu sắc, Trịnh Cung luôn có gam màu tối, nặng nề, nhiều chi tiết và hình thể hơn hơn giai đoạn 1986 – 1992. Hai bức “Mùa Thu Và Tuổi nhỏ, Huy chương Bạc-1962) và “Hòa Nhạc Trên Sa Mạc- 1987) là điển hình. Giai đoạn đầu ông cho chúng ta thấy được những ưu tư, khắc khoải của một tâm hồn nghệ sĩ trước cuộc chiến tranh tàn khốc và những đớn đau của tuổi thanh thiếu niên đã và đang bị tàn phá bỡi một cuộc chiến không nên có, không đáng có của Việt nam. Những vệt màu, những hình thể cứ như chen sát vào nhau, chen chúc, dày xéo tựa như bầu không khí đậm đặc, hôn ám đè lên từng chi tiết hữu cơ. Qua phần Hai, sau hơn mười năm không vẽ được, ông lại có cơ hội cầm cọ trở lại, phần lớn là do chính sách cởi trói. Tuy nhiên, sự ghét bỏ một xã hội ô trọc, bất công vẫn còn đó bàng bạc trong tác phẩm của ông, dẫu rằng màu sắc có sáng hơn, hình thể có nhiều khoảng cách hơn.

 

Trong thời kỳ vẽ theo Trừu Tượng, tôi cho rằng là thời kỳ rất sung mãn, tài hoa của Trịnh Cung, như một bông hoa bừng nở mãn khai, kiêu hãnh khoe sắc trước mọi thời tiết. Những bức tranh màu sắc sang cả, óng mượt dù cho ông vẽ với gam màu nâu là chủ đạo hay xanh, đỏ, xám đều trong veo, nhuyễn sắc. Tài hoa Trịnh Cung phát tiết trong thời kỳ này quả thật tuyệt vời. Tôi cũng đồ rằng sự nghiệp của ông, sau này, những nhà phê bình cũng sẽ căn cứ từ thời kỳ vẽ Trừu Tượng của ông như là một căn bản trong sự nghiệp của người họa sĩ tài ba này.

 

Trịnh Cung cũng vẽ nhiều tranh chân dung, đa phần là cho bằng hữu và nhất là những bức tranh khỏa thân sắc sảo, nóng bỏng nhưng không hề có sự dung tục, đây cũng là cái cần câu cơm của người họa sĩ nghiêm khắc với tác phẩm này. Ngoài ra ông còn bỏ ra gần hết cả năm trời (2013) chỉ để vẽ (bằng chì than - Charcoal) những cây sồi trụi lá, đúng hơn chỉ là thân và nhánh. Những thân, nhánh của cây sồi đen nhẻm, sần sùi và vặn vẹo mang hình tướng của những con người oằn oại trong sự nghèo khó trong xã hội và cả với thiên nhiên khắc nghiệt; dẫu rằng những cây sồi kia mang nhiều ý nghĩa yêu thương, bão bọc theo trong huyền thoại. Tôi cho rằng tất cả giàu, nghèo, tự do hay nô lệ, tất cả đều phát sinh từ sự cần cù, nhẫn nại như câu sồi thương tích của cả trăm năm.

blank

 

Tôi cũng đặc biệt chú ý và vô cùng thú vị với loạt tranh vẽ trong hai năm 2017 và 2018 mà ông gọi là Hiện Thực Đơn Sắc (Monochromatic Realism).  Loạt tranh gồm 12 bức khổ lớn (80x120 cm) có 8 bức ghép lại thành 3 tiêu đề và 4 bức riêng lẻ; chỉ vẽ đen trắng. Đây là loạt tranh mà ông khai thác chủ đề về người nghèo khổ mới nhập cư vào Mỹ, cũng là người họa sĩ gốc Việt đầu tiên đề cập đến vấn đề này. Khác với những cái nhìn về một cuộc sống sung túc cho những người di dân vào Mỹ. HS Trịnh Cung đã nhìn họ, trong đó ông lấy ông như một ví dụ, là những người ở đáy của xã hội, làm những công việc cực nhọc, đôi khi phải làm kẻ không nhà (Homeless) nhưng vẫn phải ăn, phải đi shopping như mọi người dân khác. Ngay từ những ngày đầu, Trịnh Cung cũng đã nắm bắt được cái tính cách rất tượng trưng của người Mỹ: Làm việc và tiêu dùng phải luôn song hành. Trong 8 bức tranh này, như: Tôi Đến Đây, Trần Truồng hay Cái Mền Mua ở Goodwill...hay Xin Đi Chỗ Khác là biểu tượng cho những người Việt mới nhập cư nghèo khó, vẫn còn giữ nguyên tính cách, bản chất cần cù, tranh đấu, giành giật từ một quê hương khốn khó. Họ đang có một đời sống lam lũ, làm việc cật lực, trong đó có tác giả đến Mỹ với cây cọ (Brush) và tấm palette đang tự thôi thúc, tranh đấu với chính mình để vẽ một điều gì đó cho nhân sinh cho nghệ thuật. Tôi rất xúc động và rất thích thú trước bức tranh “Cái Mền Mua Ở Goodwill”. Trịnh Cung đã đưa gia đình 3 người của ông thành nhân vật vào tranh, vợ chồng cùng ôm đứa con thơ, quấn chung quanh bằng một chiếc mền mua ở Goodwill (nơi bán lại quần áo, đồ gia dụng v.v. do người dư thừa giàu có hiến tặng). Bức tranh không buồn không vui, nhưng, nó thể hiện được một sự thương yêu, chấp nhận hoàn cảnh sống qua đôi mắt vừa nồng nàn tình cảm vừa nhìn phía khoảng không đàng sau người chồng với thái độ gửi trao và chấp nhận. Thằng bé thì mở tròn đôi mắt thơ trẻ, đen láy nhìn vào bờ vai người mẹ như nhìn vào tương lai của nó. Loạt tranh này cho chúng ta thấy được 2 điều: Bút lực vẫn còn sung mãn ở tuổi Tám mươi và sự luôn luôn sáng tạo của một họa sĩ tài danh Trịnh Cung. Ông là một người rất am tường lý thuyết hội họa, luôn luôn tự tin. Trong những lập luận của ông luôn luôn có phần mở, nhưng không phải vì vậy mà thiếu chính xác. Ngoài tài năng về hội họa cả về lý thuyết và thực hành, Trịnh Cung còn làm thơ rất hay, viết bình luận thật sâu sắc. Một người bạn thân là NS Trịnh Công Sơn phổ nhạc một số bài thơ của ông; có một bài rất nổi tiếng là “Cuối cùng cho một tình yêu”, thời đó (khoảng 1958) mà Trịnh Cung đã bắt đầu bài thơ như sau:

“Ừ, thôi em về chiều mưa giông tới.

Bây giờ anh vui, hai bàn tay đói…”

Chứng tỏ cách dùng chữ của ông rất mới, đi trước khá nhiều thi sĩ cùng thời.

 Trịnh Cung quả là người đa tài và cũng đa cảm, ông xứng đáng là một họa sĩ lớn, một nghệ sĩ lớn của Việt Nam.

 

Đặng Phú Phong

3/6/19

Chú Thích:

(*) Treo Mình Trên Giá Vẽ, trg. 9.

 

 

Phòng tranh sẽ mở cửa

từ 11 giờ sáng Thứ Bảy 15/6/2019

tại  hội trường nhật báo Người Việt

14711 Moran Street, Westminster, 92683

 

Họa sĩ ký tên trên sách

từ 2:00PM ngày 15/6/2019

Sẽ triển lãm trong hai ngày 15 và 16/6/2019.


XEM: Họa sĩ Trịnh Cung mời đồng hương xem tranh ngày 15 và 16/6/2019
https://vietbao.com/a295110/hoa-si-trinh-cung-moi-dong-huong-xem-tranh-ngay-15-va-16-6-2019 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Với sự miễn nhiệm ba nhân vật ở vị trí lãnh đạo quốc gia như Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam chỉ trong vòng một năm từ năm 2023 đến năm 2024 vì lý do ba nhân vật đó thiếu liêm chính đã dẫn đưa người ta có cái nhìn về viễn ảnh trước mắt là sự khủng hoảng cơ cấu và sự bất ổn kinh tế làm cho giới đầu tư nước ngoài e dè, thận trọng, và chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác...
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.