Hôm nay,  

Dây Phơi Mùa Hạ Cũ

30/05/202500:00:00(Xem: 820)

mua ha cu
Minh họa Đinh Trường Chinh

để nhớ Western Ontario University
 
Ở xứ ấy, người ta ngủ đến trưa mới dậy. Chàng nhớ thế khi nghĩ về mùa xuân, mùa hạ, mùa thu khi còn bé, mỗi lần nghĩ thế, đều lấy làm ngạc nhiên, và lấy làm ngạc nhiên về sự ngạc nhiên ấy. Thế mà giữa một thành phố châu Âu, chàng lại gặp chúng. Trên nền tường trắng và mặt biển xanh, giữa những màu xanh và trắng, chỉ hai màu ấy, đôi khi xanh và đỏ, chàng gặp lại chúng, hồ hởi, tưng bừng, nó và chàng như  hai thằng bạn thời mặc quần xà lỏn nay gặp nhau. Sau này đi nhiều nơi, cũng lại gặp nữa, nhưng chúng bơ vơ lẩn lút giữa những cao ốc sang trọng và các dãy nhà xám xịt người nghèo. Chỉ riêng một thành phố Địa trung hải đó, ở đó những dây quần áo tung bay rực rỡ trong nắng chói không chút e lệ. Chàng đứng, dựa lưng vào bờ tường có cây lựu ra trái đỏ, bên một con đường lên dốc có những chiếc xe tải chạy qua làm bụi bay mù, nhìn ngắm sợi dây dài, căng những chiếc áo đầm, sơ mi đàn ông, đủ thứ trang phục, những đôi vớ bay phấp phới, giày trẻ em lủng lẳng, mũ, nón. Trong thành phố của chúng ta, mọi người đều dùng máy giặt và sấy. Ngay cả những ngày đẹp trời nhất người ta cũng không nghĩ đến chuyện đem áo quần ra phơi. Vậy chàng đứng đó giữa buổi trưa nắng gắt, gió rì rào, nhìn thấy quê nhà. Chàng đếm kỹ từ đầu đến cuối dây phơi, bằng sợi tơ đồng, có ba mươi hai thứ, quần áo đàn bà đàn ông và trẻ con lẫn lộn. Ngày trước không phải thế, cái nào ra cái đó. Mẹ chàng có một cái sân phơi nhỏ, sau bếp, gần chuồng gà, dây phơi đàn ông và dây phơi đàn bà tách biệt. Nhiệm vụ của chàng lúc còn bé là mỗi khi trời sắp mưa, mà ở xứ ấy hay có mưa giông, chúng ào ào, rào rào, ngắn vui vẻ, kịch liệt, như cuộc làm tình của những tình nhân quen biết đã lâu, nhàm nhưng không chán, ít thơ mộng, nhiệm vụ của chàng là mau chân mau cẳng chạy về mang áo quần vào. Có một ngoại lệ: đứa trẻ không bao giờ thấy quần lót đàn bà đâu cả. Bây giờ trong thành phố lớn, chỉ những người nghèo mới phơi quần áo. Đi qua những chung cư của họ, bạn nhìn thấy chúng phất phơ các cửa sổ như những ngọn cờ của một lý thuyết đấu tranh đòi bình đẳng xã hội. Chúng ta nói về môi trường, ký vào các kiến nghị bảo vệ súc vật, bảo vệ rừng và biển, nhưng chúng ta thản nhiên ném áo quần vào máy giặt sấy. Con người ngày càng muốn được đẩy lên cao hơn trong các vị trí đẳng cấp. Bây giờ không phải chỉ là sự đói rách, bây giờ là đẳng cấp, tiền bạc, lòng ham muốn, mới làm con người đau khổ, và không có sự đau khổ nào nhẹ nhõm hơn sự đau khổ nào. Đó là những ý tưởng vẩn vơ của chàng khi đứng trong buổi trưa cuối vườn cái xóm ngoại ô thành phố London, Canada, nơi chàng ở trọ nhà của một nhạc sĩ, bạn vong niên của một anh bạn. Ông nhạc sĩ này còn có một căn nhà nhỏ khác cho thuê, bên cạnh. Chàng nhìn người hàng xóm mới đến, đang tất bật mang áo quần ra phơi sau bụi cây sơn trà, cô ta mới dọn về đây và chưa kịp sắm cho mình một cái dây phơi, chàng thầm đoán. Cô mang những áo, váy, quần jeans, giày và vớ treo lên bụi cây làm những cành lá trĩu xuống. Buổi sáng gấn trưa hôm sau, đi làm về, vì làm việc ca nửa đêm, chàng nhìn thấy nó. Nó nằm trên cỏ phía vườn của chàng như một chiếc lá rụng. Chàng không biết cô gái tên gì, ở với ai, hay một mình. Chàng tới gần, chăm chú nhìn thật kỹ và suy nghĩ xem phải làm gì với nó. Không phải là cây trâm cài tóc của cô Kiều. Không. Chàng đưa tay sờ thử, nó ấm, đen, mượt như nhung, kích thước bằng bàn tay, còn hơi ẩm ướt vì nằm khuất hẳn trong bóng râm. Chàng kéo nó ra xa ngoài ánh nắng. Vụng về, chàng bị cành cây bật lên đâm xước vào tay. Những cuộc đổi dời đã xô đẩy họ đi mỗi lúc một xa, quá khứ chỉ còn là tưởng niệm nghiêm trang. Chỉ là cuộc gặp gỡ ngắn. Rồi sau đó chàng chuyển nhà. Lẽ ra chàng đã có thể làm quen với người hàng xóm mới. Nhưng không. Cuộc trò chuyện bên rào. Cuộc trò chuyện vui vẻ nhưng khó khăn, ngập ngừng. Chiếc quần lót gói trong giấy báo, nữa hững hờ nữa kín đáo, vào lúc chiều tối, hình như vào lúc có một ngôi sao mới mọc, rõ to. Ôi chao chỉ có thế thôi sao. Lẽ ra hai người đã có thể quen nhau. Họ đã có thể đi xa hơn nữa. Mảnh vải nhỏ xíu ấy đã khô từ bao mùa hạ cũ. Mỗi khi tình cờ đứng nhìn sợi dây phơi quần áo, mà chúng bay phấp phới như những mảnh cắt, cắt ra từ những ngày tháng đẫm mặt trời, chàng tưởng rằng chỉ cần trở lại đó, đứng bên hàng rào, sau bụi sơn trà kia, thì tự khắc chiếc lá ấy lại trở về, nửa khô nửa ướt, và nghe lại được giọng nói của nàng vào lúc đó. Giọng nói ấy không có gì đặt biệt, nhưng ngân nga.
- Chời ơi.

Đó là câu buột miệng của nàng khi mở gói giấy báo kia ra.

Nguyễn Đức Tùng
  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà trẻ kế bên bệnh xá. Trong góc một trại giam. Nhà trẻ có sáu đứa con nít. Bệnh xá có mấy bệnh nhân già. Coi bệnh xá là một tù nam nguyên là y tá ngoài đời. Coi nhà trẻ là một tù nữ án chung thân. Coi cả hai nơi ấy là một công an mà mọi người vẫn gọi là bác sĩ! Sáu đứa con nít đều là con hoang. Mẹ chúng nó là nữ tù bên khu B, đừng hỏi cha chúng đâu vì chúng sẽ không biết trả lời thế nào. Cũng đừng bao giờ hỏi mẹ chúng nó về chuyện ấy vì rằng đó là chuyện riêng và cũng là những chuyện rất khó trả lời. Thảng hoặc có ai đó được nghe kể thì lại là những chuyện rất tình tiết ly kỳ lâm ly bi đát… chuyện nào cũng lạ, chuyện nào cũng hay
Thăm nuôi năm thứ mười: trại Z30D Hàm Tân, dưới chân núi Mây Tào, Bình Tuy. Cuối năm 1985, mấy trăm người tù chính trị, trong đó có cánh nhà văn nhà báo, được chuyển từ trại Gia Trung về đây. Hồi mới chuyển về, lần thăm nuôi đầu, còn ở bên K1, đường sá dễ đi hơn. Cảnh trí quanh trại tù nặng phần trình diễn, thiết trí kiểu cung đình, có nhà lục giác, bát giác, hồ sen, giả sơn... Để có được cảnh trí này, hàng ngàn người tù đã phải ngâm mình dưới nước, chôn cây, đẽo đá suốt ngày đêm không nghỉ. Đổi vào K2, tấm màn hoa hòe được lật sang mặt trái: những dãy nhà tranh dột nát, xiêu vẹo. Chuyến xe chở người đi thăm nuôi rẽ vào một con đường ngoằn nghoèo, lầy lội, dừng lại ở một trạm kiểm soát phía ngoài, làm thủ tục giấy tờ. Xong, còn phải tự mang xách đồ đạc, theo đường mòn vào sâu giữa rừng, khoảng trên hai cây số.
Ông Hải đứng trước của nhà khá lâu. Phân vân không biết nên mở cửa vào hay tiếp tục đi. Tâm trạng nhục nhã đã ngui ngoai từ lúc nghe tiếng chim lạ hót, giờ đây, tràn ngập trở lại. Ông không biết phải làm gì, đối phó ra sao với bà vợ béo phì và nóng nảy không kiểm soát được những hành động thô bạo.
Vuốt lại tấm khăn trải giường cho thẳng. Xoay chiếc gối cho ngay ngắn. Xong xuôi, hắn đứng thẳng người, nhìn chiếc giường kê sát vách tường. Có cái gì đó thật mảnh, như sợi chỉ, xuyên qua trái tim. Hắn vuốt nhẹ bàn tay lên mặt nệm. Cảm giác tê tê bám lên những đầu ngón tay. Nệm giường thẳng thớm, nhưng vết trũng chỗ nằm của một thân thể mềm mại vẫn hiện rõ trong trí. Hắn nuốt nước bọt, nhìn qua cái bàn nhỏ phía đầu giường. Một cuốn sách nằm ngay ngắn trên mặt bàn. Một tờ giấy cài phía trong đánh dấu chỗ đang đọc. Hắn xoay cuốn sách xem cái tựa. Tác phẩm dịch sang tiếng Việt của một nhà văn Pháp. Cái va li màu hồng nằm sát vách tường, phía chân giường. Hắn hít không khí căn phòng vào đầy lồng ngực. Thoáng hương lạ dịu dàng lan man khứu giác. Mùi hương rất quen, như mùi hương của tóc.
Biết bao nhiêu bài viết về Mẹ, công ơn sinh thành, hy sinh của người Mẹ vào ngày lễ Mẹ, nhưng hôm nay là ngày Father’s Day, ngày của CHA, tôi tìm mãi chỉ được một vài bài đếm trên đầu ngón tay thôi. Tại sao vậy?
Hôm nay giống như một ngày tựu trường. Đơn giản, vắng một thời gian không ngồi ở lớp học, nay trở lại, thế là tựu trường. Ngày còn bé, mỗi lần nghỉ hè xong, lên lớp mới, trong lòng vừa hồi hộp vừa vui sướng. Có bao nhiêu chuyện để dành chờ gặp bạn là kể tíu tít. Nhưng bên cạnh đó là nỗi lo khi sắp gặp các thầy cô mới… Mỗi năm đều có ngày tựu trường như vậy, nói chung là khá giống nhau, trong đời học sinh. Nhưng cái ngày tựu trường này thật quá khác. Người ta nhìn nhau không dám cười, không dám chào hỏi. Sự e dè này, dường như mỗi người đã được tập luyện qua một năm. Một năm “học chính trị” trong cái gọi là hội trường mà tiền thân là cái rạp hát.
Cái tên Michelin không xa lạ gì với chúng ta. Vỏ lốp chiếc xe tôi đang dùng cũng mang tên Michelin. Sao hai thứ chẳng có liên quan chi lại trùng tên. Nếu tôi nói chúng tuy hai mà một chắc mọi người sẽ ngây người tưởng tôi… phiếm.
Phi là một người bạn đạt được những điều trong đời mà biết bao người không có. Là một tấm gương sống sao cho ra sống để chết đi không có gì hối tiếc. Là một niềm hy vọng cho sự tử tế vốn ngày càng trở nên xa xỉ ở nước Mỹ mà tôi đang tiếp tục sống.
Có một lần đó thầy kể lại chuyện rằng, thầy có một phật tử chăm chỉ tu học, đã hơn 10 năm, theo thầy đi khắp nơi, qua nhiều đạo tràng, chuyên tu chuyên nghe rất thành kính. Nhưng có một lần đó phật tử đứng gần thầy, nghe thầy giảng về phát bồ đề tâm, sau thầy có đặt một vài câu hỏi kiểm tra coi thính chúng hiểu bài tới đâu? Cô vội xua xua tay, “bạch thầy, những điều thầy giảng, con hiểu hết, con hiểu hết mà. Con nhớ nhập tâm. Nhưng đừng, thầy đừng có hỏi, bị là con không biết trả lời làm sao đâu.” Có lẽ là cô hiểu ý mà cô chưa sẵn sàng hệ thống sắp xếp thứ tự lại các ý tưởng.
Lơ đảng nhìn mây trời và đèn đường, tôi từ tốn chuyển xe sang tuyến trái để cua. Cha tôi thường nói, “Con phải tập bỏ tính lơ đểnh, nếu không, sẽ có ngày gặp phiền phức.” Nhưng lơ đểnh là nơi nghệ sĩ lang thang, ngẫu hứng tìm thấy những sáng tạo không ngờ. Chợt thoáng trong hộp kính nhìn lui, thấy chiếc xe đen nhỏ bắn lên với tốc độ nguy hiểm, tôi chuyển xe về lại bên phải, sau gáy dựng lên theo tiếng rít bánh xe thắng gấp chà xát mặt đường, trong kính chiếu hậu, một chiếc xe hạng trung màu xám đang chao đảo, trơn trợt, trờ tới, chết rồi, một áp lực kinh khiếp đập vào tâm trí trống rỗng, chỉ còn phản xạ tự động hiện diện. Chợt tiếng cha tôi vang lên: “đạp ga đi luôn.” Chân nhấn xuống, chiếc xe lồng lên, chồm tới như con cọp phóng chụp mồi. Giữa mơ hồ mất kiểm soát, tử sinh tích tắc, tôi thoáng nhận ra trước mặt là thành cây cầu bắt qua sông.
Danh đi làm lúc 5 giờ sáng, ra về lúc 2 giờ trưa, từ sở làm đến đây khoảng 10 phút đường phi thuyền bay. Giờ này vắng khách. Những lúc khác, buôn bán khá bận rộn. Áo quần lót ở đây khắn khít thời trang, từ đồ ngủ may bằng vải lụa trong suốt, nhìn xuyên qua, cho đến hàng bằng kim loại nhẹ, mặc lên giống chiến sĩ thời xưa mang áo giáp nhưng chỉ lên giường. Hầu hết khách hàng đến đây vì Emily và Christopher. Người bàn hàng độc đáo. Họ đẹp, lịch sự, làm việc nhanh nhẹn, không lầm lỗi. Cả hai có trí nhớ phi thường. Không bao giờ quên tên khách. Nhớ tất cả món hàng của mỗi người đã mua. Nhớ luôn ngày sinh nhật và sở thích riêng. Ngoài ra, họ có thể trò chuyện với khách về mọi lãnh vực từ triết lý đến khoa học, từ chính trị đến luật pháp, từ du lịch đến nấu ăn… Khách hàng vô cùng hài lòng
Sau hơn ba mươi năm gắn bó với cuộc sống ở Mỹ, ông Hải và bà Lan quyết định về hưu và bắt đầu một chương mới của cuộc đời. Quyết định này, mặc dù bất ngờ với những người xung quanh, lại xuất phát từ một ước mơ giản dị-sống những ngày cuối đời an nhàn tại quê hương. Hai ông bà đã dành dụm được một khoản lương hưu kha khá, cộng thêm số tiền đầu tư từ kế hoạch lương hưu 401k, đủ để họ cảm thấy có thể an tâm sống thoải mái ở Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.